Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.... Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, Đảng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS CAO VĂN THANH
HÀ NỘI - 2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÀ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ QUẢNG NINH TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 8
1.1 Xây dựng gia đình văn hóa là đòi hỏi khách quan của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 8
1.1.1 Quan niệm về gia đình và gia đình văn hóa 8
1.1.2 Xây dây dựng gia đình văn hoá ở Tỉnh Quảng Ninh 15
1.1.3 Yêu cầu xây dựng gia đình văn hoá trong giai đoạn hiện nay 19
1.2 Vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh 26
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh 26
1.2.2 Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh và vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa 30
Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY 33
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh hiện nay 33
2.1.1 Các nhân tố tác động đến vai trò phụ nữ trong gia đình ở Quảng Ninh hiện nay 33
2.1.2 Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay 40
2.2 Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của việc phát huy vai trò phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm vừa qua 59
2.2.1 Những thành tựu, hạn chế của việc phát huy vai trò phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh thời gian qua 59
2.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu và khó khăn, hạn chế 89
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 94
Trang 43.1 Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây
dựng gia đình văn hóa 94
3.1.1 Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa gắn với việc phát triển xã hội 94
3.1.2 Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa gắn với việc giải phóng phụ nữ 95
3.1.3 Nâng cao vai trò của phụ nữ gắn với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, quản lý của chính quyền, đoàn thể trong xây dựng gia đình văn hóa 98
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh từ nay đến 2015 100 3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các ngành, các cấp về vai trò của phụ nữ trong xây dựng giai đình văn hóa 100
3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tham tích cực của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá 105
3.2.3 Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá gắn với việc phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ 107
3.2.4 Nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục ý thức pháp luật cho phụ nữ 113 3.2.5 Nâng cao vai trò của Hội phụ nữ đối với việc xây dựng gia đình và gia đình văn hóa 118
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 118
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HLHPN : Hội Liên hiệp phụ nữ
UBDSGĐ - TE : Ủy ban Dân số Gia đình - Trẻ em
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đổi mới và hội nhập ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước những khó khăn và thuận lợi, điều đó đã và đang tác động đến xã hội nói chung cũng như gia đình Việt Nam nói riêng Trong bước chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại, gia đình không tránh khỏi những biến đổi
từ cấu trúc, chức năng đến hệ thống các giá trị được lưu truyền Vấn đề đặt ra
là cần phải nghiên cứu và xử lý vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu
để gia đình Việt Nam trở thành nhân tố tích cực cho quá trình phát triển đất nước, hướng tới xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vừa thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại
Trong gia đình, mỗi một thành viên đều có vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình, nhưng trên thực tế, trong gia đình người phụ nữ là trung tâm, là linh hồn chủ đạo góp phần to lớn trong việc xây dựng gia đình văn hoá, người phụ
nữ có trách nhiệm rất lớn - họ là người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của các con, họ là sợi dây nối kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và cùng với người chồng làm chủ gia đình, có vai trò to lớn trong việc xây dựng gia đình no ấm, văn minh, hạnh phúc và từ đó góp phần tạo dựng những thế
hệ tương lai tốt đẹp, truyền nối và phát triển văn hoá gia đình, nâng cao văn hoá xã hội
Trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Lênin, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đảng ta đã đề ra chủ trương xây dựng gia đình văn hoá, chủ trương đó được triển khai thực hiện trên phạm
Mác-vi toàn quốc và được nhiều gia đình hưởng ứng đã và đang mang lại những thành công bước đầu, vấn đề đó cũng được coi trọng và trở thành một nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng và nhân dân ta
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế Hai hành lang, một vành đai Việt Nam - Trung Quốc và trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh có vị trí địa lý
