1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

128 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ HỒNG THẮM PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ HỒNG THẮM PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thanh Thủy Hà Nội, 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt i PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 6 1.1. Khái quát về công chứng và hoạt động công chứng 6 1.1.1. Quan niệm chung về công chứng và hoạt động công chứng 6 1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hoạt động công chứng 10 1.2. Pháp luật công chứng của Việt Nam 15 1.2.1. Khái niệm pháp luật về công chứng 15 1.2.2. Sự phát triển của công chứng và pháp luật công chứng Việt Nam 15 1.2.3. Khái niệm công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện hành 25 1.3. Một số đặc điểm trong quy định công chứng của một số nƣớc trên thế giới 35 1.3.1. Công chứng ở Cộng hòa Pháp 37 1.3.2. Công chứng ở Anh - Mỹ 40 1.3.3. Công chứng ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 42 Tiểu kết chƣơng 1. 45 Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 46 2.1. Quy định của pháp luật công chứng hiện hành về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng 46 2.1.1. Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng 46 2.1.2. Pháp luật về công chứng viên 62 2.1.3. Các bất cập trong quy định của pháp luật về công chứng 72 2.2. Thực tiễn hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 76 2.2.1. Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội 77 2.2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 78 2.2.1.2. Điều kiện về hệ thống cơ quan quản lý, về nguồn nhân lực 78 2.2.2. Thực tiễn hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 79 2.2.3. Các kết quả đạt được sau hơn sáu năm thực thi Luật công chứng 87 2.3. Một số bất cập trong hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội hiện nay 94 2.3.1. Có nhiều vi phạm trong hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng . 94 2.3.2. Hoạt động quản lý nhà nước về công chứng còn bị buông lỏng 97 2.3.3. Nhận thức của người dân về công chứng còn chưa đầy đủ 98 Tiểu kết chƣơng 2 99 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG 100 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật công chứng và quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng 100 3.1.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật công chứng 100 3.1.2. Phương hướng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng . 104 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động công chứng 108 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 108 3.2.2. Giải pháp hỗ trợ khác 114 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LCC 2006 Luật công chứng 2006 Tổ chức HNCC Tổ chức hành nghề công chứng UBND Ủy ban nhân dân VPCC Văn phòng công chứng CCV Công chứng viên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, hoạt động công chứng ở nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò của công chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động công chứng đã tạo ra các bằng chứng, sự an toàn pháp lí cần thiết cho các hợp đồng và các giao dịch dân sự khác, thúc đẩy sự hợp tác giao lưu kinh tế, thương mại, góp phần vào việc phòng ngừa các tranh chấp, vi phạm pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động công chứng với thực tiễn cuộc sống, tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật công chứng số 82/2006/QH11 về công chứng (LCC 2006) đã được thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2007; cùng với sự ra đời của LCC 2006, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động công chứng cũng lần lượt được ban hành như: Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí (Nghị định số 79/2007/NĐ-CP); Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (Nghị định số 02/2008/NĐ-CP), Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP (Nghị định số 04/2013/NĐ-CP). Đồng thời, hiện nay Dự thảo Luật công chứng sửa đổi đang trong quá trình thảo luận, hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua vào đầu năm 2014 đã góp phần tạo nên sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật công chứng nước ta. Có thể khẳng định rằng LCC 2006 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chế định công chứng tại nước 2 ta. Sau gần hai mươi năm kể từ khi được tái lập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, lần đầu tiên văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng đã được “nâng cấp”, thể hiện dưới hình thức một đạo luật. Đặc biệt, LCC 2006 đã chuyển tải một số quan điểm lập pháp hoàn toàn mới lạ với tư duy pháp lý