1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay
Nhƣ đã đề cập ở trên, giao dịch bảo đảm tiền vay là giao dịch diễn ra phổ biến trong giao lƣu dân sự. Để các quan hệ xã hội đó diễn ra trong một trật tự ổn định, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch, hƣớng các quan hệ xã hội này phát triển phù hợp với những mục đích mà Nhà nƣớc và xã hội đặt ra, nhất thiết phải có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Khi đó, xuất hiện khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay.
Hiện nay, tồn tại khá nhiều cách định nghĩa thế về pháp luật về bảo đảm tiền vay. Có ý kiến cho rằng pháp luật về bảo đảm tiền vay là các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm. Cũng có ý kiến cho rằng pháp luật về bảo đảm tiền vay là các quy định của pháp luật điều chỉnh việc ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay...Khái quát lại, có thể đƣa ra khái niệm pháp luật về bảo đảm tiền vay nhƣ sau:
Pháp luật về bảo đảm tiền vay là một nội dung của pháp luật dân sự, thuộc chế định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình ngân hàng và các bên liên quan xác lập, thực hiện, thay đổi và chấm dứt một giao dịch bảo đảm tiền vay, quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ của các bên và phƣơng
thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng giao dịch bảo đảm tiền vay tự thân nó chỉ là một loại quan hệ xã hội. Nhƣng khi đã đƣợc các quy phạm pháp luật điều chỉnh, tác động vào, quan hệ xã hội đó sẽ trở thành quan hệ pháp luật về bảo đảm tiền vay, mang tính chất pháp lý và tạo ra cho các bên tham gia quan hệ các quyền chủ thể, các nghĩa vụ pháp lý nhất định.
Ở nƣớc ta, chế định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong pháp luật dân sự, góp phần rất lớn trong việc tạo ra hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng cho các bên có thể tự do giao kết và thực hiện các giao dịch bảo đảm. Bởi vậy, chế định này luôn có một số lƣợng điều khoản tƣơng đối lớn trong các BLDS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Trong BLDS 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006), chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đƣợc quy định tại Mục 5 Chƣơng XVII Phần thứ ba, từ Điều 318 đến Điều 373.
1.2.1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm tiền vay
Hiện nay, pháp luật vẫn là một phƣơng tiện quan trong nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều chỉnh pháp luật nói chung là quá trình nhà nƣớc dùng pháp luật (với tƣ cách là công cụ điều chỉnh) tác động lên hành vi của các thành viên trong xã hội nhằm đạt đƣợc những mục đích đề ra 26, tr. 525. Trong bảo đảm tiền vay, pháp luật sẽ điều chỉnh hành vi của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và các bên liên quan xoay quanh một giao dịch bảo đảm.
Pháp luật về bảo đảm tiền vay điều chỉnh các vấn đề về chủ thể, khách thể và nội dung của một giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Về chủ thể, pháp luật quy định những chủ thể nào sẽ đƣợc tham gia vào một giao dịch bảo đảm tiền vay, tham gia với tƣ cách gì. Về khách thể, pháp luật sẽ cho phép các loại tài sản nào đƣợc phép tự do đƣa vào làm tài sản bảo đảm tiền vay, tài sản nào bị hạn chế và tài sản nào không đƣợc. Về nội dung, pháp luật về bảo đảm tiền vay ghi nhận các biện pháp bảo đảm tiền vay và chỉ rõ quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong từng biện pháp đó, cũng nhƣ ghi nhận các trình tự, thủ tục để các bên xác lập và thực hiện một giao dịch bảo đảm tiền vay.
Để có thể điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội, pháp luật cần phải sử dụng những phƣơng thức, cách thức tác động phù hợp với các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Quan hệ bảo đảm tiền vay có bản chất là quan hệ dân sự, do đó pháp luật về bảo đảm tiền vay phải sử dụng phƣơng pháp thỏa thuận (tự định đoạt) để điều chỉnh loại quan hệ này mà không áp dụng phƣơng pháp mệnh lệnh nhƣ trong pháp luật hành chính, hình sự. Phƣơng thức điều chỉnh này là phù hợp với thực tiễn giao lƣu dân sự, tăng cƣờng sự chủ động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm của các bên.