Giáo dục ý thức đoàn kết tập thể cho học sinh

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 39)

Đại đoàn kết là một truyền thống cao đẹp và là sức mạnh bất diệt giúp cho dân tộc ta trƣờng tồn, lớn mạnh dù trải qua bao gian lao, thử thách. Nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đây là một triết lý sống, hành động sống của dân tộc ta đã đƣợc gìn giữ và phát huy trong điều kiện mới. Để phát huy giá trị truyền thống cao đẹp này chúng ta cần phải giáo dục cho học sinh trung học phổ thông tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, nêu cao ý thức tập thể. Phải làm sao để họ hiểu đƣợc đây chính là một nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, là một phẩm chất đạo đức cần có của con ngƣời để tạo lập ở họ tinh thần vì mọi ngƣời, vì tập thể, đấu tranh với lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, thờ ơ, lãnh đạm.

Giáo dục tinh thần đoàn kết, tập thể cho học sinh trung học phổ thông phải cụ thể và thiết thực, có nhƣ vậy việc giáo dục này mới biến thành tình cảm, hành vi đạo đức thƣờng xuyên của họ. Cụ thể giáo dục đoàn kết đối với ngƣời học sinh không phải là cái gì đó quá xa xôi, cao siêu mà trƣớc hết đó là tinh thần gần gũi, chia sẻ những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập, giao tiếp… với những ngƣời thân trong gia đình, với bạn

bè, thầy cô giáo… Đoàn kết còn là phải biết phát huy tinh thần, trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể. Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá, các hoạt động mang tính chất chính trị - xã hội do Đoàn Thanh niên trƣờng tổ chức nhƣ: hoạt động lao động công ích, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo… sẽ góp phần rèn luyện, giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông đồng thời hình thành ý thức đoàn kết, chủ nghĩa tập thể ở họ.

Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, mở ra nhiều cơ hội và tạo điều kiện cho cá nhân phát triển toàn diện nhƣng cũng là môi trƣờng làm xuất hiện bệnh chủ nghĩa cá nhân trong nhiều bộ phận dân cƣ. Điều này đã ảnh hƣởng tiêu cực đến thế hệ trẻ, trong đó có học sinh trung học phổ thông. Một thực tế rất đáng buồn là hiện nay có một bộ phận học sinh trung học phổ thông đã tự cô lập mình ra khỏi vỏ bọc gia đình, trƣờng lớp để tụ tập, đua đòi theo những sở thích cá nhân. Bên cạnh đó còn có không ít một số em cũng chỉ chăm lo mỗi chuyện học hành để lo cho tƣơng lai của mình mà quên mất tinh thần đoàn kết tập thể, xây dựng tập thể vững mạnh. Trƣớc thực trạng này, việc giáo dục giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể cho học sinh trung học phổ thông là vấn đề hết sức quan trọng nhằm tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn giúp cho chính bản thân các em tận dụng đƣợc những thuận lợi, vƣợt qua khó khăn, gặt hái thành quả trong học tập và cuộc sống đồng thời đóng góp phần nhỏ bé ích lợi cho tập thể, cộng đồng xã hội.

1.2.5. Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, lòng vị tha cho học sinh

Tinh thần nhân đạo, lòng yêu thƣơng và quý trọng con ngƣời là tình cảm vốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tình thƣơng yêu ấy thể hiện trong quan hệ gia đình, thôn xóm, làng mạc và rộng lớn hơn là trong quan hệ của mỗi ngƣời đối với số phận của nhân dân, sự tồn vong của Tổ quốc. Hiện nay, với dòng cuốn của nền kinh tế thị trƣờng, trong đời sống xã hội bên cạnh sự phát huy các truyền thống cao đẹp của dân tộc nhƣ nối vòng tay lớn, lá

lành đùm lá rách, yêu chính nghĩa, chống cái ác… thì còn tồn tại rất nhiều hiện tƣợng, hành vi phi đạo đức, vô nhân đạo: đối xử thô bạo, mất nhân tính giữa con ngƣời với con ngƣời; bất chấp pháp luật, đạo đức để làm giàu bất chính; sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn. Trong đó hiện tƣợng trò đánh thầy, học sinh giết cô giáo, học sinh đánh học sinh, học sinh giết học sinh...đã xảy ra ngày càng nhiều và với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm. Tất cả những hành vi đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm huỷ hoại đến nhân cách của thế hệ trẻ, làm ảnh hƣởng đến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam. Do đó, giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cộng sản cho học sinh trung học phổ thông trƣớc hết cần giáo dục cho họ tình yêu thƣơng con ngƣời (tình yêu, sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, với anh em, bạn bè, thầy cô…), biết bỏ qua, bao dung những lỗi lầm, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, biết đấu tranh không khoan nhƣợng chống cái xấu, cái ác, cái bất công. Giáo dục tình yêu thƣơng con ngƣời, khoan dung, vị tha là làm cho họ biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, biết kính trọng ông bà, cha mẹ những ngƣời gần gũi nhất, thƣơng yêu họ nhất và nâng bƣớc họ trƣởng thành.

