Nguyên nhân của mặt hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 66)

Thứ nhất, quản lý về giáo dục còn yếu kém và bất cập

Sự phối hợp giữa lãnh đạo các cấp chính quyền ở địa phƣơng cùng với các trƣờng học trong việc xây dựng phong trào toàn dân tham gia các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm trong lành và nghiêm túc vẫn còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Mức độ quan tâm của cấp ủy Đảng trong các hoạt động sinh hoạt chính trị, tƣ tƣởng, giáo dục đạo đức trƣờng học vẫn chƣa đƣợc sát sao.

Một số trƣờng còn thiếu chủ động trong việc thực hiện các chủ trƣơng và giải quyết các vấn đề cụ thể về giáo dục; chƣa quan tâm đầy đủ đến việc khắc phục bệnh thành tích và các tiêu cực trong giáo dục. Công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục, đặc biệt là thanh tra chuyên môn còn bất cập, kém hiệu quả. Trình độ và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chƣa theo kịp yêu cầu đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục.

Thứ hai, nội dung, chƣơng trình giáo dục đạo đức cho học sinh nặng về lý thuyết, ít thực tế, chƣa chú trọng dạy ngƣời.

Lứa tuổi trung học phổ thông (15 - 17 tuổi) là giai đoạn phát triển tâm lý phức tạp, có nhiều biến đổi về tâm - sinh lý. Trong điều kiện nhƣ vậy, giáo dục đạo đức phải hƣớng học sinh thực hành các kỹ năng ứng xử trong mọi tình huống giao tiếp sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Từ năm học 2010 - 2011, bộ Giáo dục và đào tạo chủ trƣơng đƣa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chƣơng trình chính khoá từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Tuy nhiên, để dạy kỹ năng sống, dạy học sinh làm ngƣời, các trƣờng và giáo

Mặt khác, việc giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh trong nhà trƣờng chủ yếu dựa vào môn giáo dục công dân. Nhƣng môn giáo dục công dân hiện nay dƣờng nhƣ quá sức từ nội dung sách, chƣơng trình học cho đến phƣơng pháp giảng dạy. Nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa có quá nhiều bài học cao siêu, quá nhiều khái niệm trừu tƣợng vƣợt quá khả năng lĩnh hội của học sinh, khiến các em phải gọi đây là môn học 3K (khó, khô và khổ). Lớp 10 có 35 tiết thì đã có 16 tiết với nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học”. Lớp 11 có 35 tiết thì học sinh đã phải học các nội dung liên quan đến thế giới quan, kinh tế, xã hội với 27 tiết; lớp 12 thì gần một nửa thời lƣợng là kiến thức pháp luật. Không chỉ khó và khô, môn giáo dục công dân còn đƣợc gọi là môn “khổ” bởi bộ môn này đang phải “tải” quá nhiều nhiệm vụ: ý thức bảo vệ môi trƣờng, an toàn giao thông, giáo dục giới tính, giáo dục quốc phòng, phòng chống tham nhũng… Chủ đề nào đang nóng, lập tức giao cho bộ môn này giảng dạy lồng ghép. Trong toàn bộ chƣơng trình giáo dục công dân bậc trung học phổ thông, chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề đạo đức trên tổng số 105 tiết. Trong khi đó, thời lƣợng phân bổ chƣơng trình chỉ 1 tiết/tuần. Thêm vào đó, chƣơng trình giáo dục công dân ở cấp bậc phổ thông vẫn chƣa đƣợc ngƣời dạy lẫn ngƣời học quan tâm đúng mực. Với tâm lý đây không phải là môn thi tốt nghiệp, nên ngay cả các trƣờng đến khi chuẩn bị cho học sinh ôn thi cũng cắt giảm giờ học môn giáo dục công dân, mặc dù mỗi tuần học sinh chỉ học có một tiết. Với thời lƣợng học và chƣơng trình, sách giáo khoa nhƣ vậy, chắc chắn không thể đủ để dạy hết nội dung bài học, càng không thể nói đến tạo đƣợc dấu ấn hình thành nhân cách, lối sống cho học sinh.

Thứ ba,một bộ phận gia đình coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Hơn bao giờ hết, vai trò của gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Cha mẹ phải là ngƣời mực thƣớc trong việc giáo dục con cái những giá trị đạo đức làm ngƣời đầu tiên. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm

Nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội; Chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình) cho thấy một thực tế đáng báo động, có trên 40% cha mẹ giáo dục con bằng đòn roi, chửi mắng. Trong khi đó chỉ có khoảng 15% cha mẹ biết giáo dục con cái đúng mực. Vì thế, một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong trƣờng học là do thiếu sự quan tâm và do chính từ việc bạo hành ngay chính trong gia đình. Mặt khác, gia đình là cái nôi để hình thành nhân cách của mỗi ngƣời. Vì vậy cha mẹ phải là những hình mẫu của những chuẩn mực để cho con cái học tập. Nhiều phụ huynh lầm tƣởng sự quan tâm con cái nghĩa là chu cấp cho con đầy đủ điều kiện vật chất mà quên rằng, chính sự thiếu quan tâm ở các khía cạnh tâm, sinh lý của con là nguyên nhân khiến cho quan hệ gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo và thiếu bền vững. Chính sự thiếu quan tâm và quan tâm không đúng mức đó khiến cho các em học sinh rơi vào tình trạng hoang mang, hành xử theo bản năng và phần lớn các em vi phạm kỷ luật nhƣng cha mẹ không hề hay biết.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội nhân văn khác vừa thiếu lại vừa yếu.

