Giáo dục phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh trung học

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 71)

phổ thông và nhằm mục tiêu xây dựng con người phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mỹ)

Hoạt động giáo dục phổ thông trƣớc nhất là một hoạt động liên quan đến tâm sinh lý lứa tuổi, nó đòi hỏi toàn bộ hoạt động dạy và học của nhà trƣờng, bên cạnh phải đề cao mục đích giáo dục lại phải lƣu ý tới tính vừa sức, ở đây mọi hoạt động giáo dục không đƣợc phép hời hợt, không đƣợc phép sai lầm, tất cả đều phải đƣợc chú ý chăm sóc tốt, đều phải đƣợc nêu gƣơng tốt bởi vì tâm hồn của các em đang là tờ giấy trắng mà ở đó nhà trƣờng và thầy, cô giáo bắt đầu đặt những nét vẽ đầu tiên. Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi ở giai đoạn có cấu trúc chức năng của các cơ quan trong cơ thể hầu nhƣ đã phát triển hoàn chỉnh, có khả năng tiếp nhận tác động phong phú, phức tạp của thế giới xung quanh. Vì vậy, khả năng tiếp cận trị thức; khả năng nhận thức sự vận động, phát triển những sự vật, hiện tƣợng xảy ra trong thế giới tự nhiên và xã hội đƣợc nâng lên, cũng từ đó nhân sinh quan và thế giới quan của các em đƣợc xác lập khá rõ nét. Thông qua hoạt động học tập,

lao động, nhất là các hoạt động giao lƣu xã hội, các em ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Điều đó giúp các em tự phát hiện ra mình, nhìn thấy cái “tôi” ngày càng đầy đủ hơn. Một đặc điểm điển hình nữa thƣờng thấy ở lứa tuổi này đó là các em có xu hƣớng biểu hiện cá tính thích tự do, độc lập, thích khẳng định mình. Nhƣng cũng chính vì tâm lý luôn muốn phát triển cái tôi và tự khẳng định mình theo chiều hƣớng thái quá mà một số em lại thể hiện tính cách bốc đồng, chơi trội. Rõ ràng, có thể thấy ở độ tuổi này xét về các mặt tri thức, tình cảm, nhân cách của ngƣời học sinh có những biến đổi nhất định. Những chủ thể giáo dục đạo đức trung học phổ thông nhất thiết phải nắm rõ đƣợc đặc thù này để có thể trƣớc hết là hiểu rõ đối tƣợng, cụ thể là phải hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng, tính cách của học sinh trung học phổ thông, từ đó mới có thể bồi dƣỡng, cung cấp cái cần thiết cho họ cũng nhƣ phƣơng pháp để giáo dục cho phù hợp, nếu không sẽ rơi vào tình trạng khiên cƣỡng, không hiệu quả.

Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông còn phải hƣớng đến xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện, bởi vì mục tiêu cao nhất và cuối cùng của tất cả các hoạt động giáo dục đó chính là việc xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện trên tất cả các phƣơng diện đức, trí, thể, mỹ. Quan điểm, phƣơng hƣớng này bắt nguồn từ những lý luận của Mác-Lênin về nội dung, những nguyên tắc của nền đạo đức mới và tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức. Ở đây, khi bàn về đạo đức chúng ta thấy đƣợc tính thống nhất trong quan điểm của Ngƣời về đạo đức. Theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đức - tài và hồng - chuyên là những vấn đề cần có cốt yếu của một ngƣời cách mạng. Ngƣời quan niệm trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ xây dựng xã hội mới, con ngƣời cần cả đạo đức và tri thức, thiếu một trong hai điều đó không thể nói đến thắng lợi của cuộc cách mạng. Cũng theo quan điểm của Ngƣời, đức và tài gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngƣời cách mạng vừa phải có tài, có tài lại phải có đức. Bởi vì, có đức mà không có tài thì nhƣ một ông bụt trên chùa, tuy không làm hại ai nhƣng cũng không mang lại lợi

lộc gì. Ngƣợc lại, có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, không những không đem lại lợi ích gì mà còn có hại. Mục tiêu rõ ràng và nhất quán này cũng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta xác định rất rõ trong các văn kiện của Đảng thông qua các kỳ Đại hội khi xác định về mục tiêu giáo dục nhƣ sau: xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tƣởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tƣ duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 với mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam đến năm 2020 là: “nâng cao chất lƣợng giáo dục một cách toàn diện, bao gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngƣời dân, từng bƣớc hình thành xã hội học tập”.

Tất cả những nội dung giáo dục này có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, bổ trợ cho nhau cho nên cần phải đƣợc tiến hành thực hiện một cách hài hòa, hợp lý, tôn trọng nhƣ nhau, không coi nhẹ nội dung nào.

