Các bất cập trong quy định của pháp luật về công chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 78)

Sự ra đời của LCC 2006 đã đánh dấu một sự thay đổi sâu sắc trong hoạt động công chứng: công chứng được tách ra khỏi chứng thực, cơ quan công chứng được chuyên sâu vào lĩnh vực chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, hoạt động công chứng bắt đầu được xã hội hóa, việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch từng bước được chuyển giao từ UBND sang các tổ chức hành nghề công chứng để quy về một mối. Qua sáu năm triển khai thực hiện, LCC 2006 đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm tích cực, làm cho hoạt động công chứng được thay đổi mạnh mẽ về chất và lượng, được đông đảo người dân đánh giá tốt. Từ khi có Luật công chứng, tình trạng quá tải công chứng tại các thành phố lớn chấm dứt, mạng lưới các tổ chức HNCC được phát triển nhanh chóng do bên cạnh các Phòng công chứng còn có các VPCC. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện do các tổ chức HNCC được thành lập ngày càng nhiều, dần phủ khắp các địa bàn dân cư làm cho người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ công chứng. Đi công chứng, người dân không còn phải vất vả xếp hàng chờ đợi như trước đây nữa mà đã được nhân viên công chứng đón tiếp chu đáo.

Bên cạnh những ưu điểm đã mang lại cho hoạt động công chứng như trên, pháp luật công chứng còn có một số bất cập:

Thứ nhất, Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công

chứng như Luật Đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật Nhà ở do ban hành trước LCC 2006 hoặc chậm sửa đổi, bổ sung nên các quy định chưa đồng bộ, thiếu thống nhất dẫn đến thực tiễn triển khai Luật công chứng đã phát sinh những vấn đề mà Luật chưa dự liệu, chưa quy định hết.

73

Cụ thể là Luật đất đai 2003, Luật doanh nghiệp 2005 và Luật nhà ở còn có các quy định mâu thuẫn với nhau, thậm chí mâu thuẫn với Luật công chứng. Trong Luật đất đai 2003 quy định một số hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của "công chứng nhà nước" hoặc lựa chọn "công chứng nhà nước", vì vậy một số cá nhân, tổ chức không công nhận hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất do CCV của VPCC chứng nhận. Điều này dẫn đến tình trạng CCV của các tổ chức HNCC, các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chứng và người yêu cầu công chứng lúng túng, cách hiểu khác nhau. Trong nhiều trường hợp các tổ chức HNCC có thể lợi dụng để gây khó dễ cho người dân, cho doanh nghiệp, dẫn tới sự sách nhiễu, phiền hà, thậm chí là lợi dụng để tham ô, tham nhũng.

Thứ hai, một số quy định của LCC 2006 và NĐ 04/2013/NĐ-CP còn

chưa phù hợp:

- Về cơ cấu tổ chức HNCC: Hiện nay theo quy định của pháp luật và trên thực tế đang tồn tại những VPCC chỉ có một CCV. Khi một CCV đó tạm dừng việc công chứng do một nguyên nhân bất kỳ thì hoạt động công chứng tại văn phòng sẽ bị gián đoạn. Mặc dù hiện nay mỗi địa phương đã có nhiều tổ chức HNCC được thành lập để san sẻ công việc cho nhau. Tuy nhiên theo quy định pháp luật, có những việc các tổ chức HNCC không thể san sẻ công việc cho nhau được như sửa lỗi kỹ thuật, sửa đổi nội dung hợp đồng, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng, cấp bản sao từ hồ sơ công chứng. Trong trường hợp có sự gián đoạn hoạt động công chứng, yêu cầu chính đáng của người yêu cầu công chứng không được đáp ứng kịp thời sẽ dẫn đến quyền, lợi ích bị tổn hại. Ngoài ra, hiện đang tồn tại 2 hình thức tổ chức HNCC là Phòng công chứng và VPCC, tuy nhiên, Luật chưa có quy định về việc chuyển đổi các Phòng công chứng thành VPCC khi đủ điều kiện để tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng.

Nghị định 04/2013/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định mà LCC 2006 không đề cập tới như chuyển đổi loại hình VPCC từ doanh nghiệp tư nhân

74

thành công ty hợp danh, thay đổi danh sách CCV là thành viên hợp danh, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng cho VPCC, tạm ngừng hoạt động VPCC..., tuy nhiên các quy định này vẫn còn chưa đáp ứng được với thực tiễn. Các VPCC là một doanh nghiệp đặc thù, bởi vậy, Luật công chứng sửa đổi bổ sung cần nghiên cứu đưa thêm các quy định mới phù hợp hơn.

- Về tiêu chuẩn bổ nhiệm CCV: CCV là một chức danh tư pháp do Nhà nước bổ nhiệm, được Nhà nước ủy quyền chứng nhận các hợp đồng giao dịch. Đây là một đội ngũ đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và bản lĩnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, với tinh thần xã hội hóa “vội vàng”, các quy định của Luật công chứng về tiêu chuẩn CCV còn quá rộng và dễ dãi, nhiều quy định không phù hợp như: tiêu chuẩn bổ nhiệm CCV; đối tượng được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng, vấn đề đào tạo CCV, tập sự hành nghề công chứng, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CCV đã được bổ nhiệm... dẫn đến chất lượng đội ngũ CCV hiện nay còn thấp; một bộ phận CCV, nhất là các CCV được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, tính chuyên nghiệp chưa cao.

