Công chứng ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 48)

Trước năm 1982, ở Trung Quốc không tồn tại một thể chế công chứng, các việc công chứng đều do các cơ quan hành chính đảm nhiệm. Trước tình hình đó, ngày 13/04/1982, Hội đồng Quốc vụ đã ban hành quy chế tạm thời về Công chứng Nhà nước. Quy định này được xây dựng nhằm thành lập và hoàn chỉnh hệ thống Phòng công chứng Nhà nước để thực hiện chức năng công chứng trên cơ sở yêu cầu của người yêu cầu công chứng, chứng nhận theo quy định của pháp luật về tính xác thực và tính hợp pháp của các văn bản hay sự kiện pháp lý quan trọng, từ đó bảo vệ lợi ích công cộng, quyền, lợi ích chính đáng về nhân thân cũng như tài sản của công dân, bảo vệ hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa tranh chấp và hạn chế khiếu kiện. Phòng công chứng là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng công chứng. Thông qua các hoạt động công chứng, Phòng công chứng thực hiện chức năng hướng dẫn nhân dân tuân theo pháp luật, góp phần bảo vệ hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Quy chế tạm thời ngày 13/04/1982 về Công chứng Nhà nước đã cho ra đời công chứng Trung Quốc theo mô hình công chứng nhà nước bao cấp Collectiviste, giống như ở Liên Xô trước đây và Việt Nam hiện nay. Văn bản này đã đề cập đến một số nguyên tắc rất cơ bản của công chứng La tinh, đây là những yếu tố quan trọng, làm tiền đề cho việc cải cách công chứng Trung Quốc theo mô hình công chứng La tinh.

Trong kỳ họp toàn thể lần thứ 3 Đại hội lần thứ 14 và kỳ họp toàn thể của Đại hội lần thứ 15, Đảng cộng sản Trung Quốc đã đưa ra định hướng cần phải đẩy nhanh tốc độ cải cách và phát triển của công tác công chứng, xây dựng và hoàn thiện thể chế công chứng để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, triển khai đầy đủ vai trò phục vụ, chứng thực và giám sát các phòng công chứng, thúc đẩy ngành công chứng của Trung Quốc trong một giai đoạn phát triển mới. Thực hiện chủ trương của Đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 31/7/2000, Hội đồng Quốc vụ đã phê chuẩn Nghị quyết về các giải pháp cải cách sâu rộng hoạt động công chứng. Đó là một chương trình có

43

hiệu lực pháp luật định hướng việc xã hội hóa công chứng Trung Quốc đến năm 2010.

Từ năm 1982 đến cuối năm 2001, số lượng CCV ở Trung Quốc đã đạt tới 12.956, phân bố khắp 32 tỉnh, 2861 huyện và hơn 20.000 nhân viên làm việc trong 3.194 Phòng công chứng.CCV được phân thành hai loại: CCV là công chức nhà nước hành nghề tại Phòng công chứng như một “cơ quan hành chính” và CCV hành nghề tại Phòng công chứng tư.

Ở Trung Quốc, các CCV với tư cách là các luật gia chuyên nghiệp đảm nhiệm các chức năng công của nhà nước được trang bị các yếu tố cơ bản như ý thức chính trị vứng vàng, đạo đức tốt, giàu kiến thức pháp lý và kinh nghiệm xã hội, họ được tuyển chọn thông qua kỳ thi tuyển. Kỳ thi tuyển được mở ra đối với toàn xã hội, cho cả những người đang làm việc tại Phòng công chứng và cho cả những người tự do. Việc thực hiện kỳ thi được Bộ Tư pháp tổ chức dưới hình thức thống nhất.

CCV phải có giấy phép hành nghề. Giấy phép hành nghề của CCV do Bộ Tư pháp cấp dưới hình thức thống nhất cho những người đã qua được kỳ thi hay kiểm tra và đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nghề sau khi đã theo học một khóa đào tạo nghề nghiệp trong một năm và tập sự trong các phòng công chứng. Không ai có thể hành nghề mà không có giấy phép hành nghề. Chế độ bổ nhiệm theo các chức năng nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng đối với các CCV. Họ hưởng các đãi ngộ phù hợp với các biện pháp đãi ngộ nhà nước đối với chuyên gia và kỹ thuật viên [15, tr.35-39].

Qua việc tổng hợp kết quả nghiên cứu về công chứng một số nƣớc, có thể rút ra một số đặc điểm nhƣ sau:

- Tùy từng đạo luật mà các chủ thể công chứng có thể là cá nhân CCV hoặc tổ chức HNCC. Theo quy định riêng của mỗi quốc gia, tổ chức HNCC được gọi dưới những cái tên khác nhau như: Phòng công chứng, phòng công chứng nhà nước hoặc VPCC … Trong trường hợp chủ thể công chứng là cá nhân CCV, hầu hết pháp luật các quốc gia đều quy định CCV là công chức,

44

viên chức công, công bộc … cho dù họ có được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay không. Đa phần các quốc gia có mô hình tổ chức công chứng hành nghề tự do thường quy định chủ thể công chứng là CCV, trong khi đó pháp luật công chứng của nhiều quốc gia có mô hình tổ chức công chứng nhà nước lại cho rằng tổ chức HNCC mới là chủ thể của hoạt động này. Và nếu chủ thể công chứng là tổ chức HNCC thì thông thường tổ chức HNCC cũng lại là một cơ quan nhà nước (ngoại trừ quy định về VPCC trong Luật công chứng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Đặc biệt, pháp luật công chứng của bất kỳ quốc gia nào cũng quy định khi thực hiện công chứng chính là lúc những CCV đang thi hành công vụ.

- Phạm vi công chứng trong quy định pháp luật của các quốc gia cũng rất phong phú. Pháp luật các quốc gia khi đề cập đến vấn đề này thì có hai cách quy định: một là liệt kê cụ thể từng loại việc mà tổ chức HNCC và CCV phải đảm nhận (ví dụ: chứng nhận chữ ký, làm lễ tuyên thệ và xác nhận), hai là quy định một cách khái quát phạm vi công chứng ( dựa trên hai yếu tố cơ bản là pháp luật bắt buộc phải công chứng hoặc bản thân đương sự tự nguyện yêu cầu công chứng), hiện tại Việt Nam đang quy định theo cách thứ hai. Nhìn dưới một góc độ khác, nhiệm vụ của CCV tại mỗi quốc gia được quy định khác nhau nhưng tựu chung gồm hai phần việc cơ bản là chứng nhận chữ ký của đương sự trên văn bản, tài liệu và xác nhận tính xác thực và tính hợp pháp của sự kiện.

- Mục đích cơ bản của công chứng là tính xác thực và tính hợp pháp của những sự kiện, hợp đồng giao dịch mà nó làm chứng. Tuy mục đích cụ thể của công chứng tại mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất định nhưng tất cả đều nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước, ngăn ngừa vi phạm pháp luật.

45

Tiểu kết chƣơng 1

LCC 2006 với các quy định cụ thể và cởi mở, từ khi có hiệu lực đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để đưa hoạt động công chứng của nước ta đi vào quá trình phát triển toàn diện, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa và trở thành một trong những dịch vụ công có vai trò tăng cường sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng trong khu vực và thế giới. Sau đây trong chương tiếp theo tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu pháp luật hiện hành về thành lập và hoạt động của tổ chức HNCC và việc thực thi ở trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

46

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG

VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 48)