Vận dụng toàn bộ những quan điểm trên đây và lấy đó làm cơ sở để giáo dục, công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông ở Nghệ An phải quán triệt quan điểm này theo hƣớng các chủ thể giáo dục vừa tâm huyết truyền thụ kiến thức cho các em nhƣng đồng thời phải sâu sát trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị thẩm mỹ (đó là cái đẹp trong học tập và lao động, cái đẹp trong quan hệ ứng xử, cái đẹp môi trƣờng thiên nhiên, cái đẹp của nghệ thuật…), rèn luyện thể chất, kỹ năng sống (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống…), kỹ thuật tổng hợp (những kiến thức khoa học cơ sở của khoa học tự

nhiên, khoa học xã hội)… cho các em. Quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện này sẽ giúp khắc phục hai tình trạng hiện nay:

Thứ nhất, phần lớn các chủ thể giáo dục chỉ chú trọng dạy chữ, dạy kiến thức mà chƣa thực sự quan tâm thấu đáo đến công tác giáo dục đức, thể, mỹ cho học sinh.

Thứ hai, có một bộ phận học sinh tuy có kiến thức văn hóa nhƣng các em chỉ biết chăm chú học mà rất ngại tham gia vào các hoạt động khác; ngƣợc lại có một số em học lực bình thƣờng, thậm chí yếu, kém nhƣng lại rất thích học môn thể thao, thích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.

Chỉ ra vấn đề này là để hƣớng công tác giáo dục của tỉnh Nghệ An thực hiện mục tiêu giáo dục một cách toàn diện cho tất cả các đối tƣợng học sinh nói chung và bộ phận học sinh trung học phổ thông nói riêng, từ đó đào tạo ra những con ngƣời phát triển một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

3.1.2. Giáo dục đạo đức mới gắn liền với việc xây dựng môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh ở Nghệ An hiện nay

Thực tiễn lịch sử cho thấy hoàn cảnh tác động đến con ngƣời, trong chừng mực con ngƣời cải tạo hoàn cảnh nhƣng con ngƣời không thoát ly hoàn cảnh. Xét theo ý nghĩa xã hội thì con ngƣời trƣớc sau vẫn là một sản phẩm của hoàn cảnh, cho dù về mặt chủ quan cá nhân đó có muốn vƣơn lên khỏi những điều kiện khách quan tới mức nào chăng nữa. Nói cách khác, con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, mặt khác con ngƣời lại vƣơn lên làm chủ tự nhiên và xã hội. Một mặt là sản phẩm của lịch nhƣng mặt khác lại là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Sự vƣơn lên của con ngƣời thƣờng đƣợc thông qua hoạt động thực tiễn của con ngƣời cải tạo hoàn cảnh và: “Con ngƣời tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con ngƣời đến mức ấy”. Bàn về môi trƣờng kinh tế, xã hội là nói đến các yếu tố kinh tế và các quan hệ xã hội có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hƣởng đến một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Môi trƣờng kinh tế, xã hội đƣợc coi là lành mạnh khi mà ở đó, sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế, mọi mặt đời sống xã hội tạo hết mọi điều kiện cho con ngƣời phát triển toàn diện và ngƣợc lại, một khi con ngƣời đƣợc phát triển toàn diện, con ngƣời lại chính là động lực chính thúc đẩy quá trình kinh tế, xã hội phát triển.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: óc của ngƣời tuổi trẻ trong sạch nhƣ một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Nhƣ vậy có thể thấy môi trƣờng sống tác động mạnh mẽ vô cùng đối với quá trình giáo dục đạo đức mới cho các em học sinh trung học phổ thông cũng nhƣ quá trình tự học tập, tự rèn luyện nhân cách của các em. Sự phát triển của nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội một cách ổn định, bền vững, có chiến lƣợc chính là một trong những bệ đỡ, động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nền giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông nói riêng. Trong nhiều năm qua tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… của tỉnh Nghệ An đã làm cho sức sản xuất đƣợc giải phóng mạnh mẽ, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt; khuyến khích mọi ngƣời vƣơn lên làm giàu chính đáng, xoá đói giảm nghèo, hƣớng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc; củng cố thêm niềm tin lý tƣởng của các tầng lớp nhân dân; đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu chung của nền giáo dục tỉnh nhà và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh những tác động tích cực thì những tác động tiêu cực mà nó mang lại đã ảnh hƣởng xấu đến toàn bộ cục diện mọi mặt đời sống. Đơn cử nhƣ tình trạng ngƣời dân vì lợi nhuận, bất chấp vi phạm pháp luật vẫn buôn bán, kinh doanh những mặt hàng trái phép; tình trạng vi phạm đạo đức trong sản xuất kinh doanh (sản xuất hàng giả, hàng nhái); tình trạng chạy bằng cấp, xin điểm trong giáo dục, chạy việc vẫn còn phổ biến; tình trạng con ngƣời đối xử tàn bạo, vô cảm, thiếu khoan dung, độ lƣợng với nhau ngày càng nhiều…Tất cả những thực trạng xã hội đó là sức ì, là rào cản trong nỗ lực xây dựng một môi