Tuy nhiên, giáo dục lối sống có đạo nghĩa, hiếu thảo, sống có nhân cách trong giai đoạn hiện nay cho học sinh trung học phổ thông là một thách thức lớn, nên việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh trung học phổ thông không phải là giáo dục những điều chung chung, cao siêu mà phải hết sức cụ thể, thiết thực, gắn với thực tế hàng ngày. Chỉ khi nào học sinh trung học phổ thông làm tốt trách nhiệm của họ đối với những ngƣời thân trong gia đình, thì họ mới có thể sống nhân nghĩa, thƣơng yêu ngƣời khác.

Nhƣ vậy, để giáo dục tình thƣơng yêu con ngƣời, lòng vị tha cho học sinh có hiệu quả là một công việc hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi giáo dục không thể bằng lý thuyết suông đƣợc mà quan trọng là phải bằng cả hành động thực tiễn, không chỉ là lý luận đạo đức mà còn là thực tiễn đạo đức, có nhƣ vậy mới thấm nhuần đƣợc trong tình cảm, hành động của ngƣời học sinh.

Chƣơng 2

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NGHỆ AN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA, LỊCH SỬ Ở NGHỆ AN ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Chính vì vậy, khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về đạo đức cũng nhƣ việc giáo dục đạo đức chúng ta phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, nghĩa là phải gắn với những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội nhất định.

Về điều kiện tự nhiên:

Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, trải dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Do nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn nên địa hình Nghệ An đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hƣớng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đồi núi chiếm trên ¾ diện tích của tỉnh.

Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến. Vào mùa hè phải hứng chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng, còn mùa đông lại chịu gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ƣớt, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Với diện tích tự nhiên là 16.487 km2

(gồm có 1 thành phố, 2 thị xã và 17 huyện) Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 5% diện tích cả nƣớc. Hiện nay, Nghệ An có dân số 3.113.055 ngƣời với mật độ 177 ngƣời/km2. Nơi đây có nhiều dân tộc sinh sống: Thái, Thổ, ơ Đu, H’Mông, Khơ Mú bên cạnh dân tộc chính là Kinh.

Về tài nguyên rừng, hiện nay, diện tích rừng của tỉnh là trên 685.000 ha. Nhìn chung rừng ở đây rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tế cao.

Nghệ An còn là mảnh đất đƣợc biết đến với vẻ đẹp của phong cảnh, thiên nhiên hết sức nên thơ, hữu tình nhƣ: bãi biển Cửa Lò (một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn du khách của cả nƣớc), làng Sen quê Bác, núi Quyết, vƣờn quốc gia Pù Mát... Vẻ đẹp phong cảnh, thiên nhiên đó đã đi vào thơ, ca và tiềm thức của con ngƣời xứ Nghệ cũng nhƣ những ai yêu mến vùng đất này:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Nhƣ vậy, với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý trên một mặt đã tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lƣu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, nông lâm, du lịch, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế nhƣng mặt khác nó cũng gây ra những khó khăn và ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống của ngƣời dân nói chung, công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông nói riêng. Tuy nhiên, chính sự khó khăn, hà khắc về điều kiện tự nhiên này lại chính là động lực thúc đẩy ngƣời dân vùng này luôn luôn hun đúc, nuôi dƣỡng ý chí và nghị lực ham học, tinh thần hiếu học để thoát khỏi cảnh nghèo khó, vƣơn lên những giá trị cao đẹp Chân, Thiện, Mỹ của cuộc sống.

Vềđiều kiện kinh tế - xã hội:

Nghệ An có rất nhiều lợi thế về phát triển kinh tế do có vị trí thuận lợi trong giao thƣơng, buôn bán. Bên cạnh đó, tỉnh còn có lợi thế là quỹ đất nông nghiệp rộng hơn 19,5 vạn ha, diện tích đất trống, đồi núi trọc chƣa sử dụng trên 58 vạn ha, tài nguyên rừng và biển rất phong phú với nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao, nguồn nhân lực của tỉnh lại tƣơng đối dồi dào, có truyền thống cần cù, hiếu học, trình độ sản xuất ngày càng cao.