Trang 7đặc biệt quan trọng Quảng Ninh là vùng đất cổ, song lại là vùng đất mới bởi những bước khai hoang, mở mỏ và gần như thời đại nào cũng có người từ nhiều miền hội tụ để phát triển kinh tế Trải suốt nhiều thế kỷ, từng cộng đồng dân cư lại có nhiều nét riêng: vùng nông thôn lâu đời, vùng mới khai hoang
và vùng kinh tế mới, vùng đảo với dân chài sống lênh đênh trên thuyền, làng
mỏ, làng lâm nghiệp, làng địa chất và có cả làng bộ đội
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cho các gia đình và từng bước nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình Phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã được triển khai và thu được những thành tựu ban đầu Những thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của phụ nữ Quảng Ninh Các mẹ, các chị đang từng ngày, từng giờ khẳng định vai trò, vị trí của mình không chỉ trong công việc xã hội
mà còn cả trong gia đình, vận động các gia đình khác cùng nhau xây dựng tổ
ấm hạnh phúc, hướng tới xây dựng gia đình văn hoá đóng góp vào sự thành công chung của sự nghiệp đổi mới của tỉnh Quảng Ninh Tuy nhiên, tron thời gian qua ở Quảng Ninh, cùng với những thành tựu về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng cũng chính điều đó cũng đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng mới trong xã hội Những hiện tượng mới này đang tác động tiêu cực đến đời sống của các gia đình và vai trò của phụ nữ Trong những năm gần đây, các tệ nạn xã hội ngày càng có nguy cơ gia tăng và trở thành vấn đề hết sức gay gắt cho xã hội như Các tệ nạn xã hội có thể kể ra như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm, ma túy đang là vấn đề nhức nhối của xã hội nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng Những tệ nạn này không chỉ tàn phá các quan hệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn tiếp tục tàn phá mạnh mẽ đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của các gia đình Cũng trong cơ chế thị trường, đồng tiền, quyền lợi vật chất chi phối mạnh mẽ đến cách nghĩ, lối sống, tác phong đạo đức của một bộ phận không nhỏ dân cư trong xã hội, chà đạp lên đạo lý thông thường trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa họ hàng thân tộc; vợ chồng bất hoà, con cái hư hỏng, người già bị coi thường, nhiều giá trị văn hoá truyền thống bị mai một Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân nảy sinh từ phía gia đình đang tăng lên, gây
Trang 8hậu quả nặng nề đối với đời sống tư tưởng, tình cảm của phụ nữ Quảng Ninh Trong giai đoạn mới cần cải thiện một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ Quảng Ninh cống hiến sức lực của mình cho sự khởi sắc của quê hương trong xây dựng gia đình văn hóa đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Triết học
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Gia đình và vai trò của người phụ nữ là vấn đề mà từ lâu đã được nhiều nhà tư tưởng và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin quan tâm và nghiên cứu
Ở Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến trước thời kỳ đổi mới đất nước, vấn đề gia đình nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng cũng được Đảng, Hồ Chí Minh và Nhà nước ta rất quan tâm, nghiên cứu
và đã đạt được những thành công nhất định Tuy nhiên, kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện và động lực cho công tác nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ Nhìn chung các hoạt động nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ Việt Nam trong thời gian qua đã và đang đi theo chiều hướng tích cực và đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận Nhiều đề tài và công trình khoa học nghiên cứu về gia đình và người phụ nữ trong những năm gần đây đã được triển khai Nhiều trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ được thành lập ở các trường đại học, ở các
đô thị và thành phố lớn Các hoạt động nghiên cứu về gia đình và phụ nữ được triển khai, các hội thảo khoa học có giá trị về gia đình và phụ nữ liên tiếp được tổ chức, các chủ đề nghiên cứu về phụ nữ và gia đình được công bố
Có thể khái quát các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài thành các nhóm sau đây:
Một là, nhóm tài liệu của các nhà xuất bản:
Đỗ Thị Bình (và các tác giả) “Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Nxb Khoa học Xã hội,
Trang 9Hà Nội 2002; Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa
xã hội nông thôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Dương Thoa (1983), Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ; Trung tâm nghiên cứu phụ nữ - gia đình (1995), Gia đình và địa vị người phụ
nữ trong xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Kế hoạch hành động quốc gia
vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 (1997), Nxb Phụ nữ
Hai là, nhóm tài liệu thuộc về luận văn, luận án:
