dục đạo đức mới
Khi chúng ta khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống là bệ đỡ, là một trong những sức mạnh nội sinh cần phải biết gìn giữ, kế thừa và phát huy thì việc xây dựng đạo đức mới phải đảm bảo thống nhất giữa truyền thống và hiện đại là một phƣơng hƣớng cơ bản. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định không có sự phát triển nào là tự phát, ngẫu nhiên hay từ hƣ vô mà sự phát triển đó bao giờ cũng là sự kế thừa, tiếp nối từ sự vật, hiện tƣợng khác. Kế thừa là quy luật phát triển của mọi sự vật, hiện tƣợng cũng nhƣ của ý thức xã hội (trong đó có ý thức đạo đức), nó là vòng khâu, là mắt xích giữa cái cũ và cái mới. Nhƣng mặt khác truyền thống không phải là cái gì đó có thể di chuyển ngay vào con ngƣời mới mà nó cần đến sự tác động qua lại và gắn liền với việc hấp thụ những nhân tố mới, đó là những nhân tố của xã hội hiện đại ở nƣớc ta và trên thế giới. Điều này có nghĩa chúng ta còn cần phải chú ý đến yếu tố hiện đại trong việc kế thừa, những ảnh hƣởng của nhân tố này trong quá trình hình thành đạo đức mới. Hiểu nhƣ vậy để chúng ta tránh hai khuynh hƣớng cực đoan sau:
Khuynh hƣớng thứ nhất: quá đề cao những giá trị truyền thống mà coi nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới, yếu tố hiện đại. Đây là biểu hiện khuynh hƣớng bảo thủ.
Khuynh hƣớng thứ hai: tuyệt đối hóa những yếu tố mới, hiện đại mà coi nhẹ hoặc phủ nhận những giá trị truyền thống dân tộc. Đây là thái độ hƣ vô.
Tính kề thừa của các giá trị đạo đức truyền thống phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, vào lợi ích giai cấp, vào đặc điểm dân tộc và cả yếu tố thời đại. Do đó, khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống chúng ta cần phải có sự bổ sung các yếu tố hiện đại, đổi mới cho phù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện đại. Thực tiễn lịch sử cũng đã cho thấy, khi xã hội phát triển không phải tất cả mọi nhân tố, giá trị đạo đức truyền thống nào cũng phù
hợp với thời đại mà cần có sự đổi mới các giá trị đạo đức trên cơ sở kế thừa các giá trị cũ. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cụ thể là toàn Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đang ra sức hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đi trong xu thế chung đó của toàn thế giới đất nƣớc chúng ta dành đƣợc một số thành tựu vẻ vang nhƣng song song theo đó thì nhiều mặt trái của cơ chế thị trƣờng đang tác động tiêu cực hàng ngày hàng giờ đến mọi lĩnh vực của đất nƣớc ta, trong đó đáng báo động là sự du nhập những nhân tố phản giá trị làm ảnh hƣởng, suy đồi đạo đức của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội. Hơn bao giờ hết việc đảm bảo sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cả nhân tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong mọi hoạt động là việc làm vô cùng cần thiết, cấp bách. Nhƣ vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông, chúng ta cần phải đảm bảo giữ vững khuynh hƣớng này nhằm nâng các giá trị đạo đức đó lên một tầm cao mới. Cụ thể nhƣ:
Yêu nƣớc là một truyền thống quý báu và là bậc thang cao nhất trong hệ các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Với tƣ cách là một bộ phận thuộc vế ý thức xã hội, truyền thống yêu nƣớc sẽ biến đổi và đƣợc phát triển cho phù hợp với điều kiện lịch sử. Trong thời kỳ chiến tranh, biểu hiện cao đẹp của tinh thần yêu nƣớc là hy sinh tất cả để giành độc lập, tự do, hòa bình cho tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần yêu nƣớc là nêu cao nghị lực, ý chí tự lực tự cƣờng, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa; ra sức chủ động, sáng tạo để vƣơn lên ngang tầm quốc tế; đẩy lùi các nguy cơ; vƣợt qua những thách thức, đƣa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nƣớc đi đến thắng lợi vẻ vang.
