1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn

108 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG ANH TUẤN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60.38.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN HÀ NỘI - NĂM 2006 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Lời cảm ơn 3 Mục lục 4 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 7 Danh mục các hình vẽ, đồ thị 8 MỞ ĐẦU 9 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 13 1.1. Khái luận về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 13 1.1.1. Bản chất và vai trò của giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 13 1.1.1.1. Bản chất của giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 13 1.1.1.2. Vai trò, sự cần thiết của giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 19 1.1.2. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 21 1.1.2.1. Cầm cố tài sản 22 1.1.2.2. Thế chấp tài sản 24 1.1.2.3. Bảo lãnh 26 1.1.2.4. Tiểu kết 29 1.2. Khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay và xu hƣớng điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch bảo đảm tiền vay ở nƣớc ta qua các thời kỳ 32 1.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm tiền vay 32 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay 32 1.2.1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm tiền vay 33 1.2.2. Xu hƣớng điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch bảo đảm tiền 34 5 vay ở nƣớc ta qua các thời kỳ 1.2.2.1. Thời kỳ thứ nhất 34 1.2.2.2. Thời kỳ thứ hai 37 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 40 2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình xác lập giao dịch bảo đảm tiền vay 40 2.1.1. Về chủ thể có quyền xác lập giao dịch bảo đảm tiền vay 40 2.1.1.1. Chủ thể là doanh nghiệp nhà nƣớc 40 2.1.1.2. Chủ thể là hộ gia đình 42 2.1.2. Về các tài sản bảo đảm 44 2.1.2.1. Tài sản hình thành trong tƣơng lai 45 2.1.2.2. Tài sản là các loại giấy tờ có giá 51 2.1.2.3. Tài sản là phần vốn góp, cổ phần (cổ phiếu) trong doanh nghiệp 53 2.1.2.4. Tài sản là toàn bộ sản nghiệp thƣơng mại của doanh nghiệp 55 2.1.2.5. Tài sản là quyền tài sản 56 2.1.2.6. Tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh 58 2.1.2.7. Tài sản là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất 61 2.1.3. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 69 2.1.4. Một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ 71 2.1.5. Nghĩa vụ đƣợc bảo đảm 72 2.1.5.1. Nghĩa vụ đƣợc bảo đảm phải rõ ràng, xác định đƣợc 72 2.1.5.2. Nghĩa vụ đƣợc bảo đảm là nghĩa vụ hình thành trong tƣơng lai 74 2.1.6. Về biện pháp bảo lãnh 74 2.1.7. Về hình thức của giao dịch bảo đảm tiền vay 75 2.1.7.1. Trƣờng hợp tài sản hình thành trong tƣơng lai 76 2.1.7.2. Trƣờng hợp chƣa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 76 2.1.7.3. Trƣờng hợp chủ tài sản đồng thời là ngƣời đại diện cho Công ty vay vốn 77 2.1.7.4. Trƣờng hợp thay đổi, bổ sung giao dịch bảo đảm tiền 78 6 vay và một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ 2.1.7.5. Về vấn đề áp dụng Hợp đồng bảo đảm tiền vay mẫu 80 2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 81 2.2.1. Khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 82 2.2.1.1. Khó khăn do nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm 82 2.2.1.2. Khó khăn do trình tự, thủ tục xử lý phức tạp, kéo dài 84 2.2.2. Khó khăn khi xử lý tài sản là các quyền tài sản và tài sản vô hình 86 2.2.3. Khó khăn khi xử lý tài sản bằng con đƣờng Tòa án 87 2.2.4. Khó khăn khi xử lý tài sản bảo lãnh 90 2.2.5. Bất cập khi xử lý tài sản hình thành từ vốn vay 91 2.2.6. Khó khăn khi có sự thay đổi liên quan đến tài sản 91 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 93 3.1. Các nguyên tắc cơ bản chi phối việc thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay 93 3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay 95 3.2.1. Thống nhất hóa và nâng tầm các quy định về bảo đảm tiền vay 95 3.2.2. Ghi nhận rõ nguyên tắc cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm là hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận 96 3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xác lập và thực hiện giao dịch bảo đảm tiền vay 97 3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ 102 KẾT LUẬN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự Bảo đảm tiền vay Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng Quốc Tế Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Nghị định 178/1999/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 Về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định của Chính phủ số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002) Nghị định 181/2004/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Về thi hành Luật Đất đai (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006) Thông tƣ liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP- BCA-BTC-TCĐC Thông