Công chứng ở Anh-Mỹ

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 46)

- Ở Anh, CCV không được chấp nhận mãi cho đến giai đoạn sau của thế kỷ 13 và 14. Ban đầu, các CCV ở Anh được chỉ định bởi đại diện của Giáo hoàng. Vào năm 1279, giám mục của Canterbury được Giáo hoàng trao quyền bổ nhiệm các CCV, bởi vậy trong thời kỳ này, đa số CCV là thành viên của giới tăng lữ.

Phong trào cải cách không tạo ra nhiều thay đổi về vị trí và chức năng của CCV ở Anh. Tuy nhiên, sự ra đời của đạo luật tôn giáo The Ecclesiastical

Licences Act (1533) đã chấm dứt quyền chỉ định CCV của Giáo hoàng và chuyển giao quyền lực đó cho Nhà vua.

Theo truyền thống, các CCV phải lưu lại các giấy tờ quan trọng của tòa án cũng như các giao dịch cá nhân hay các sự kiện khi mà một hồ sơ hay tài liệu chính thức cần được chứng thực và đòi hỏi những kỹ năng hay kiến thức chuyên môn. Nói chung, một CCV có thể được miêu tả như một nhân viên luật có nhiệm vụ phác thảo, chứng thực hay xác nhận bằng con dấu của mình các tài liệu và văn bản khác bao gồm di chúc hay các tài liệu về di chúc, chuyển nhượng tài sản cá nhân, bất động sản và quyền của luật sư. Việc chứng thực các tài liệu bằng chữ ký và con dấu chính thức của CCV nhằm mục đích làm cho chúng trở nên có thể chấp nhận được đối với tòa án hay chính quyền ở nơi mà những tài liệu này được sử dụng.

Trong hầu hết hệ thống xét xử dựa vào thông luật, CCV là người có kinh nghiệm, có khả năng, được đào tạo trong việc phác thảo và chứng thực các tài liệu pháp luật. Cụ thể, chức năng của CCV còn bao gồm việc chuẩn bị những loại tài liệu cụ thể (gồm các giao dịch quốc tế, chứng thư, di chúc và

41

quyền của luật sư), chứng thực các văn bản gốc, giám sát lời tuyên thệ, bản khai có tuyên thệ, cấp giấy chứng nhận cho các tài liệu copy, giấy tờ, chứng thực các hối phiếu. Ở Anh có vài cấp bậc CCV. Các CCV của Anh không chỉ có chức năng chứng nhận các văn kiện pháp lý. Họ cũng có quyền hạn tương tự như các luật sư tư vấn và những người hành nghề luật khác, trừ việc không được đại diện cho người khác trước tòa (ngoại trừ trường hợp được cấp phép). Ngoài ra, còn có loại công chứng khác là các CCV thuộc tầng lớp giáo sĩ có chức năng giới hạn trong các vấn đề sự vụ của giáo hội Anh hoặc những người đủ khả năng khác mặc dù không được đào tạo như là luật sư tư vấn hay tranh tụng, nhưng có kiến thức thích hợp về luật. Những người này phải vượt qua một kỳ kiểm tra.

- Ở một số khu vực và tiểu bang của Mỹ, các CCV được yêu cầu theo các khóa đào tạo đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời họ cũng phải trả qua thời gian học việc trước khi được cấp giấy phép hành nghề. CCV là người được chính quyền bang bổ nhiệm (thường là thống đốc hay bộ trưởng hoặc trong một số trường hợp là cơ quan lập pháp bang) để phục vụ công chúng như là một người làm chứng vô tư, không thiên vị. Trong hầu hết các bang, chỉ có những người có đủ khả năng mới có thể được tuyển dụng vào một chức vụ như thế. Điều kiện thay đổi theo từng bang, nhưng các bang thường tuyển người trong một độ tuổi nào đó và ứng viên phải vượt qua một số kiểu kiểm tra khá đơn giản về luật công chứng và luật pháp. Các CCV ở Mỹ ít bị ràng buộc nghiêm ngặt như các CCV trong hệ thống dân luật hay phần lớn các quốc gia theo thông luật, bởi vì CCV của Mỹ có ít quyền hơn. Ở Mỹ, nếu CCV không phải là luật sư thì họ không thể cung cấp lời khuyên pháp lý hay chuẩn bị tài liệu (bang Louisiana là ngoại lệ) và không thể khuyên người ta nên ký tài liệu như thế nào hay thậm chí kiểu công chứng nào là cần thiết. Trong nhiều trường hợp, CCV không được phép chứng thực bản sao của một loại tài liệu nào đó. Hoạt động công chứng phổ biến nhất ở Mỹ là công nhận và giám sát lời tuyên thệ [30].

42

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 46)