Về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100)

Chúng tôi cho rằng hiện tại pháp luật chỉ nên quy định về ý nghĩa cũng nhƣ giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Còn việc có đăng ký giao dịch bảo đảm hay không nên để các bên tự thỏa thuận. Nếu các bên thấy rằng giao dịch cần phải đƣợc đăng ký để bảo vệ quyền lợi cho mình, thì tại thời điểm xác lập hợp đồng sẽ thỏa thuận việc đăng ký. Nếu họ thấy việc đăng ký không cần thiết, bởi họ có thể tự mình quản lý, kiểm soát đƣợc tài sản bảo đảm thì có thể không đăng ký và sẽ tự gánh chịu lấy những rủi ro vì sự lựa chọn của mình.

Ngoài ra, hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cũng nên đƣợc tổ chức theo mô hình đơn vị dịch vụ hành chính công. Đồng thời, tập trung việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả các loại tài sản về một cơ quan duy nhất, tránh tình trạng phân tán nhƣ hiện nay. Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm cũng phải đƣợc đơn giản hóa, thực hiện một cách nhanh chóng, đặc biệt là các trƣờng hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký. Cần sớm nghiên cứu áp dụng hình thức đăng ký điện tử thay vì đăng ký giấy nhƣ cách chúng ta đang làm. Nếu thực hiện đƣợc điều đó thì không cần bắt buộc, các bên tham gia giao dịch bảo đảm cũng sẽ tự thỏa thuận đi đăng ký.

3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ đảm tiền vay để thu hồi nợ

Trước hết,pháp luật cần quy định rõ các nguyên tắc chung khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Cụ thể là:

Đối với trƣờng hợp có sự đồng thuận giữa bên bảo đảm và ngân hàng tại thời điểm xử lý về các vấn đề liên quan việc xử lý tài sản bảo đảm (phƣơng thức, thời gian, địa điểm xử lý…) thì việc xử lý sẽ đƣợc thực hiện theo thỏa thuận đó.

Đối với trƣờng hợp không có sự đồng thuận tại thời điểm xử lý nhưng đã có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì các ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo đảm phải tự bán tài sản trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 1 tháng). Sau thời điểm đó mà bên bảo đảm không tự bán, ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm theo các phƣơng thức, thời điểm, địa điểm… mà các bên đã thỏa thuận trong

hợp đồng bảo đảm tiền vay, không cần có sự đồng ý của bên bảo đảm. Trong trƣờng hợp thế chấp (ngân hàng không giữ tài sản), nếu bên bảo đảm không giao tài sản cho ngân hàng xử lý thì các ngân hàng có quyền đề nghị cơ quan công an các cấp hỗ trợ. Ngay khi nhận đƣợc đề nghị của các ngân hàng, cơ quan công an phải có nghĩa vụ cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ ngân hàng cƣỡng chế bên bảo đảm bàn giao tài sản. Ngoài ra, cần quy định rõ rằng các cơ quan liên quan nhƣ cơ quan công chứng, chứng thực, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan sang tên trƣớc bạ… phải tiến hành các thủ tục để hỗ trợ ngân hàng trong việc bán tài sản. Khi xử lý bán tài sản trong trƣờng hợp này, nhất thiết phải đƣợc tiến hành theo thủ tục bán đấu giá công khai, rộng rãi, do ngân hàng trực tiếp bán hoặc thuê một tổ chức có chức năng bán đấu giá thực hiện. Ngoài ra, nếu muốn các ngân hàng cũng có thể khởi kiện ra Tòa án để xử lý tài sản trong trƣờng hợp này. Trong trƣờng hợp các ngân hàng lạm dụng, gây thiệt hại cho bên bảo đảm hoặc ngƣời thứ ba, thì các bên đó có thể khởi kiện các ngân hàng ra Tòa án yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.

Đối với trƣờng hợp không có sự đồng thuận tại thời điểm xử lý và cũng không có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, nếu muốn xử lý tài sản bảo đảm, các ngân hàng nhất thiết phải khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục chung.

Thứ hai, pháp luật cần quy định rõ các trƣờng hợp ngân hàng đƣợc quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Hiện tại, Bộ luật Dân sự 2005 quy định bên nhận bảo đảm đƣợc xử lý tài sản khi “đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận”. Khái niệm “đến hạn” ở đây là quá chung chung, dẫn đến việc cơ quan chức năng hiểu sai, không phù hợp với hoạt động ngân hàng. Ví dụ: Khách hàng vay với thời hạn 3 năm, trả nợ theo phân kỳ (trả góp) 3 tháng/lần. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc thì chỉ cần khách hàng quá hạn trả nợ 1 phân kỳ, thì toàn bộ dƣ nợ vay sẽ đƣợc chuyển sang nợ quá hạn và thu hồi nợ. Về nguyên tắc, tại thời điểm này ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm, mặc dù thời hạn vay 3 năm chƣa hết. Nhƣng các cơ quan chức năng nhƣ Tòa án trong nhiều trƣờng hợp đã không cho ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm với lý do rằng khoản vay chƣa đến hạn trả nợ.