tƣ liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP- BCA-BTC-TCĐC Hƣớng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng UBND Ủy ban nhân dân 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Sơ đồ biện pháp cầm cố bằng tài sản của chính bên vay Hình 1.2 Sơ đồ biện pháp cầm cố bằng tài sản của bên thứ 3 Hình 1.3 Sơ đồ biện pháp thế chấp bằng tài sản của chính bên vay Hình 1.4 Sơ đồ biện pháp thế chấp bằng tài sản của bên thứ 3 Hình 1.5 Sơ đồ biện pháp bảo lãnh 9 MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Từ lâu, việc cho vay đã đƣợc xem là nghiệp vụ chủ yếu và tiểm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thƣơng mại. Trong nhiều năm qua, những rủi ro và tổn thất của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam có nguồn gốc sâu sa từ một nguyên nhân là sự thiếu minh bạch trong hệ thống pháp lý, tính không hoàn thiện của các thể chế kinh tế thị trƣờng, sự yếu kém trong việc đánh giá thu nhập, kiểm soát rủi ro, chứng minh quyền sở hữu tài sản… Điều này dẫn tới hệ quả là khi cho vay, các ngân hàng không có đƣợc niềm tin vững chắc vào các báo cáo tài chính, phƣơng án kinh doanh - trả nợ hay các nguồn tài chính trả nợ của khách hàng để đƣa ra một quyết định cho vay an toàn và hiệu quả. Trong môi trƣờng kinh doanh khốc liệt của cơ chế kinh tế thị trƣờng, mọi rủi ro tổn thất đều có thể xẩy ra bất chấp những cố gắng và nỗ lực tự thân trong quản trị rủi ro của các ngân hàng. Vẫn biết rằng việc loại trừ tuyệt đối các rủi ro trong cho vay là điều không thể, song các ngân hàng luôn hƣớng tới mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro này thông qua việc áp dụng những biện pháp nghiệp vụ và kỹ thuật phòng chống rủi ro tín dụng. Một trong những kỹ thuật phòng chống rủi ro khá hiệu quả cho các ngân hàng chính là việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Trong nhiều năm gần đây, pháp luật về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng tuy đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần song vẫn còn thể hiện sự bất cập so với thực tiễn và lý luận. Sự thiếu rõ ràng, minh bạch trong quá trình giải thích và áp dụng pháp luật khiến cho các quy định này trở nên kém hiệu quả trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời chủ nợ trong quan hệ cho vay. Chính những bất cập và yếu kém này trong cơ chế điều chỉnh pháp luật hiện nay đối với quan hệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản là lý do chính giải thích sự cần thiết phải nghiên cứu lĩnh vực pháp luật này trong bối cảnh Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nhằm mục tiêu định hƣớng cho chiến lƣợc phát triển hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng 10 sản Việt Nam, trong phần Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã đặt ra nhiệm vụ là phải “hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường những chế định pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay , không để xảy ra đổ vỡ tín dụng”. Từ những lý do trên, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” là hết sức cần thiết, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay ở nƣớc ta hiện nay. II. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ, bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng. Chẳng hạn, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Trƣơng Thị Kim Dung với đề tài: “Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng (1996)”; Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Trần Thị Thu Thủy với đề tài: “Chế định bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng - thực trạng và giải pháp (1998); Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Chi với đề tài: “Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng - thực trạng và phƣơng hƣớng hoàn thiện”. Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí trong nƣớc xung quanh vấn đề bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Ở mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc tiếp cận vấn đề bảo đảm tiền vay và pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài nghiên cứu khoa học nói trên đƣợc thực hiện cách đây khá lâu và dựa trên nền tảng các quy định pháp luật cũ. Mặt khác, hiện tại các quan điểm lý luận cũng nhƣ những quy định pháp luật thực định về bảo đảm tiền vay đã có nhiều thay đổi, cùng với sự biến động không ngừng của thực tiễn áp dụng pháp luật. Vì lẽ đó, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài này với mong muốn tiếp cận theo các giai đoạn cụ thể của giao dịch bảo đảm tiền vay, phân tích những tồn 11 tại, vƣớng mắc của pháp luật hiện hành để từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này trong thời gian tới là sự đóng góp hữu ích và cần thiết. III. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm góp phần hoàn thiện lý luận về giao dịch bảo đảm tiền vay, hoàn thiện các quy định của pháp luật thực định về bảo đảm tiền vay. Phục vụ cho mục đích nghiên cứu nhƣ trên, Luận văn có nhiệm vụ: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay trong hoạt động ngân hàng; - Chỉ ra và phân tích những điểm bất cập trong các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành về bảo đảm tiền vay, cũng nhƣ thực tế áp dụng các quy định đó vào cuộc sống; - Tổng kết và đƣa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay. IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ các vấn đề về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung mà chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại. Do đó, phạm vi nghiên cứu của Luận văn đƣợc giới hạn nhƣ sau: - Về các biện pháp bảo đảm: tập trung nghiên cứu 3 biện pháp đƣợc các ngân hàng thƣơng mại sử dụng chủ yếu hiện nay là: Cầm cố, thế chấp và bảo lãnh; - Về các giai đoạn của một giao dịch bảo đảm: Trong 3 giai đoạn xác lập (ký kết), thực hiện và xử lý tài sản đảm bảo, Luận văn chỉ tập trung vào giai đoạn xác lập và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cho các ngân hàng. Ngoài ra, trong Chƣơng 2, Luận văn không đề cập đến tất cả các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay mà chỉ tập trung phân tích, luận giải về các quy định chƣa rõ ràng, bất hợp lý và gây khó khăn, vƣớng mắc cho ngƣời áp dụng. Cách tiếp cận này nhằm mục đích phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật, chứ không nhằm tạo ra cái nhìn khái quát về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật hiện 12 hành. V. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu; phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá, khái quát hoá và hệ thống hóa vấn đề và một số phƣơng pháp nghiên cứu khác. VI. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bản Luận văn đƣợc thiết kế gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại [...]... NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 KHÁI LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Bản chất và vai trò của giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.1 Bản chất của giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay trong hoạt động cho. .. việc bảo đảm thi hành nghĩa vụ dân sự (trong đó chủ yếu là sự bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay ngân hàng) ngày càng trở nên cấp bách và thiết thực 1.1.1.2 Vai trò, sự cần thiết của giao dịch bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Nhƣ đã dẫn ở trên, giao dịch bảo đảm tiền vay hiện đang là giải pháp quản trị rủi ro khá phổ biến của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và thực. .. nhận bảo đảm và các bên liên quan xoay quanh một giao dịch bảo đảm Pháp luật về bảo đảm tiền vay điều chỉnh các vấn đề về chủ thể, khách thể và nội dung của một giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại Về chủ thể, pháp luật quy định những chủ thể nào sẽ đƣợc tham gia vào một giao dịch bảo đảm tiền vay, tham gia với tƣ cách gì Về khách thể, pháp luật. .. với hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại Sở dĩ việc bảo đảm tiền vay trở nên quan trọng và cần thiết đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại là vì các lý do cơ bản sau đây: Một là, sự bảo đảm bằng tài sản cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay mang đến cho chủ nợ là ngân hàng cả phƣơng tiện kinh tế lẫn khả năng pháp lý để thu hồi đủ số nợ tiền vay từ các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng Trong. .. năng trả nợ của khách hàng vay là chƣa rõ ràng và chắc chắn, cùng với sức ép từ phía Nhà nƣớc về yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay thì giao dịch bảo đảm tiền vay là thực sự cần thiết 1.1.2 Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại Trong thực tiễn giao lƣu dân sự, thật khó thống kê hết các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đƣợc các chủ thể... các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm Cũng có ý kiến cho rằng pháp luật về bảo đảm tiền vay là các quy định của pháp luật điều chỉnh việc ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay Khái quát lại, có thể đƣa ra khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay nhƣ sau: Pháp luật về bảo đảm tiền vay là một nội dung của pháp luật dân sự, thuộc chế định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung, gồm... đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của hầu hết các ngân hàng trên thế giới trong suốt hàng trăm năm qua Cần phải hiểu nhƣ thế nào về bản chất của sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại? Theo Từ điển luật học, sự bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay, hay còn gọi là bảo đảm tiền vay, đƣợc định nghĩa là “biện pháp đƣợc sử dụng để bên cho vay thu hồi nợ trong. .. đem bảo đảm có khả năng phát mại dễ dàng và giá trị tài sản bảo đảm đủ lớn để thanh toán hết số nợ vay cho ngƣời chủ nợ là ngân hàng Việc tiếp cận khái niệm bảo đảm tiền vay từ góc độ kinh tế có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, không chỉ trong việc ban hành pháp luật về bảo đảm tiền vay mà cả trong quá trình áp dụng các quy định này vào thực tiễn cho cho vay của ngân hàng thƣơng mại Xét từ góc độ pháp lý, ... lực, trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại, rất ít khi ngƣời cầm cố cam kết sử dụng biện pháp cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với ngân hàng Những phân tích và luận giải trên đây đã cho thấy rằng có sự khác nhau đáng kể cả về mặt lý luận cũng nhƣ quy định pháp luật về biện pháp cầm cố qua từng thời kỳ và theo từng văn bản pháp luật điều chỉnh Cổ súy cho BLDS... Ngoài những đặc điểm cơ bản trên đây giống nhƣ bất cứ giao dịch bảo đảm nào, giao dịch bảo đảm tiền vay còn thể hiện một số nét đặc thù nhƣ: chủ thể nhận bảo đảm luôn là ngân hàng thƣơng mại; tính phổ biến của giao dịch bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại; nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bởi giao dịch bảo đảm tiền vay là một nghĩa vụ đặc thù (có tính rủi ro cao và có ảnh hƣởng dây . vấn đề lý luận về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái luận về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 13 1.1.1. Bản chất và vai trò của giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hợp đồng
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1995
20. Bộ Tƣ pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản
Tác giả: Bộ Tƣ pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1995
21. Bộ Tƣ pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1998), Thông tin khoa học pháp lý - Chuyên đề về: giao dịch có bảo đảm và đăng ký tài sản trong pháp luật Việt Nam, in tại Công ty in Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin khoa học pháp lý - Chuyên đề về: giao dịch có bảo đảm và đăng ký tài sản trong pháp luật Việt Nam
Tác giả: Bộ Tƣ pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Năm: 1998
22. Bộ tƣ pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa và NXB Tƣ pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển luật học
Tác giả: Bộ tƣ pháp - Viện khoa học pháp lý
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa và NXB Tƣ pháp
Năm: 2006
23. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2004
24. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2003
25. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật La Mã
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2003
26. Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2002
27. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, NXB Tƣ pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật
Nhà XB: NXB Tƣ pháp
Năm: 2006
28. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2001
29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Luật Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng một số nước, Tài liệu hội thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng một số nước
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 1996
30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (Quyển 3), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (Quyển 3)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
31. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (Quyển 4), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (Quyển 4)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
32. TS. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Tƣ pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005
Tác giả: TS. Đinh Trung Tụng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tƣ pháp
Năm: 2005
33. TS. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Tƣ pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Tuyến
Nhà XB: NXB Tƣ pháp
Năm: 2005
34. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2003
36. Vụ Công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Tƣ pháp.IV. Bài viết trên báo, tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005
Tác giả: Vụ Công tác lập pháp
Nhà XB: NXB Tƣ pháp. IV. Bài viết trên báo
Năm: 2005
37. Trương Thanh Đức (2000), “Một số vấn đề pháp lý cần xem xét trong các quy định về giao dịch bảo đảm”, Tạp chí Ngân hàng (03) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý cần xem xét trong các quy định về giao dịch bảo đảm”, "Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Trương Thanh Đức
Năm: 2000
38. Lê Kiên (2006), “Đến tháng 6/2007 hoàn thành việc cấp giấy đỏ”, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (151) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến tháng 6/2007 hoàn thành việc cấp giấy đỏ”, "Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Kiên
Năm: 2006
39. Nguyễn Văn Phương (2004), “Lúng túng về thế chấp một tài sản để bảo đảm cho nhiều khoản vay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lúng túng về thế chấp một tài sản để bảo đảm cho nhiều khoản vay”, "Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
Tác giả: Nguyễn Văn Phương
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN