Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 61)

Thứ nhất, công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở ban ngành tỉnh Nghệ An

Giáo dục đạo đức là yêu cầu tất yếu, là phƣơng thức và giải pháp trực tiếp nhất, quyết định nhất đối với việc hình thành nhân cách đạo đức, làm cho các chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức xã hội có hiệu lực thực tế. Nhận thức đƣợc vai trò to lớn đó của giáo dục đạo đức, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở ban ngành tỉnh Nghệ An đã ngày càng quan tâm, tổ chức thực hiện

nhiều hoạt động liên quan đến công tác giáo dục nói chung và giáo dục ý thức pháp luật, đạo đức lối sống nói riêng và thu đƣợc nhiều thành quả.

Trên cơ sở Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chung của tỉnh, hàng năm Sở Tƣ pháp đã phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện nhiều hoạt động trong phổ biến, giáo dục trong trƣờng học, nhƣ: tổ chức tập huấn các kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật, cán bộ quản lý giáo dục; tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề pháp luật cho học sinh, sinh viên một số trƣờng trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tổ chức hoạt động khảo sát lấy ý kiến của giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật, học sinh, sinh viên nhằm đánh giá thực trạng dạy và học đạo đức, kiến thức pháp luật cũng nhƣ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tƣợng trên để xây dựng kế hoạch, tài liệu phổ biến pháp luật cho phù hợp, thiết thực.

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh bao gồm những loại văn bản: các quy định pháp luật về cán bộ, công chức; các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các quy định pháp luật về hội nhập quốc tế; các quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ; các quy chế về đào tạo, rèn luyện đạo đức học sinh, sinh viên; các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh.

Với sự chung tay, thái độ làm việc nghiêm túc, cầu thị thì nhìn chung việc dạy và học pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trƣờng học trong 10 năm qua (2000-2010) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đi vào nề nếp và đạt nhiều kết quả tốt, nhất là thông qua việc dạy và học pháp luật đã tác động rất lớn đối với chất lƣợng việc dạy và học môn giáo dục công dân của đội ngũ giáo viên và học sinh. 100% đơn vị trƣờng học đều xây dựng đầy đủ kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong trƣờng học; 100% trƣờng học thực hiện nghiêm túc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kịp thời phổ biến các quy định pháp luật đến với giáo viên, học sinh.

Đặc biệt, quán triệt tinh thần Thông tƣ số 21/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên, năm 2011 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã tổ chức kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi về môn Giáo dục công dân. Mục đích của cuộc thi là khảo sát, đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục công dân và kiến thức, thái độ của ngƣời học sinh đối với môn học này.

Ngoài ra, các sở ban ngành trong tỉnh nhƣ ngành giáo dục, quân đội, công an, y tế… đã phối hợp với các trƣờng trung học phổ thông tổ chức nhiều phong trào thiết thực nhằm giáo dục đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh cho học sinh nhƣ cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”; các buổi nói chuyện, toạ đàm về truyền thống cách mạng, về tình hình chính trị - xã hội, về giáo dục giới tính, phòng chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác… Những phong trào thiết thực này đã giúp cho học sinh nâng cao tinh thần cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng và sa ngã, phạm pháp.

Thứ hai, sự quan tâm, chủ động của Đảng ủy và Ban Giám hiệu, các đoàn thể của nhà trường.

Ở nƣớc ta, nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục chính quy của thế hệ trẻ. Với mục tiêu đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện nhà trƣờng đƣợc coi là một trong những tổ chức chính thống của xã hội có chức năng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Trong thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh đã đƣợc Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong các trƣờng trung học phổ thông ở Nghệ An đặc biệt quan tâm. Thấm nhuần quan điểm “đạo đức là gốc của nhân cách”, khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” đƣợc đề cao. Điều đó nhƣ muốn nhắc nhở tất cả các thầy cô giáo, học sinh cần phải chú trọng, quan tâm đến rèn luyện đạo đức làm ngƣời. Đạt đƣợc những thành tựu trên phải kể đến công ơn, lòng yêu nƣớc, yêu ngƣời, yêu nghề của đội ngũ nhà giáo. Đội ngũ này không chỉ truyền đạt các kiến thức chuyên môn, mà còn thực

hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lý tƣởng cho học sinh; giải thích các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc trong nhân dân, trong xã hội. Những giáo viên công tác ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách, đóng góp to lớn vào sự nghiệp trồng ngƣời cao cả.