Có nhiều lợi thế nhƣng hiện nay Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với nhiều tỉnh trong cả nƣớc. Dân cƣ sống chủ yếu bằng nông nghiệp, khí hậu khắc nghiệt, tiềm năng kinh tế chƣa đƣợc khai thác đầy đủ nên cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu. Tuy nhiên, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự phấn đấu của nhân dân, Nghệ An đang từng bƣớc đƣa tỉnh nhà thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Thực hiện đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đƣa Nghệ An trở thành một trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ, có cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ phát triển, nâng cao mức sống và chất lƣợng sống của nhân dân trong tỉnh. Để thực hiện mục tiêu và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghệ An đang phấn đấu chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn của địa phƣơng và tìm đầu tƣ từ bên ngoài.

Theo Niên giám thống kê Nghệ An (Nxb Cục Thống kê Nghệ An năm 2012): Năm 2008 tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 10,6%. Năm 2009 mặc dù kinh tế toàn cầu và trong nƣớc suy thoái nhƣng nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì đƣợc sự ổn định, đạt 7,13%. Năm 2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh tăng 10,4%, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,83%, sản xuất công nghiệp tăng 19,51%, tổng thu ngân sách đạt 5.541 tỷ đồng. Năm 2011, Nghệ An đã thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, nhờ vậy mà tình hình an ninh chính trị đƣợc giữ vững, kinh tế tiếp tục có bƣớc phát triển và đạt tốc độ tăng trƣởng cao (tăng 10,38%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 28,46% xuống 27,6%; công nghiệp xây dựng tăng 33,46% lên 34,86%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,1%. Kết quả 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế ƣớc tăng 5,42%. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hƣớng

giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Lĩnh vực về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Cho đến nay, tất cả các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và 100% số xã, phƣờng đã đƣợc công nhận phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Số học sinh các cấp học ngày càng tăng. Chất lƣợng dạy và học từng bƣớc đƣợc nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 105 tiến sỹ, trên 400 thạc sỹ, gần 24.000 ngƣời có trình độ đại học, 14.000 ngƣời có trình độ cao đẳng và 60.000 ngƣời có trình độ trung học chuyên nghiệp. Nghệ An là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục đào tạo: bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cho tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

Hiện nay, Nghệ An có nguồn lao động tƣơng đối dồi dào với trên 1,5 triệu ngƣời. Hàng năm nguồn lao động lại đƣợc bổ sung khoảng 3 vạn ngƣời. Với lực lƣợng đông đảo nhƣ vậy thì đây sẽ là nguồn lực lao động hết sức dồi dào cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nƣớc nói chungvà tỉnh nhà nói riêng.

Những biến chuyển tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An là tiền đề quan trọng làm thay đổi bộ mặt, chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân tỉnh Nghệ An, đồng thời nó là động lực hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển cho sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức mới học sinh trung học phổ thông nói riêng của tỉnh nhà.

2.1.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa, con người xứ Nghệ

Nghệ An không chỉ là mảnh đất nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên đẹp, đây còn là vùng đất nổi tiếng về con ngƣời anh dũng, cần cù, chịu khó và bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa của cả nƣớc.

Trƣớc hết nhắc đến nét đẹp của con ngƣời, mảnh đất Nghệ An là phải kể đến truyền thống anh dũng, kiên cƣờng trong đấu tranh chống giặc ngoại

xâm để giải phóng quê hƣơng. Cùng với Hà Tĩnh, Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nƣớc, Nghệ An là quê hƣơng của các phong trào “Xe chƣa qua, nhà không tiếc”, “Tiếng hát át tiếng bom”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời”, “Tất cả cho miền Nam ruột thịt”... Đất Nghệ cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc nhƣ: Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong,… Truyền thống yêu nƣớc, dũng cảm, bất khuất, kiên cƣờng của lớp lớp cha anh mãi mãi là tấm gƣơng sáng chói về lòng yêu nƣớc, là bài học quý giá để con cháu xứ Nghệ noi theo.

Nghệ An là vùng đất nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Nơi đây có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nƣớc nhiều danh tƣớng, lƣơng thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa có tầm cỡ quốc gia và quốc tế: Phan Bội Châu, Nguyễn Sỹ Sách, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Thai Mai… Đặc biệt là danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc Hồ

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)