NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 82)

DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN

3.2.1. Xây dựng môi trường học đường lành mạnh để tác động tích cực đến giáo dục đạo đức mới cho học sinh

Bên cạnh việc xây dựng môi trƣờng kinh tế, xã hội lành mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay thì còn phải đồng thời tạo dựng một môi trƣờng văn hóa học đƣờng trong các trƣờng trung học phổ thông lành mạnh, bởi đây chính là môi trƣờng trực tiếp hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhân cách, lối sống của các em.

Một thực trạng nhức nhối hiện nay đó là có rất nhiều tệ nạn xã hội xâm nhập vào trƣờng học nhƣ cờ bạc, trộm cắp, ma túy, có rất nhiều dịch vụ trò chơi, giải trí không lành mạnh lại nằm gần ở trƣờng học và lôi cuốn các em ham chơi, xao nhãng học hành; các tệ nạn mua bán bằng cấp, chạy điểm... Đây là một vấn nạn hết sức nan giải và phức tạp, vì nó không chỉ gây trở ngại trong công tác quản lý học sinh mà còn gây khó khăn cho công tác giáo dục đạo đức mới cho các em. Vì vậy, muốn xây dựng đƣợc môi trƣờng văn hóa học đƣờng lành mạnh, toàn thể đội ngũ Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên của trƣờng trƣớc hết phải là tấm gƣơng mẫu mực về đạo đức, nhân cách và bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ các phong trào thi đua học tập, phát triển tài năng cũng cần phải đẩy mạnh, phát triển sâu rộng và phong phú các hoạt động giáo dục lý tƣởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc, lập trƣờng chính trị, nếp sống văn hóa, lòng nhân ái, các phong trào ngoại khóa… cho học sinh trung học phổ thông. Bởi vì đây chính là những “kênh”, sân chơi hết sức thiết thực để bồi dƣỡng trực tiếp lý tƣởng, nhân cách, đạo đức, lối sống cho các em học sinh trung học phổ thông, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, lôi cuốn các em vào các hoạt động bổ ích. Một công việc vô

cùng cấp thiết, quan trọng không kém là chúng ta cần phải đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực trong giáo dục nhƣ gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp, chạy điểm… để tạo niềm tin cho học sinh vào sự công bằng, bình đẳng trong học tập; phải kiểm soát chặt chẽ việc lên lớp học tập của học sinh cũng nhƣ phối hợp chặt chẽ với gia đình nhằm giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi. Nỗ lực, quán triệt và làm đƣợc nhƣ vậy thì chúng ta mới hy vọng xây dựng thành công và đúng ý nghĩa của mô hình “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.

Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh giải trí và gắn kết nhau hơn (ảnh minh họa)

Tuy nhiên đây là nhiệm vụ hết sức phức tạp và khó khăn, trách nhiệm này đòi hỏi toàn thể lãnh đạo các cấp, chính quyền, các ban ngành, các trƣờng và toàn thể nhân dân Nghệ An phải đồng lòng, tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng, vƣợt qua những khó khăn, vƣớng mắc để cùng nhau chung tay xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện mọi mặt, từ đó tiến tới xây dựng một môi trƣờng kinh tế, xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho thế hệ

trẻ Nghệ An, trong đó có học sinh trung học phổ thông phát triển toàn diện, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại mới. Cụ thể nhƣ nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với hệ thống giáo dục nói chung, trƣớc nhất là giáo dục phổ thông nói riêng. Các cấp ủy Đảng cần quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn các hoạt động sinh hoạt chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức trong trƣờng học. Cần hƣớng dẫn, tạo điều kiện và động viên vai trò gƣơng mẫu của đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng. Cần lựa chọn và giao trách nhiệm cho đảng viên và đoàn viên thanh niên tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục cụ thể ở từng trƣờng học. Lãnh đạo các ban, ngành của sở và địa phƣơng phối hợp cùng các trƣờng học xây dựng phong trào toàn dân tham gia các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm trong lành và nghiêm túc, hỗ trợ để nhà trƣờng bên cạnh việc làm tốt hoạt động giáo dục của mình còn có thể chủ động, góp sức vào công cuộc phát triển bền vững của địa phƣơng thông qua các hoạt động khác…Tất cả sự hỗ trợ ấy là nhằm tạo dựng cho trƣờng học luôn luôn tỏa sáng những giá trị của một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là “ngôi nhà chung” để các em trƣởng thành và lớn lên để mai sau giúp ích cho mình và giúp ích cho đời.

