Phương hướng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 110)

Có thể khẳng định quy hoạch mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng là yếu tố tiên quyết đảm bảo thực hiện thành công các quy định của pháp luật công chứng. Nhận thức được vấn đề này, tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 02/2008/NĐ-CP các nhà làm luật đã khẳng định: “Xây dựng đề án phát triển tổ chức HNCC tại địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án đó sau khi được phê duyệt”, đồng thời Nghị

định 04/2013/NĐ-CP cũng đã nhấn mạnh lại điều này tại Khoản 2, Điều 23:

“Sở Tư pháp giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức HNCC được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại địa phương; tham mưu cho UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được ban hành”.

Trên cơ sở những kết quả đạt được bước đầu, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển tổ chức HNCC ở Việt Nam đến năm 2020 theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, phục vụ tốt các nhu cầu của người dân và xã hội, là công cụ quan trọng bảo đảm an toàn cho các hợp đồng, giao dịch và phòng ngừa các tranh chấp, trở thành một thiết chế không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã có những định hướng sau đây:

Một là, quy hoạch phát triển tổ chức HNCC trên cơ sở bám sát Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp thời các yêu cầu công chứng ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức, bảo đảm công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công; tiến tới thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng giao

105

dịch từ UBND cho các tổ chức HNCC thực hiện nhằm bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp, an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Hai là, xác định công chứng là một dịch vụ công đặc biệt, CCV được

Nhà nước ủy quyền để chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của hợp đồng, giao dịch để tạo ra những bảo đảm pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, ngăn ngừa rủi ro, tranh chấp. Tổ chức và hoạt động công chứng cần có tính ổn định và tính bền vững cao, cần sự quản lý, định hướng, điều tiết chặt chẽ của Nhà nước trong một quy hoạch tổng thể của quốc gia và được triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch ở từng địa phương bảo đảm việc xã hội hóa hoạt động công chứng có bước đi phù hợp, theo quy hoạch và lộ trình cụ thể.

Ba là, phát triển tổ chức HNCC gắn với tăng cường hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng - dịch vụ công đặc biệt phải có bước đi phù hợp, theo quy hoạch và lộ trình cụ thể nhằm bảo đảm cho sự pháo triển hoạt động công chứng trên toàn quốc đạt hiệu quả cao, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường số lượng tổ chức HNCC có quy mô lớn, có tính chuyên nghiệp cao; tăng cường về số lượng, chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của CCV. Xây dựng đội ngũ CCV giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng, uy tín của hoạt động công chứng để yêu cầu công chứng trở thành một nhu cầu tự nguyện của nhân dân.

Cụ thể hóa Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 10/02/2010 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 250/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020” và ngày 17/02/2011 ban hành Quyết định số 240/QĐ- TTg về Tiêu chí Quy hoạch phát triển tổ chức HNCC ở Việt Nam đến năm

106

2020 trong đó, đã đưa ra 4 tiêu chí cơ bản để quy hoạch mạng lưới tổ chức HNCC đến năm 2020 bao gồm:

- Đơn vị quy hoạch;

- Diện tích, điều kiện địa lý, số lượng dân cư và sự phân bố dân cư; - Sự tác động chính sách và pháp luật đến hoạt động công chứng; - Nhu cầu công chứng của xã hội.

Các nguyên tắc cơ bản trong việc quy hoạch gồm:

- Quy hoạch ít nhất 1 tổ chức HNCC trên một địa bàn cấp huyện;

- Quy hoạch tối đa không quá 2 tổ chức HNCC đối với những địa bàn cấp huyện có nhu cầu công chứng trung bình (dưới 6.000 hợp đồng, giao dịch/năm);

- Quy hoạch tối đa không quá 4 tổ chức HNCC đối với những địa bàn cấp huyện có nhu cầu công chứng cao (từ 6.000 hợp đồng, giao dịch đến dưới 12.000 hợp đồng, giao dịch/năm);

- Quy hoạch tối đa không quá 5 tổ chức HNCC đối với những địa bàn cấp huyện có nhu cầu công chứng rất cao (trên 12.000 hợp đồng, giao dịch/năm).

- Bảo đảm tính phát triển bền vững, hiệu quả và bình đẳng trong hoạt động công chứng; tránh xu hướng phát triển lệch lạc, cạnh tranh không lành mạnh. Kết hợp việc quy hoạch số lượng tổ chức HNCC với phát triển quy mô, chất lượng tổ chức HNCC và phát triển số lượng CCV để đáp ứng đầy đủ yêu cầu công chứng trên địa bàn.

- Trong những trường hợp đặc biệt cần phát triển thêm tổ chức HNCC so với mức tối đa đã quy định, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần giải trình rõ về căn cứ trong đề xuất Quy hoạch gửi về Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong Quy hoạch tổng thể.

Với các tiêu chí nêu trên, việc quy hoạch mạng lưới tổ chức HNCC cần đảm bảo các yêu cầu sau:

107

- Đánh giá đúng thực trạng tổ chức, hoạt động công chứng, sự phân bố mạng lưới các tổ chức HNCC, số lượng, năng lực của các tổ chức HNCC, nhu cầu công chứng hiện tại và dự báo nhu cầu công chứng các giai đoạn tiếp theo ở địa phương.

- Bám sát Tiêu chí Quy hoạch để vận dụng cụ thể vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương; kết hợp đầy đủ, hài hòa, hợp lý tất cả các tiêu chí quy hoạch khi xây dựng quy hoạch, phát triển các tổ chức HNCC ở địa phương.

- Quy hoạch tổ chức HNCC phải hình thành được "bản đồ" mạng lưới tổ chức HNCC trên địa bàn về số lượng quy hoạch, vị trí quy hoạch các tổ chức HNCC gắn với lộ trình phát triển cụ thể, tránh việc phát triển "nóng" các tổ chức HNCC cũng như kìm hãm sự phát triển hợp lý của các tổ chức HNCC; phát triển đồng bộ về số lượng và chất lượng dịch vụ của các tổ chức HNCC.

- Phù hợp với chủ trương và định hướng xã hội hóa hoạt động công chứng, chủ yếu phát triển VPCC; những nơi khó khăn chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động công chứng có thể thành lập phòng công chứng để đáp ứng yêu cầu công chứng của nhân dân, có tính đến lộ trình chuyển đổi các phòng công chứng sang hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn hoặc một phần về tài chính.

- Bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, sự phát triển ổn định, bền vững của hoạt động công chứng, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế và yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành liên quan; phối hợp với hoạt động của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở tư pháp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng, các tổ chức HNCC thì Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức HNCC ở Việt Na sẽ được thực hiện một cách triệt để, làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới các tổ chức HNCC rộng khắp và phân bố hợp lý trên cả nước, đáp ứng nhu cầu công chứng toàn bộ các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân trong xã hội.

108

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động công chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)