Đặng Thị Linh (1997), Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội “Kinh tế hộ gia đình trong bước chuyển sang cơ chế thị trường ở nông thôn nước ta hiện nay” (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Ngừng), “Thực trạng gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình”; Đề tài “Văn hoá gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay” (luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử văn hoá của Võ Thị Hồng Loan); Đề tài “Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay-thực trạng và giải pháp” (luận án tiến sĩ của Đặng Thị Linh); Đề tài “Bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay” (luận án tiến sĩ của Chu Thị Thoa); Đề tài “Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ hiện nay” (luận án tiến sỹ Triết học Dương Thị Minh); Đề tài “Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay” (luận văn Thạc sĩ Triết học của Lê Cẩm Lệ)
Ba là, nhóm đề tài khoa học và tài liệu tham khảo:
“Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển của nhân cách con người Việt Nam” (do GS Lê Thi làm chủ nhiệm); Đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề đặt ra và giải pháp” (TS Nguyễn Thị Ngọc Dung); “Văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá mới” (Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay số 6/3/1999); “Phát triển kinh
tế gia đình các tỉnh miền núi phía Bắc” (Nguyễn Đức Trình, Phân viện Hà
Trang 10Nội); Nguyễn Thị Ngọc Dung (2002), Báo cáo tổng quan đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Chỉ thị của Ban Bí thư về xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2005), Tài liệu Hội nghị chuyên đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em, trang 145
Nhìn chung, các tác giả và các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vai trò của gia đình, gia đình văn hóa và phụ nữ Trong đó, vai trò phụ nữ trong giáo dục gia đình, trong thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình cũng đã được đề cập, đã đưa ra và luận giải được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng làm sáng tỏ ở mức độ nhất định vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, sản xuất, hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học Đồng thời cũng đưa
ra được những phương hướng và giải pháp để xây dựng gia đình văn hoá và giải phóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay trên góc độ của những vấn đề nghiên cứu riêng Mặc dù các công trình và các đề tài trên tuy đã đề cập đến gia đình và phụ nữ ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đến nay vẫn chưa có một đề tài công trình khoa học nào nghiên cứu về việc phát huy vai trò của người phụ
nữ trong xây dựng gia đình văn hoá nói chung, đặc biệt là vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá ở Quảng Ninh nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích:
Trên cơ sở lý luận về gia đình, về vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa và thực tiễn vai trò của phụ nữ tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Khảo sát, phân tích và làm rõ thực trạng phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Trang 11- Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Quảng Ninh trong hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trò của người phụ nữ và việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hoá hiện nay ở Quảng Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu gia đình văn hoá ở Quảng Ninh, vai trò của phụ nữ Quảng Ninh trong việc xây dựng gia đình văn hoá từ 1986 đến nay, trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò phụ nữ Quảng Ninh trong xây dựng gia đình văn hoá và đề xuất một số phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ Quảng Ninh trong thời gian tới
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên hệ thống những quan điểm của Chủ nghĩa Lênin và quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về gia đình và gia đình văn hoá, về vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hoá
Mác Luận văn kế thừa một số công trình nghiên cứu, các bài viết và tư liệu
có liên quan trong nước và ở tỉnh Quảng Ninh
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phân tích - tổng hợp, quy nạp
- diễn dịch, lịch sử - lôgic, so sánh, thống kê, điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn
6 Ý nghĩa lý luận - thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận để địa phương tham khảo trong việc hoạch định các chính sách có liên quan đến xây dựng gia đình văn hoá và chính sách phụ nữ ở tỉnh Quảng Ninh…
Trang 12- Luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hội học và văn hoá gia đình trong các trường chính trị của tỉnh và các trường đại học, cao đẳng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Gia đình văn hóa và việc phát huy vai trò của phụ nữ Quảng Ninh trong xây dựng gia đình văn hóa
Chương 2: Thực trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát huy vai trò phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian tới