truyền thống cũng như giải quyết thành công một vài hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng trước đó. Có hiệu lực pháp lý kể từ ngày 01/07/2007, cho đến nay Luật công chứng đã đi vào cuộc sống được hơn sáu năm, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức hành nghề công chứng (tổ chức HNCC) hoạt động một cách tương đối hiệu quả trong suốt thời gian vừa qua. Thực tiễn áp dụng Luật công chứng trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đem lại nhiều kết quả khả quan như: Số lượng tổ chức HNCC và công chứng viên (CCV) hành nghề ngày càng tăng về số lượng, vững vàng hơn về chất lượng, chất lượng phục vụ người dân ngày càng tốt và chuyên nghiệp hơn. Các Phòng công chứng duy trì được chất lượng và uy tín, nhiều Văn phòng công chứng (VPCC) xây dựng được thương hiệu tốt, đáp ứng được nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Người dân trên địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi, nhiều lựa chọn hơn khi có yêu cầu công chứng, nhất là người dân tại các huyện, nơi trước đây không có tổ chức HNCC. Luật công chứng là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các giao dịch dân sự, nhưng đến nay, do biến động của tình hình thực tế có nhiều vấn đề mà Luật công chứng chưa tiên liệu được. Điều này dẫn đến thực tiễn thi hành pháp luật công chứng hiện nay ở trên địa bàn cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục để hoạt động này phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong thực tiễn cuộc sống. Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi tập trung của cả nước về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Với đặc điểm là dân số đông, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, phức tạp - đặc biệt 3 là các giao dịch về bất động sản nên thực tiễn thực thi pháp luật về công chứng tại Hà Nội có nhiều thuận lợi song cũng phát sinh nhiều bất cập. Bởi vậy, tác giả đã chọn thành phố Hà Nội là địa bàn nghiên cứu cho luận văn. Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Công chứng, với tư cách là một chế định bổ trợ tư pháp trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kể từ khi Luật công chứng ra đời, đã có một số đề tài luận án, luận văn nghiên cứu về lĩnh vực này. Cụ thể như: Tuấn Đạo Thanh, Luận án Tiến sĩ Luật học, “Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, 2008; Phạm Thị Mai Trang, Luận văn thạc sĩ Luật học, “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”, 2011; Nguyễn Quang Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay”, 2008; Nguyễn Chí Thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, “Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, 2006… cùng một số khóa luận tốt nghiệp khác. Ngoài ra, còn có sách chuyên khảo: Pháp luật công chứng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, 2012 của tiến sĩ Tuấn Đạo Thanh cùng khá nhiều các bài báo, tạp chí viết về vấn đề này như Tạp chí Nghề Luật, số 5 tháng 10/2012 Chuyên đề về Công chứng; Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2/21010 Chuyên đề về công chứng; Đặng Thị Tân Mai, 2010, “Phát triển hệ thống tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Quản lý Nhà nước - Học viện hành chính, số 177 (T10/2010)… Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về công chứng nói chung, tình hình công chứng trên phạm vi cả nước, xã hội hóa công chứng hoặc nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật công 4 chứng Việt Nam dựa trên sự phân tích, so sánh với pháp luật công chứng của các quốc gia khác trên thế giới… tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về tình hình và kết quả hoạt động công chứng của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật hiện hành về công chứng và tổ chức HNCC, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời đưa ra các ý kiến góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công chứng và hoạt động công chứng trong điều kiện hiện nay.  Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích đó, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, phân tích tổng quát các về đề lý luận về pháp luật công chứng và tổ chức HNCC. Hai là, phân tích, đánh giá về pháp luật công chứng và thực trạng thành lập, hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ kết quả đạt được nhằm rút ra các vướng mắc, hạn chế của pháp luật hiện hành và nguyên nhân của những bất cập trong thực thi pháp luật về công chứng. Ba là, đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về công chứng và nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng hiện nay.  Phạm vi nghiên cứu: Với khuôn khổ của Luận văn, luận văn sẽ tập trung đi sâu phân tích một số quy định của pháp luật công chứng hiện hành về thành lập và hoạt động tổ chức HNCC và thực tiễn hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội. • Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm [...]... luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật công chứng và hoạt động công chứng Chương 2: Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Hoàn thi n pháp luật công chứng và nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng 5 Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG... về pháp luật công chứng hiện hành Thứ hai, đánh giá, tổng kết được kết quả hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội sau hơn sáu năm Luật công chứng có hiệu lực Thứ ba, đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn thi n hệ thống pháp luật công chứng, phát triển hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung 5 Kết cấu của Luận... PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1.1 Khái quát về công chứng và hoạt động công chứng 1.1.1 Quan niệm chung về công chứng và hoạt động công chứng 1.1.1.1 Quan niệm công chứng trên thế giới Trên thế giới, nghề công chứng đã có lịch sử hình thành, phát triển hàng ngàn năm, gắn bó chặt chẽ với đời sống dân sự, được người dân và pháp luật tôn trọng Công chứng và việc hành nghề của CCV đã góp... xã hội, được nhà nước thừa nhận và trở thành hoạt 9 động hỗ trợ đắc lực cho công dân và nhà nước trên cả hai phương diện: hỗ trợ hành pháp (quản lý nhà nước) và bổ trợ tư pháp [50, tr.12-13] 1.1.2 Đặc điểm pháp lý của hoạt động công chứng Từ khái niệm về công chứng và hoạt động công chứng, có thể rút ra những đặc điểm pháp lý của hoạt động công chứng như sau: Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính... pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến tổ chức thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng 1.2.2 Sự phát triển của công chứng và pháp luật công chứng Việt Nam 1.2.2.1 Thời kỳ trước khi Luật công chứng 2006 ra đời 15 - Giai đoạn Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Hoạt động. .. quyền là UBND với tổ chức dịch vụ công (Phòng công chứng) , thậm chí người ta còn coi Phòng công chứng như một cơ quan hành chính công quyền Hai là, về mô hình tổ chức công chứng của nước ta vào thời điểm này được tổ chức theo mô hình công chứng nhà nước: Phòng công chứng là cơ quan nhà nước, do Nhà nước thành lập, CCV là công chức nhà nước, hoạt động của Phòng công chứng do ngân sách Nhà nước bao cấp... nước tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác có nhu cầu lớn về công chứng và có đủ điều kiện cần thi t Sau mấy chục năm không tổ chức hoạt động công chứng thì đây là bước cần thi t để đúc rút những kinh nghiệm tiếp tục từng bước xây dựng tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta [15, tr.40] Sau khi Thông tư 574/QLTPK ra đời thì khái niệm đầu tiên về công chứng của nước... thời nhu cầu công chứng của nhân dân 1.1.1.2 Hoạt động công chứng Từ các quan niệm về công chứng ở trên, có thể thấy được, hoạt động công chứng là hành vi của CCV nhằm lập, chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng, giao dịch với mục đích đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật Khởi nguồn của hoạt động công chứng là hoạt động của xã hội,... ở địa phương mình, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý nhà nước về công chứng trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo các tổ chức HNCC hoạt động trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, phát huy được vai trò, tầm quan trọng của công chứng trong đời sống xã hội 1.2 Pháp luật công chứng của Việt Nam 1.2.1 Khái niệm pháp luật về công chứng Pháp luật về công chứng là tổng thể các quy phạm pháp. .. nhà nước Từ đó đến trước khi Luật công chứng ra đời, Chính phủ đã có thêm hai lần ban hành các nghị định về công chứng đó là: + Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 (NĐ số 31/CP) về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước + Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 (NĐ số 75/2000/NĐCP) về công chứng, chứng thực Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ra đời đã đặt ra cơ sở pháp . định của pháp luật công chứng hiện hành về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng 46 2.1.1. Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng 46 2.1.2. Pháp. 2: Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Hoàn thi n pháp luật công chứng và nâng cao hiệu quả hoạt động công. GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ HỒNG THẮM PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Ngày đăng: 09/07/2015, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w