Thứ ba, trách nhiệm gia đình được đề cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Gia đình là tế bào của xã hội và là chủ thể đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Bởi lẽ gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dƣỡng và rèn luyện đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân. Tổ ấm gia đình có tác dụng quyết định trong việc nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời, hình thành nhân cách và định hƣớng quan niệm đạo đức, hành vi đạo đức.

Phát huy truyền thống hiếu thảo, hiếu học, trung thực, cần cù... của thế hệ cha ông mà các gia đình trên địa bàn tỉnh đã luôn quan tâm, giáo dục con em mình giữ gìn nề nếp gia phong, truyền thống của gia tộc và dòng họ; cố gắng học tập, rèn luyện tu dƣỡng bản thân để ngày mai lập nghiệp.

Ngày nay, nhận thức đƣợc nhiều tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trƣờng, của đời sống xã hội thì nhiều gia đình bên cạnh sự quan tâm đến việc đầu tƣ học hành cho con thì đồng thời cũng rất quan tâm đến tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng của con; chăm lo tới công tác rèn luyện đức, thể, mỹ cho con cái, nhƣ: cho con tham gia các lớp học dạy kỹ năng sống, học đàn, học múa, hội họa, bơi lội....

Nhờ vào sự giáo dục của gia đình và sự tự ý thức, rèn luyện của cá nhân đã hình thành ở thế hệ trẻ trong đó có học sinh trung học phổ thông có đƣợc lối sống lành mạnh, giản dị, đoàn kết, nhân ái, là “bệ đỡ” hết sức quan trọng giúp cho học sinh trung học phổ thông rèn luyện đƣợc sức khỏe, bản lĩnh vững vàng, chống lại đƣợc những tác động tiêu cực từ bên ngoài của nền kinh tế thị trƣờng, cám dỗ của xã hội.

Nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay và dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, vì vậy trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (nhất là báo và đài: Đài phát thanh - truyền hình Nghệ An, các tờ báo, tạp chí trong tỉnh) luôn dành những trang, những thời lƣợng nhất định để biểu dƣơng những điển hình tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào hoạt động thực tiễn ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ tấm gƣơng “Ngƣời tốt, việc tốt”; tấm gƣơng về truyền thống hiếu học của nhiều gia đình, dòng họ; tấm gƣơng về tinh thần, nghị lực vƣợt lên hoàn cảnh khó khăn...

Qua những tấm gƣơng điển hình đó đã góp phần giáo dục cho học sinh trung học phổ thông có ý thức khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu cao hơn trong học tập và rèn luyện; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua của nhà trƣờng; có lối sống nhân văn cao đẹp “mình vì mọi ngƣời”; cống hiến những đóng góp nhỏ góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc.

Thứ năm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy đã được quan tâm đúng mức.

Thành tựu của việc giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông còn nhờ sự hỗ trợ đắc lực của cơ sở vật chất. Hiện tại toàn tỉnh có 91 trƣờng trung học phổ thông (trong đó 01 trƣờng chuyên) với 2.727 lớp. Các trƣờng đều đƣợc đầu tƣ xây dựng về cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho việc giảng dạy, rèn luyện khá tốt. Một thành tựu nổi bật, ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành, toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An đó là giáo dục ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và có tiến bộ rõ rệt. Mạng lƣới trƣờng, lớp về cơ bản đã bảo đảm cho con em các gia đình dân tộc đƣợc học tập ngay tại xã, thôn, bản. Đặc biệt việc củng cố, phát triển các trƣờng trung học phổ thông dân tộc nội trú đã tạo thêm điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đƣợc học hành đầy đủ.

Nhƣ vậy, để có đƣợc thành tựu to lớn của công tác giáo dục đạo đức mới ở các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Nghệ An là cả một sự nỗ lực,

chung tay của tất cả các chủ thể giáo dục. Điều đó càng khẳng định rằng vấn đề giáo dục đạo đức mới cho thế hệ thanh niên nói chung và đối tƣợng học sinh trung học phổ thông nói riêng không phải là nhiệm vụ hay công việc riêng của một cá nhân hay một nhóm ngƣời, mà sự nghiệp cao cả đó đòi hỏi sự dày công và chung tay của cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)