Trang 13Chương 1 GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÀ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ QUẢNG NINH TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
1.1 Xây dựng gia đình văn hóa là đòi hỏi khách quan của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.1.1 Quan niệm về gia đình và gia đình văn hóa
1.1.1.1 Quan niệm về gia đình
Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc sống Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là cái nôi của sự yên bình, là cái nôi vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và cho xã hội Con người bắt đầu từ gia đình, văn hóa bắt đầu từ gia đình mang dấu ấn của văn hóa gia đình Gia đình như một nhóm xã hội được cấu trúc theo theo những chuẩn mực văn hóa nhất định, như một tập hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân (vợ chồng, bố mẹ, con cái và anh chị em…) theo cách nhìn đó, gia đình là một thành quả văn hóa của con người, trên nữa là một thành tố văn hóa con người
Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch
sử của loài người Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người tách khỏi giới loài động vật và tự tổ chức cuộc sống với tư cách là một cộng đồng độc lập, thì cũng là lúc con người tự tổ chức cuộc sống theo các mô hình cộng đồng nhỏ-hình thức sơ khai của gia đình Lúc đầu gia đình chỉ bao gồm các thành viên có quan hệ trực huyết với nhau, chủ yếu là những người mẹ cùng các con, cháu (gia đình mẫu hệ) Sau đó gia đình được mở rộng bao gồm thêm các thành viên khác, có thể có cùng huyết thống song cũng có thể không cùng huyết thống Ngày nay, quan niệm của một số người về gia đình không chỉ đóng khung trong những mối liên quan về huyết thống, về dòng họ, anh em
bố mẹ, cha mẹ nuôi v.v mà gia đình là một phạm vi rộng lớn hơn trên cơ sở những người có tình yêu thương, tương trợ lẫn nhau và cùng chung một số phận
Về quy mô gia đình, lúc đầu số lượng các thành viên gia đình tương đối đông có khi lên tới hàng trăm người Về sau, do yêu cầu thích ứng với cuộc
Trang 14sống ngày càng phát triển của xã hội loài người nên số lượng các thành viên gia đình giảm dần Gia đình hiện đại ngày nay, số thành viên có khi chỉ có từ một đến ba` người Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đồng thời các quan điểm cơ bản về gia đình dường như cũng chưa có sự thống nhất, thậm chí có sự tái ngược nhau
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng qua hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” Quan niệm này chỉ mới dừng lại ở một quan niệm phổ quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay [tr.381]
Nho giáo cho rằng, gia đình chính là một cái nước nhỏ Vì thế, nếu
“một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu Một nhà lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều có lễ nhượng Một người tham lam thì cả nước bị rối loạn” Do đó, một
xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận, thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo, nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo Ngược lại, con cái cũng phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông
bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm, láng giềng Một gia đình hòa thuận còn là một gia đình
mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, biết em ngã thì chị nâng Để làm được điều đó, Nho giáo đòi hỏi mỗi người trong gia đình phải biết giữ gìn và tuân theo lễ, bởi cho rằng, chỉ có lễ con người mới trở thành con người xã hội
Theo tác giả Levy Strauss: gia đình là một nhóm xã hội học được quy định bởi ba đặc điểm: hôn nhân; qua hệ hôn nhân; các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên
Liên Hợp Quốc định nghĩa: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung [tr.90, 91]
Trang 15Ở phương Tây, những năm gần đây xuất hiện nhiều dạng gia đình biến thái khiến cho định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập Chẳng hạn: các tác giả Jame W.Vander Zanden-cho biết: “Một cuộc thăm thăm dò mới đây cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình” Đây có thể coi là một sự mở rộng thái quá trong quan niệm về gia đình mà người Việt Nam khó chấp nhận
Ở Việt Nam, những năm gần đây có nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu bàn nhiều về gia đình nhất là gia đình hiện đại Theo tác giả Lê Thi: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại), gia đình có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế), văn hóa, tình cảm), giữa họ có những ràng buộc về pháp
lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật hôn nhân và gia đình ở nước ta) Đồng thời trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên [41, tr.42]
Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta (2000, Điều 8) cũng khẳng định:
“Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định”