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông ở Nghệ An

Với tƣ cách là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng thì đạo đức chịu sự tác động của cơ sở hạ tầng và nó luôn luôn đƣợc bổ sung, phát triển để phù hợp với sự biến đổi của tồn tại xã hội. Mặt khác, trong thời gian qua mặc dù các chủ thể giáo dục của tỉnh Nghệ An đã có nhiều cố gắng trong việc giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông nhƣng bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định về nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục, nhƣ: chƣơng trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo đƣợc dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Chƣơng trình học rất nhiều nhƣng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chƣơng trình sách giáo khoa giáo

dục công dân bậc phổ thông chƣa có những thay đổi quyết liệt. Nhiều nội dung mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội. Cùng với đó, phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, coi trọng lý thuyết, xem nhẹ thực hành; hình thức giáo dục chƣa phong phú, thiếu hấp dẫn. Thực trạng này đã gây ra sự nhàm chán và không lôi cuốn đƣợc học sinh trung học phổ thông khi họ tiếp cận với giáo dục đạo đức.

Trong bối cảnh hiện nay, để khắc phục tình trạng trên cũng nhƣ thực hiện đƣợc mục tiêu mà giáo dục đạo đức đề ra thì một trong những giải pháp mang tính chiến lƣợc là phải đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục đạo đức mới cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Nghệ An.

Về nội dung: là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lƣợng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Học sinh trung học phổ thông đƣợc giáo dục các giá trị đạo đức mới thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó cơ bản là: qua các bài giảng về đạo đức, các môn khoa học xã hội và nhân văn (văn, sử); qua các hoạt động ngoại khoá của nhà trƣờng; các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên,… Do vậy, các bài giảng có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đạo đức và định hƣớng các giá trị đạo đức cho học sinh cần phải đƣợc bổ sung, đổi mới không ngừng. Giáo viên cần tránh truyền thụ những kiến thức mang tính sách vở, xa vời đối với các em, đồng thời trong quá trình giảng dạy giáo viên phải liên hệ nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống, nêu vấn đề cho học sinh giải quyết; đƣa vào những ví dụ, minh họa cụ thể, phù hợp, gần gũi để các em có thể biến những tri thức đó thành tình cảm, hành động của mình. Cùng với đó, tổ chức Đoàn Thanh niên cũng phải không ngừng đổi mới nội dung giáo dục của mình, Đoàn cần phải tập trung vào những vấn đề nhƣ giáo dục chính trị tƣ tƣởng, giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật, truyền thống. Từ

đó, xác định cụ thể những phẩm chất, giá trị đạo đức mới cần thiết của học sinh trung học phổ thông trong thời đại mới.

Nhƣ vậy, đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục đạo đức mới là một yêu cầu cấp thiết và nếu giáo dục càng phù hợp, thiết thực với đối tƣợng giáo dục thì chắc chắn kết quả, chất lƣợng giáo dục sẽ đƣợc nâng cao.

Về phương pháp, hình thức giáo dục: phƣơng pháp của các chủ thể giáo dục đạo đức chủ yếu vẫn là thuyết trình, mang nặng tính một chiều cho nên đã không kích thích đƣợc tính tích cực, chủ động, sự sáng tạo của học sinh. Thêm vào đó cách thức học của thầy và trò vẫn chủ yếu là đọc, chép cho nên những kiến thức đạo đức mà các em thu đƣợc chủ yếu vẫn chỉ dừng lại là tiếp nhận các tri thức đạo đức mà rất khó biến thành niềm tin, tình cảm, để từ đó đi đến hành động đạo đức. Do vậy, để cho công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông có hiệu quả cần phải đa dạng hóa các phƣơng pháp giáo dục, ngoài phƣơng pháp truyền thống là thuyết trình cần tăng cƣờng áp dụng thêm các phƣơng pháp khác nhƣ thảo luận, loại suy, bảng biểu minh họa, ứng dụng công nghệ thông tin... Nếu chúng ta thu hút đƣợc các em vào bài giảng đạo đức khi đó các em sẽ không còn cảm giác nhàm chán hoặc tâm lý bị ép buộc khi học môn này. Từ đó sẽ hình thành ở các em tình cảm, niềm tin và những hành động, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Để đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức giảng dạy đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông ở Nghệ An hiện nay cần giải quyết tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, phải đổi mới nhận thức về vai trò giáo dục đạo đức mới cho học sinh (cả chủ thể giáo dục lẫn đối tƣợng giáo dục) khi cho rằng môn Đạo đức là môn phụ, không cần phải chú tâm, bỏ công sức để học bộ môn này, mà phải xem nó cũng là môn cơ bản trong tất cả các trƣờng trung học phổ thông. Song song theo đó, cần xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên sâu về mặt đạo đức học, thƣờng xuyên phải có những lớp bồi dƣỡng kiến thức đạo đức cho giáo viên, bố trí đủ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học này.

