Công chứng ở Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 43)

Pháp là một nước điển hình cho hệ thống công chứng La tinh. Ở Pháp, công chứng là một nghề đã có từ thế kỷ XII, nó trải qua sự thăng trầm của nhiều chế độ khác nhau, qua nhiều cuộc cách mạng và chiến tranh. Năm 1803, chính thể Bonaperte đã cho ra đời luật Vestose. Đây là đạo luật đầu tiên của Pháp về tổ chức và hoạt động mang tính kỹ thuật cao mà một số điều khoản cơ bản của nó vẫn còn hiệu lực đến ngày nay. Sau đó, Luật này được sửa đổi, bổ sung bằng Pháp lệnh cải cách công chứng năm 1945 và nhiều pháp lệnh khác.

Công chứng chiếm vị trí hàng đầu trong số các nghề luật ở Pháp, doanh thu của ngành công chứng đạt 27 tỷ Franc mỗi năm, chiếm khoảng 45% doanh thu của các nghề luật (luật sư, tư vấn, thừa phát lại, bán đấu giá …). Hiện có hơn 7.800 CCV, trong đó có khoảng 1.200 CCV nữ, sử dụng hơn 43.000 nhân viên. Nghĩa là có tất cả trên 51.000 người làm việc trong ngành công chứng so với 32.000 trong ngành luật sư và 17.000 trong ngành tư vấn pháp luật. Có khoảng gần 4.550 phòng công chứng được phân bố trên khắp lãnh thổ và gần 60% công chứng hành nghề trong các hiệp hội nghề nghiệp dân sự. Hoạt động công chứng chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, nó phát triển khá mạnh trong lĩnh vực luật kinh doanh, tư vấn pháp luật [15, tr.26]

Phạm vi hoạt động công chứng ở Pháp rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên có bốn lĩnh vực bao trùm hoạt động công chứng được quy định trong pháp luật của Pháp bao gồm:

- Lĩnh vực gia đình: đây là lĩnh vực mang tính truyền thống của công chứng Pháp. Mọi vấn đề liên quan đến gia sản, cho dù quan trọng hay không quan trọng đều cần có vai trò của CCV để xác nhận: quyền sở hữu tài sản, sự

38

quản lý tài sản (hợp đồng thuê nhà, thuê đất, thuê tài sản, máy móc thiết bị…) hoặc định đoạt tài sản đó ( mua bán, tặng cho, di chúc, chia thừa kế…).

Ở Pháp, CCV là chuyên gia về hôn nhân và gia đình: lập hôn ước, thay đổi chế độ tài sản trong hôn nhân, chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn hoặc sau khi chết. CCV đưa ra lời khuyên về cơ chế quản lý tài sản, dự báo những vấn đề liên quan đến gia đình, đưa ra những lời khuyên thích hợp và hữu ích cho đương sự. Ngoài ra, CCV còn có vai trò giải quyết những vấn đề pháp lý khác nhau như công nhận con ngoài giá thú, con nuôi, đỡ đầu …

- Lĩnh vực bất động sản: Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực quan trọng thứ hai của ngành công chứng. CCV được khách hàng yêu cầu ở mọi mức độ của hoạt động về bất động sản. Đối với lĩnh vực xây dựng thì CCV là một chuyên gia đứng bên cạnh các công ty môi giới bất đông sản hoặc hội điền địa đô thị. Đối với việc kinh doanh bất động sản, CCV tạo nên căn cứ về sở hữu, làm môi giới để người mua và người bán gặp nhau, lập hợp đồng mua bán. Ngoài ra, CCV còn tham gia vào việc quản lý bất động sản, họ chỉ dẫn cho đương sự biết về trị giá của đất đai và nhà cửa thông qua những chuyên gia giám định theo mặt bằng giá thị trường.

