Nhận thức của người dân hiện nay về tính chất, tầm quan trọng của hoạt động công chứng trong đảm bảo an toàn giao dịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung còn chưa đầy đủ. Một bộ phận nhân dân, thậm chí là cả những người đã, đang học luật còn chưa phân biệt được tính chất của hoạt động công chứng của tổ chức công chứng với hoạt động chứng thực của Uỷ ban xã phường, quận huyện dù Luật công chứng đã có hiệu lực được hơn sáu năm. Công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện Luật công chứng nhiều nơi thực hiện hình thức, chưa đi vào chiều sâu, điều này dẫn đến việc áp dụng Luật công chứng chưa thật sự hiệu quả.
99
Tiểu kết chƣơng 2
Sau sáu năm thi hành Luật công chứng, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa và trở thành một trong những dịch vụ công có vai trò tăng cường sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng trong khu vực và thế giới. Nhờ đó, đội ngũ CCV và tổ chức HNCC ở nước ta đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính chuyên nghiệp của hoạt động hành nghề cũng từng bước được nâng cao. Sau khi Luật công chứng được ban hành, số lượng CCV và tổ chức HNCC ở nước ta đã tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động công chứng hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập, rất cần những định hướng và giải pháp tích cực, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật công chứng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế để thúc đẩy hoạt động công chứng phát triển là rất cần thiết.
100
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG