- Khó khăn vì pháp luật không cho phép thế chấp quyền sử dụng đất thuê.
2.1.6. Về biện pháp bảo lãnh
Theo tinh thần quy định của BLDS 2005 thì biện pháp bảo lãnh trong Bộ luật mới đƣợc hiểu là biện pháp bảo đảm đối nhân, không đƣa tài sản cụ thể vào thế chấp, cầm cố. Tuy nhiên, do cách quy định không rõ ràng nên sau gần 1 năm kể từ ngày Bộ luật có hiệu lực, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến quy định này.
pháp bảo lãnh, gần nhƣ chẳng có sự khác biệt nào. Không có một điều khoản nào của BLDS 2005 nói rằng bên bảo lãnh không đƣợc đƣa tài sản cụ thể vào thế chấp, cầm cố trong biện pháp bảo lãnh cả. Đúng là nếu chỉ đọc phần quy định về bảo lãnh, khó có thể nhận ra sự khác biệt về bảo lãnh theo BLDS 1995 và BLDS 2005. Tuy nhiên, nếu đối chiếu thêm với phần quy định về biện pháp thế chấp, cầm cố, thì sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt này.
Thế nhƣng, đứng trƣớc quá nhiều ý kiến góp ý, Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định về giao dịch bảo đảm dƣờng nhƣ cũng bị lung lay. Theo đó, tại Điều 46 Dự thảo số 11, Nghị định về giao dịch bảo đảm do Bộ Tƣ pháp chủ trì soạn thảo, có quy định: “Việc xác lập, thực hiện cầm cố tài sản, thế chấp tài sản hoặc biện pháp bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh được thực hiện theo quy định của BLDS, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”. Vô hình trung, quy định này một lần nữa quay trở lại cho phép sự tồn tại của việc thế chấp, cầm cố tài sản cụ thể trong biện pháp bảo lãnh. Điều đó chắc chắn sẽ làm đảo lộn các lý luận, các nguyên tắc về việc phân biệt các biện pháp bảo đảm khi xây dựng BLDS 2005.
Bởi vậy, pháp luật cần có giải thích rõ ràng về vấn đề này, tránh gây khó khăn cho ngƣời áp dụng nhƣ trong thời gian vừa qua.