- Lĩnh vực kinh doanh: Trong lĩnh vực này, luật pháp chỉ quy định một việc công chứng bắt buộc là chứng nhận việc khai vốn để thành lập công ty. Song trên thực tế, CCV đã tiến hành nhiều hoạt động khác do đương sự yêu cầu như: chứng nhận việc thành lập các tổ chức xã hội, lập các hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng cho thuê, tăng vốn điều lệ, nhượng vốn kinh doanh, giải thể công ty…, một số công ty nhỏ còn yêu cầu CCV tư vấn cho việc tổ chức một phiên họp đại hội đồng hoặc lập một biên bản cuộc họp. CCV tham gia vào luật kinh doanh ở cả hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên, các yêu cầu ở lĩnh vực nông nghiệp có phần nhiều hơn, vì các công ty nông nghiệp quy mô nhỏ hơn các công ty công nghiệp nên không có những trợ lý luật riêng, bởi vậy, CCV trở thành những người tư vấn chính cho họ về mặt luật pháp.

39

- Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn pháp luật dần dần đã trở thành một hoạt động cơ bản của CCV. Ngay từ khi ban hành luật Ventose, CCV đã phải là người đưa ra lời khuyên vô tư cho các bên và làm cho các bên hiểu rõ ý nghĩa và hậu quả pháp lý của hợp đồng. Tòa án đã nhanh chóng xác định nội dung của nhiệm vụ này và trong những thập kỷ qua đã quy định phạm vi khá rộng lớn của nhiệm vụ đưa ra lời khuyên vô tư. Như vậy, CCV không chỉ chủ động ghi nhận ý chí của các bên mà còn phải hỗ trợ cho các bên để họ hình thành ý chí lựa chọn thể thức và quyết định cho hợp đồng của họ.

CCV ở Pháp vừa là viên chức hoạt động nhân danh nhà nước, vừa hành nghề tự do, là người tư vấn đáng tin cậy của cá nhân, công ty và tổ chức. CCV là viên chức công có nhiệm vụ đem lại tính đích thực cho các văn bản và hợp đồng của cá nhân, tổ chức. CCV chịu trách nhiệm cá nhân và thực hiện chức năng của mình một cách độc lập trong khuôn khổ một nghề tự do. Khái niệm công chứng ở Pháp được xác định ở Điều 1 Pháp lệnh ngày 02/09/1995, lấy lại gần như nguyên văn định nghĩa trong Luật 25 Ventose năm 1803: “CCV là

viên chức công được nhà nước bổ nhiệm để lập văn bản và hợp đồng do pháp luật quy định phải công chứng hoặc do khách hàng tự nguyện yêu cầu, đem lại tính đích thực cho các văn bản và hợp đồng đó, có giá trị như văn bản của cơ quan công quyền để đảm bảo chính xác ngày tháng, năm, lưu trữ lâu dài và cấp bản sao công chứng từ bản gốc”. Với vị trí, vai trò của CCV như vậy

nên văn bản, hợp đồng do CCV công chứng có giá trị pháp lý rất cao. Ngay sau khi thực hiện công chứng, văn bản công chứng đã có hiệu lực thi hành ngay gần như là tuyệt đối. Đó là điểm cốt lõi của tính đích thực, chỉ có văn bản công chứng mới có được, văn bản công chứng được coi như một phán quyết của quan tòa [15, tr.25-29].

Hiện nay, hệ thống pháp luật La tinh nói chung, của cộng hòa Pháp nói riêng có ảnh hưởng khá lớn tới xu hướng phát triển của pháp luật công chứng Việt Nam. Điển hình ở việc khái niệm công chứng của LCC 2006 khẳng định chủ thể công chứng là CCV. Việc thay đổi quan niệm về chủ thể công chứng

40

(từ tổ chức hành nghề công chứng sang bản thân CCV) đánh dấu xu hướng chuyển đổi thiết chế công chứng Việt Nam từ mô hình công chứng nhà nước sang mô hình tổ chức công chứng hành nghề tự do. Cách xác định phạm vi công chứng nêu tại LCC 2006 cũng không có gì khác biệt so với quy định về vấn đề này tại Pháp lệnh số 45-2500 của Cộng hòa Pháp [15, tr.12].

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 43)