trƣờng trong sạch để giáo dục con ngƣời, thậm chí nó còn là “gƣơng tày liếp” đã, đang và sẽ xâm nhập, ảnh hƣởng đến nhân cách, lối sống, sự lệch chuẩn đạo đức của thế hệ thanh niên Nghệ An nói chung, học sinh trung học phổ thông Nghệ An nói riêng. Chỉ trong một môi trƣờng mà nền kinh tế, xã hội phát triển bền vững, con ngƣời sống với nhau vì tình thƣơng thì mới mong tạo ra đƣợc những sản phẩm hoàn thiện về nhân cách, đạo đức, tri thức.

Để xây dựng đƣợc môi trƣờng kinh tế - xã hội, văn hoá lành mạnh làm cơ sở cho việc giáo dục đạo đức mới cho các thế hệ trẻ chúng ta cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng vì vậy mà mọi hoạt động của chúng ta đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu tác động từ nền kinh tế thị trƣờng đó. Để cho sự nghiệp này phát huy đƣợc hiệu quả, khắc phục những ảnh tiêu cực thì chúng ta cần phải tiếp tục hoạch định chiến lƣợc, thể chế để phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nghĩa xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa không chỉ nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh mà còn phải thiết lập cho đƣợc một kiểu tổ chức xã hội có sự dân chủ, công bằng, văn minh, một xã hội tạo đầy đủ mọi điều kiện cho con ngƣời phát triển toàn diện, những giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức mới đƣợc phát triển lên tầm cao mới. Đồng thời đào thải dần đƣợc những nhân tố phản giá trị, phản đạo đức ra khỏi đời sống xã hội.

Cũng nằm trong xu thế chung này, ở Nghệ An việc phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo điều kiện to lớn cho tỉnh nhà xây dựng một nền văn hoá mới, phát huy đƣợc những giá trị đạo đức nhân văn đi sâu vào đời sống mọi ngƣời. Từ đó, các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới đƣợc hình thành và phát triển, đảm bảo sự phát triển nhân cách của cá nhân phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội.

Thứ hai, xây dựng và kiện toàn một cách đồng bộ hệ thống pháp luật. Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng để duy trì một xã hội ổn định

và trật tự, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đất nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nhƣng một vài bất cập trong cơ chế về phát triển kinh tế, văn hóa...đã bộc lộ sự hẫng hụt và chƣa đồng bộ của hệ thống pháp luật. Trong một số điều, luật, chế tài của hệ thống pháp luật còn nhiều kẽ hở, thiếu chặt chẽ, chƣa nghiêm minh. Đây là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng lừa đảo, trốn thuế, làm hàng giả, bạo lực, tham nhũng, làm cho nền kinh tế nƣớc nhà bị thua thiệt trên trƣờng quốc tế… Những mặt trái này đã tác động không nhỏ và ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống học sinh trung học phổ thông. Do đó, để xây dựng đƣợc một môi trƣờng xã hội lành mạnh, làm cho học sinh trung học phổ thông tin tƣởng, sống tốt hơn thì cần phải đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính chất dân chủ, tiến bộ, nhân văn.

Thứ ba, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đòi hỏi phải thực hiện tốt các chính sách xã hội. Bởi thông qua các chính sách xã hội và cách thức tiến hành thực hiện các chính sách này của Nhà nƣớc mà những chuẩn mực đạo đức mới đƣợc hình thành và phát triển. Khi những chính sách xã hội đảm bảo công bằng, vì nhân dân thì các giá trị đạo đức mới có cơ sở để bắt rễ vào nhân dân, lúc đó sẽ có đủ điều kiện để đẩy mạnh giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông.

Thực hiện tốt nhiệm vụ ban hành chính sách tài chính trong giáo dục để một mặt tạo ra sự minh bạch, mặt khác nhằm động viên đội ngũ giáo và hỗ trợ cho việc thực hiện miễn giảm học phí, trợ cấp cho học sinh nghèo, tạo điều kiện về sách vở, tài liệu học tập, sinh hoạt…

Ngoài ra cần mở rộng công tác tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào nhà trƣờng, đấu tranh phòng chống các hành động vi phạm pháp luật và các tệ nạn trong học sinh trung học phổ thông.

Nếu chúng ta quán triệt giải quyết tốt đƣợc những vấn đề trên thì đây chính là môi trƣờng hết sức lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các phẩm chất đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Nghệ An.

3.1.3. Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức mới dục đạo đức mới

Khi chúng ta khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống là bệ đỡ, là

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay (Trang 71)