- Về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Hiện nay, quy định về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp còn chưa có chế tài và chưa có những quy định rõ ràng như mức bảo hiểm thế nào, bồi thường bao nhiêu, đồng thời chưa thống nhất với Luật bảo hiểm và các luật liên quan nên thực tế rất nhiều VPCC không thực hiện việc mua bảo hiểm cho CCV. Nguyên nhân một phần cũng xuất phát từ phía cơ quan bảo hiểm. Do rủi ro từ hoạt động công chứng là rất khó đánh giá, nên các cơ quan bảo hiểm cũng có sự lưỡng lự khi đầu tư vào lĩnh vực này. Theo kinh nghiệm quốc tế thì hiệp hội công chứng đứng ra mua bảo hiểm nghề nghiệp cho các CCV, khi có rủi ro xảy ra thì bảo hiểm chịu trách nhiệm một phần còn CCV sẽ chịu trách nhiệm vật chất về phần còn lại. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có hiệp hội công chứng toàn quốc để đứng ra giải quyết vấn đề đó với cơ quan bảo hiểm. Do các nguyên

75

nhân trên nên thực tế hiện nay dù Luật quy định là bắt buộc mới chỉ có 74% văn phòng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV.

Đồng thời, như mục 2.1.1 đã phân tích, quy định của LCC 2006 chỉ có VPCC phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV là chưa phù hợp với thực tế, cần có những sửa đổi trong quy định của pháp luật.

- Về Hiệp hội công chứng: Sự tồn tại của hiệp hội công chứng là một nhu cầu khách quan để điều hành, phối hợp hoạt động của các tổ chức HNCC, đặc biệt trong điều kiện hoạt động công chứng được xã hội hóa thì vai trò tự quản của CCV, tổ chức xã hội - nghề nghiệp CCV (Hội công chứng) là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, Luật công chứng không quy định và đề cập vấn đề này nên việc thành lập và hoạt động của Hội công chứng không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh. Công chứng là một nghề đặc thù, vì vậy, việc áp dụng các quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội cùng Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/04/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP vào việc thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp CCV có nhiều điểm chưa phù hợp, khó khăn cho việc thành lập và hoạt động của tổ chức này.

- Quy định về thù lao công chứng, về công chứng ngoài trụ sở: còn chưa rõ ràng đầy đủ nên các tổ chức HNCC còn thu thù lao, thu phí ký ngoài với các mức chênh lệch khác nhau để cạnh tranh, việc ký ngoài trụ sở còn bị thực hiện trái quy định rất nhiều.

- Các quy định trong Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành được xem là tương đối thông thoáng. Trong khi đó, các quy định hướng dẫn cụ thể về quản lý nhà nước, về tổ chức, hoạt động của VPCC còn thiếu và chưa cụ thể. Các văn bản về công chứng chưa được ban hành một cách kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, nên có những lúc chưa kịp thời đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi bức xúc của thực tế đặt ra, ảnh hưởng đến việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách, giảm hiệu

76

lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong nhiều trường hợp, Luật và Nghị Định phải chờ Thông tư hướng dẫn, dẫn dến tình trạng nhiều việc không được giải quyết với lý do chưa có văn bản hướng dẫn hoặc được giải quyết một cách tùy tiện, theo ý chí chủ quan.

Chế tài để xử lý vi phạm trong lĩnh vực công chứng còn thiếu và chưa đủ mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý công chứng còn thiếu về số lượng và chưa chủ động trong triển khai công việc.

Vì những lý do trên, việc sửa đổi, bổ sung Luật công chứng và các Văn bản pháp luật liên quan (Luật đất đai, Luật Doanh nghiệp ...) nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế để thúc đẩy hoạt động công chứng phát triển là rất cần thiết.

2.2. Thực tiễn hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Sau khi Luật Công chứng có hiệu lực, thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị quán triệt Luật Công chứng, Nghị định 02/2008/NĐ-CP và mới đây là Nghị định 04/2013/NĐ-CP đến cán bộ chủ chốt của thành phố, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã và các Phòng công chứng nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức HNCC ở Việt Nam đến năm 2020" và Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức HNCC ở Việt Nam đến năm 2020”, để thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của Luật Công chứng theo lộ trình phù hợp với điều kiện đặc thù của thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã xây dựng “Đề án Quy hoạch phát triển tổ chức HNCC ở Hà Nội đến năm 2020” trình Hội đồng thẩm định đề xuất Quy hoạch tổ chức HNCC của Bộ Tư pháp. Sau khi được phê duyệt, ngày 28/10/2013 UBND thành phố đã ra Quyết định số 6454/QĐ-UBND về việc ban hành kế

77

hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển tổ chức HNCC đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở pháp lý để xác định mục tiêu, các nguyên tắc, định hướng, lộ trình và tổ chức mạng lưới phát triển tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân có yêu cầu công chứng các giao dịch, hợp đồng [51].

Với đặc trưng là thủ đô, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước nên hoạt động công chứng ở Hà Nội có những nét rất đặc thù. Sau đây tác giả sẽ đi vào phân tích các đặc điểm về thành phố Hà Nội để làm rõ hơn về thực tiễn hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 78)