Đối với học sinh trung học phổ thông cả nƣớc nói chung và học sinh trung học phổ thông tỉnh Nghệ An nói riêng, giáo dục tinh thần yêu nƣớc trong thời đại mới đó là chủ động hơn nữa, phát huy hơn nữa tinh thần học tập, sáng tạo để nắm vững đỉnh cao tri thức nhân loại, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải tỉnh táo để nhận diện những luận điệu xuyên tạc, âm mƣu diễn biến hòa bình của địch, luôn đề cao tinh thần tự tôn dân tộc nhằm góp phần bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đoàn kết chính là một trong những sức mạnh to lớn, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và giữ nƣớc của nhân dân ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết càng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta phát huy cao độ trên mọi lĩnh vực và dành đƣợc những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc thời kỳ đổi mới. Đoàn kết chính là sức mạnh, là yếu tố cần thiết đảm bảo cho mọi hoạt động đi đến thắng lợi. Đối với học sinh trung học phổ thông, lứa tuổi đang ở trong môi trƣờng sinh hoạt tập thể đông đảo thì tinh thần đoàn kết lại càng cần thiết. Tuy nhiên, tinh thần đoàn kết ở đây cần phải đƣợc hiện thực hóa theo hai chiều cạnh:
Thứ nhất, đoàn kết để giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt, trong cuộc sống hàng ngày; là cùng nhau chia sẻ những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống. Nhƣ vậy, đoàn kết là để giúp nhau cùng tiến bộ và tạo nên sức mạnh tập thể chung.
Thứ hai, đoàn kết còn cần phải phải chống khuynh hƣớng bao che, cổ súy những hành vi, khuyết điểm xấu cho nhau.
Một trong những phẩm chất cao quý và nổi trội của dân tộc Việt Nam đó chính là lòng nhân ái, tình yêu thƣơng con ngƣời. Có thể nói đây chính là mạch nguồn xuyên suốt để cho dân tộc ta cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cùng nhau vƣợt qua đƣợc mọi gian lao, thử thách. Truyền thống cao đẹp này đã đƣợc dân tộc ta gìn giữ, phát huy cao độ trong giai đoạn hiện nay với nhiều phong trào chứa đậm tính chất nhân văn, nhƣ phong trào “lá lành đùm lá rách, là rách ít đùm là rách nhiều’, phong trào “hiến máu nhân đạo”, “trái tim cho em”, “nối vòng tay lớn”… Trong thực tế những phong trào này đã góp phần giúp đỡ thiết thực những mảnh đời, số phận có hoàn cảnh éo le, nghèo khổ, giúp cho họ vƣợt qua đƣợc khó khăn để vƣợt lên số phận, tạo
lập một cuộc sống hạnh phúc cho bản thân. Đó là điều vô cùng đáng quý và cần đƣợc nhân rộng hơn nữa. Tuy vậy, hiện nay có một nhân tố đáng buồn làm giảm đi ý nghĩa cao đẹp của truyền thống nhân ái này đó là hiện tƣợng nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng những phong trào quyên góp, ủng hộ này để đánh bóng tên tuổi và vì những mục đích, động cơ thấp hèn khác. Ở một vài nơi có tình trạng sử dụng quỹ tiền quyên góp không đúng mục đích và không đến tận tay ngƣời cần đƣợc giúp đỡ.
Liên quan đến truyền thống nhân ái, một khía cạnh nữa cần đƣợc quan tâm đó là hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, tình yêu thƣơng con ngƣời cần đƣợc phát triển lên tầm cao nữa, nghĩa là tình yêu đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc mà cần đƣợc mở rộng ra khỏi biên giới, quốc gia để nhằm cùng nhau giải quyết những vấn đề chung mang tính chất quốc tế nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, chống khủng bố, bệnh tật…
Lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời cho thấy, những giá trị đạo đức truyền thống, nếu không đƣợc củng cố, bổ sung trong sự đổi mới, không đƣợc phát triển và nâng lên ở một tầm cao mới để đáp ứng những yêu cầu của lịch sử sẽ gây cản trở, tạo nên xung đột giữa sức nặng của bề dày truyền thống với yêu cầu đổi mới của xã hội hiện đại. Mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ về chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa, suy giảm về đạo đức,… vì vậy hơn bao giờ hết việc giáo dục, định hƣớng và bảo tồn, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho học sinh trung học phổ thông có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. Do đó trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới là phát triển con ngƣời Việt Nam với đầy đủ bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và của thời đại, đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thế hệ trẻ do nhà trƣờng đào tạo phải trung thực, năng động và sáng tạo, có hoài bão, có ý chí vƣơn lên, tự lập thân, lập nghiệp, biết kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh và góp phần đƣa đất nƣớc ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.