Để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục những tri thức đạo đức, chúng ta không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của môn này mà còn cần đổi mới cả nội dung, phƣơng pháp của môn học này cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Về mặt nội dung, trên cơ sở giáo trình của quốc gia, các trƣờng cần biên soạn nội dung giáo trình phù hợp với trƣờng mình và cập nhật thông tin, bổ sung kịp thời với những biến động của cuộc sống, mang hơi thở của cuộc sống. Trong giảng dạy đạo đức ngƣời giáo viên cần phải có sự linh hoạt, tránh giáo huấn; phải gắn lý luận với thực tiễn, hạn chế dần những hình thức diễn thuyết một chiều, nội dung chung chung, trừu tƣợng. Cần chú ý kết hợp phƣơng pháp giáo dục truyền thống, nhƣ: nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, nói đi đôi với làm, tạo lập các thói quen ứng xử ngay trên lớp... với phƣơng pháp giáo dục hiện đại, nhƣ: thảo luận để kích thích hoạt động và hình thành ý thức, khả năng tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân; phƣơng pháp “lấy ngƣời học làm trung tâm” để rèn luyện kỹ năng nhận thức và thực hành đạo đức của học sinh...

Làm nhƣ vậy là để “Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những ngƣời có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu đƣợc trong các trƣờng đại học và phổ thông” [26, tr.27].

Thứ hai, phải đa dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, nhƣ lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức trong tất cả các hoạt động của nhà trƣờng từ các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ đến các cuộc thi, các phong trào do Đoàn Thanh niên trƣờng tổ chức. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp cho học sinh tự rèn luyện bản thân mình theo những hành vi, tấm gƣơng đạo đức tốt, đồng thời giúp cho học sinh hòa mình vào những hoạt động xã hội mang tính chất nhân văn cao đẹp để họ biết cảm thông, sẻ chia với những mảnh đời, thân phận éo le trong cộng đồng xã hội. Từ đó, bằng những nhận thức, tình cảm và lƣơng tâm, trách nhiệm mỗi học sinh sẽ tự thiết lập những giá trị đạo đức sâu sắc trong lòng họ và định hình một lối sống đẹp từ những tác động của các giá trị đạo đức cao đẹp đó.

Thứ ba, Đoàn Thanh niên chính là tổ chức hoạt động nhằm giáo dục, động viên, khích lệ thanh niên. Do đó, các tổ chức Đoàn thể phải tích cực đổi mới và tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục lý tƣởng và đạo đức cách mạng, giáo dục lối sống; tổ chức các phong trào hoạt động thiết thực với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp để đủ sức lôi cuốn học sinh; phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của học sinh.

Khi chúng ta nhìn nhận ra vấn đề và thực sự có quyết tâm đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục đạo đức mới cho học sinh thì lúc đó chúng ta sẽ góp phần hình thành nên một thế hệ học sinh có lý tƣởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ, sống giàu tình thƣơng yêu và có trách nhiệm với đất nƣớc, đồng loại.

3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ thanh niên và Ngƣời khẳng định giáo dục đạo đức cho thanh niên là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội. Kiên định lập trƣờng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động và xuất phát từ nhận thức rõ các đặc điểm của giáo dục, căn cứ vào lịch sử đấu tranh và phát triển của đất nƣớc, qua từng thời kỳ cách mạng Đảng ta luôn luôn có quan điểm và đƣờng lối phát triển giáo dục một cách đúng đắn và sáng tạo nhằm tạo ra những thế hệ công dân mới theo sự phát triển của đất nƣớc. Đảng ta khẳng định, giáo dục là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ mục tiêu, đƣờng lối cũng nhƣ nhiệm vụ trong suốt tiến trình cách mạng dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, của đất nƣớc. Giáo dục là sự nghiệp tự giác chung của quần chúng nhân dân, giáo dục do vậy là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Giáo dục phải đƣợc tiến hành trong sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, xã hội và gia đình, giáo dục kết hợp chặt chẽ với thực tiễn lao động sản xuất và đấu tranh phát triển của xã hội… Tuy vậy,

trong thực tế sự phối hợp của ba nhân tố này còn tồn tại nhiều bất cập, chƣa phát huy đúng vai trò của từng bộ phận và chƣa tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Tại Hội nghị Trung ƣơng năm, khoá VIII, trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật, Đảng ta đã đánh giá thực trạng này nhƣ sau: nhìn chung “gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chƣa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chƣa phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, văn hoá phẩm đồi truỵ” [21, tr.19]. Do đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)