Sự nghiệp “trồng ngƣời” là trách nhiệm của toàn xã hội, của ngành giáo dục. Điều đó có nghĩa, chỉ có các cấp, chính quyền, ban ngành, gia đình thôi thì chƣa đủ mà còn phải kể đến môi trƣờng giáo dục. Để việc giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh có hiệu quả thì phải thực hiện ngay từ khi các em mới cắp sách đến trƣờng và không nên bỏ lửng ở bất cứ giai đoạn nào. Muốn thế, mỗi giáo viên phải là tấm gƣơng và có cái tâm đối với sự nghiệp trồng ngƣời. Do đó, chính trong môi trƣờng sƣ phạm cũng cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên sƣ phạm cũng chƣa có kỹ năng ứng xử và chuẩn mực của một nhà giáo chân chính. Bởi thầy, cô giáo không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến thức, mà còn dạy cả cách sống, đạo lý làm ngƣời cho các em. Hiện nay, ít có thầy cô giáo nào hiểu cặn kẽ đƣợc hoàn cảnh, tâm tƣ, mong ƣớc của học sinh lớp mình hoặc hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch lạc của các em, thậm chí có một số

giáo viên còn vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo một cách nghiêm trọng. Theo Báo Công an Nghệ An ngày 24/10/2009 phản ánh “ở trƣờng Trung học phổ thông Nghi Lộc IV, thầy giáo H vẫn đƣợc học sinh kể là đánh học sinh cũng nhiều mà bị học sinh đánh lại cũng không ít. Em T học sinh Trƣờng Trung học phổ thông Nghi Lộc IV kể: có lần em rất bức xúc, chỉ vì không mặc đồng phục mà bị thầy H đấm ngay giữa trƣờng. Có em còn kể, khi học sinh mắc lỗi vẫn hay bị thầy đƣa vào Văn phòng Đoàn đánh”. Câu chuyện trên đây cho ta thấy vẫn còn đó, cách hành xử không đúng của một số giáo viên với học sinh. Chúng ta có thể trách phạt thật nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp vô lễ với giáo viên. Nhƣng dù làm nhƣ thế nào chúng ta cũng phải để học sinh thấy thầy cô giáo phạt mình nhƣ thế là đúng, không nên vì bất cứ lí do gì cũng đánh học sinh, đánh đến mức học sinh phải đi viện thì cần phải lên án. Kinh nghiệm thực tế cũng đã cho thấy, chính sự quan tâm, sự ân cần dạy bảo của ngƣời thầy (chứ không phải sử dụng hình phạt nghiêm khắc trừng trị hay bạo lực) mới chính là phƣơng pháp hiệu quả nhất, mang tính lâu bền nhất trong việc giáo dục các em học sinh có ý thức chăm chỉ học tập, rèn luyện nhân cách, đạo đức.

Bên cạnh đó, vấn đề đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa thừa cũng đã và đang đặt ra cho các cơ sở giáo dục, các trƣờng học gặp không ít khó khăn trong bố trí công tác giảng dạy chuyên môn, giáo dục đạo đức và kế hoạch giáo dục chung của đơn vị.

Thứ năm, tình trạng tham nhũng gia tăng, những nghịch lý, bất cập trong xã hội, sự tách rời giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân và ảnh hƣởng xấu, trực tiếp đến việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ; những nghịch lý, bất cập trong xã hội, trong môi trƣờng sƣ phạm, điển hình nhƣ nạn chạy chức, chạy quyền, chạy điểm....đã và đang làm mất niềm tin của con ngƣời vào sự công bằng xã hội;

tâm lý bệnh thành tích của toàn thể nhà trƣờng; giáo viên thiếu gƣơng mẫu, coi trọng công tác chuyên môn hơn dạy nhân cách, đạo đức cho học sinh, khi giáo dục đạo đức cho học sinh lại không gắn lý luận với thực tiễn và chính điều này đã làm cho các em thiếu đi thói quen thực hành những hành vi đạo đức; các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa chƣa phong phú và đủ sức lôi kéo toàn bộ học sinh hƣởng ứng tham gia nhiệt tình; một số hiện tƣợng tiêu cực ngoài xã hội đã thâm nhập vào nhà trƣờng khiến cho các em bị dụ dỗ, lôi kéo theo cái xấu...

Toàn bộ những nguyên nhân về hạn chế, yếu kém trên đây, một lần nữa cho chúng ta thấy rằng, vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Nghệ An là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp và nó chính là những trở ngại, vƣớng mắc cho quá trình giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho thanh niên toàn tỉnh nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 66)