Ngoài ra, trong hợp đồng tín dụng, nhiều khi các ngân hàng cũng thỏa thuận với khách hàng vay về những trƣờng hợp khách hàng phải trả nợ trƣớc hạn (ví dụ khi vi phạm nghĩa vụ thông báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cản trở ngân hàng kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp…). Khi đó, mặc dù nghĩa vụ chƣa đến hạn nhƣng các ngân hàng vẫn có quyền thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

Vì vậy, để phù hợp với tính chất, đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng cũng nhƣ thực tiễn cho vay của ngân hàng, pháp luật cần bổ sung quy định rằng ngân hàng đƣợc xử lý tài sản bảo đảm khi xẩy ra các trƣờng hợp mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trên thực tế, Ngân hàng Quốc Tế thƣờng ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay rằng Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi xẩy ra một trong các trƣờng hợp sau:

+ Bên vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng;

+ Bên vay vốn phải thực hiện trả nợ trƣớc hạn theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nhƣng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ;

+ Khi bên bảo đảm là doanh nghiệp thực hiện việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá, giải thể, phá sản doanh nghiệp;

+ Khi bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc mất tích (bao gồm cả trƣờng hợp bị tuyên bố chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật);

+ Khi bên thế chấp và/hoặc bên vay vốn vi phạm bất kỳ cam kết nào tại hợp đồng bảo đảm.

Tóm lại, những kiến nghị trên đây đƣợc đƣa ra không ngoài mục đích chủ yếu là đảm bảo tính khả thi của pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay, đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào giao dịch bảo đảm, trong đó đặc biệt là việc bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nƣớc ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu với rất nhiều thách thức thì bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại là một trong những nội dung trọng yếu của pháp luật ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Để đạt đƣợc mục tiêu này, pháp luật quy định rất nhiều biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhƣ phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trích lập dự phòng rủi ro, giới hạn tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng...Nằm trong số các biện pháp đó, các biện pháp bảo đảm tiền vay nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đã và đang cho thấy vai trò không thể thiếu và vị trí hết sức quan trọng của mình. Một mặt, các biện pháp này sẽ có tác động mang tính dự phòng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ; mặt khác, giúp ngăn ngừa những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ gây ra. Áp dụng tốt các biện pháp này sẽ giúp cho hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc an toàn hơn, góp phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, kinh tế, đồng thời gián tiếp bảo đảm sự an toàn cho cả nền kinh tế.

Pháp luật của chúng ta đã điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm tiền vay từ rất sớm, thiết lập đƣợc một hệ thống các biện pháp bảo đảm tƣơng đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia giao dịch thực hiện và tuân thủ. Tuy nhiên, trƣớc những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế, của xu thế hội nhập, pháp luật Việt Nam về bảo đảm tiền vay đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần nhanh chóng khắc phục. Sự tản mát, thiếu tính thống nhất, thiếu rõ ràng của các quy định, sự thiếu đồng bộ, cứng nhắc trong cơ chế triển khai, đang làm cho hiệu lực điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm tiền vay suy giảm. Các quy định của pháp luật đang làm cho thời gian thiết lập giao dịch bảo đảm tiền vay kéo dài do phải tuân thủ quá nhiều thủ tục mang nặng tính hành chính quan liêu, làm cho công tác xử lý tài sản để thu hồi nợ của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Mục đích bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng chƣa đạt đƣợc, thậm chí nhiều nơi, nhiều chỗ còn gián tiếp góp phần tạo ra các tranh chấp trong quan hệ bảo đảm tiền vay.

Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005, chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó có bảo đảm tiền vay đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hƣớng phù hợp hơn, hoàn thiện hơn. Thế nhƣng dƣới Bộ luật, vẫn còn nhiều văn bản riêng lẻ, tản mát điều chỉnh hoạt động bảo đảm tiền vay của các ngân hàng. Các khó khăn, vƣớng mắc do pháp luật tạo ra cho các bên tham gia giao dịch vẫn chƣa giảm.

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến pháp luật về bảo đảm tiền vay cho các ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Với nhận thức rằng mọi quy định của pháp luật đều phải phục vụ thực tiễn, chừng nào còn có những vƣớng mắc khi áp dụng trong thực tiễn, chừng đó còn cần phải sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, một đề tài đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác, với hy vọng góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, tạo hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đây là một đề tài tƣơng đối rộng, đề cập đến nhiều biện pháp bảo đảm với rất nhiều nội dung liên quan. Do đó, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ có thể trình bày các vấn đề một cách khái quát, mà chƣa có điều kiện giải quyết thấu đáo các nội dung đƣa ra. Ngoài ra, với hạn chế của một ngƣời chỉ làm thực tiễn, ít có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu lý luận về bảo đảm tiền vay, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến phản biện, đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô và tất cả các bạn để đề tài này có thể đƣợc nghiên cứu chuyên sâu hơn. Dù sao cũng hy vọng rằng những ý kiến nêu ra trong luận văn này sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại nói riêng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Tài liệu tiếng Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)