Về mặt Triết học, cần phải hiểu gia đình cả về phương diện tự nhiên và phương diện xã hội có liên quan đến các sinh hoạt có tính cộng đồng của con người C.Mác từng nói “ hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở-đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [t3, tr.41]
Còn theo Ph.Ăngghen, sự xuất hiện, hình thành và phát triển gia đình là
do yêu cầu của con người sáng tạo ra những hạt nhân người, duy trì giống nòi, làm giàu sức lao động của xã hội, cụ thể là do cái ăn, mặc, ở và nhu cầu tái sản sinh để duy trì giống nòi Như vậy, yếu tố chính trong gia đình là con
Trang 16người Con người cùng với sự hợp tác tự nhiên, đơn giản đầu tiên nhằm duy trì cuộc sống của chính họ đã tạo ra gia đình
Như vậy, các tư tưởng trên đây của C.Mác và Ph.Ăghen về gia đình
được hình thành dựa trên hai tiêu chí: một là, do nhu cầu tái sản sinh ra bản
thân mình mà con người cần có gia đình-tồn tại với tư cách là những cam kết
về mặt hôn nhân giữa bố và mẹ (mặt xã hội của gia đình); hai là, kết quả hôn
phối giữa bố và mẹ đã tạo ra các thành viên có cùng huyết tộc có khả năng sống chung với nhau dưới một mái nhà một cách tự nhiên (mặt tự nhiên của gia đình) Gia đình dù ở thời đại nào cũng là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao hay quan hệ tình cảm ) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại)
Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm Ở châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hóa gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hóa phương Tây Và không chỉ có thế, các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại; thực hiện công nghiệp hóa - đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường Cố nhiên, những chuyển biến kinh tế - xã hội mạnh mẽ đó không thể tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội
Dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về gia đình, gia đình văn hoá và tình hình chung của hôn nhân và gia đình có thể nói và căn cứ vào
tình hình chung của hôn nhân và gia đình hiện nay chúng tôi cho rằng: gia đình là một cộng đồng người đặc biệt được hình thành, phát triển và củng cố hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng mặc dù không có quan hệ huyết thống nhưng được xã hội thừa nhận Các thành viên trong gia đình luôn thương yêu quý trọng và có trách nhiệm lẫn nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm về tài sản cũng như
Trang 17người thân mà hoàn thành tốt việc nuôi dưỡng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
1.1.1.2 Gia đình văn hóa và các tiêu chí của gia đình văn hóa
* Về gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa là khái niệm do Ban Chỉ đạo nếp sống mới Trung ương đặt ra như là một mục tiêu để phấn đấu xây dựng gia đình nước ta
Gia đình văn hóa là một danh hiệu để phong tặng cho những gia đình đạt được hoặc thực hiện tốt các tiêu chuẩn do mô hình ấy đặt ra Danh hiệu này chỉ phẩm chất của gia đình, nói lên nếp sống có văn hóa trong gia đình Gia đình văn hóa được coi là một kiểu gia đình mới khác với gia đình truyền thống, hoặc gia đình cũ trong xã hội phong kiến, bởi gia đình, ngoài các yếu
tố truyền thống tích cực đã được chọn lọc còn các yếu tố của thời đại mới, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển
Gia đình văn hóa là một khái niệm động Từ khi ra đời đến nay đã có nhiều thay đổi, từ tên gọi “Gia đình văn hóa” là tên gọi chính thức hiện nay nhưng trước đây nó được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: gia đình mới, gia đình có nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa, gia đình văn hóa mới Để có gia đình văn hóa đứng với yêu cầu, đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, phải thực sự tôn trọng các giá trị văn hóa của gia đình, phải khai thác cho được những giá trị văn hóa mà đặc biệt là các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, kết hợp với việc bổ sung các giá trị văn hóa mới, góp phần làm cho văn hóa gia đình vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, gia đình văn hóa
là sự kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung cũng như các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam nói riêng, từ đó được
bổ sung các giá trị văn hóa hiện đại cho phù hợp với điều kiện của gia đình trong xã hội mới - gia đình hiện đại mang bản sắc Việt Nam
* Các tiêu chí của gia đình văn hóa
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương quan trọng về xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá từ rất sớm Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân tham gia
Trang 18xây dựng đời sống mới trong một quốc gia độc lập Trong cuốn “Đời sống mới trong một quốc gia độc lập mới”, Người coi xây dựng gia đình là một nội
dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống mới Phong trào xây dựng gia đình mới đánh dấu mốc phát triển bắt đầu từ năm 1960 từ 6 gia đình ở thôn Ngọc Tỉnh xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã tình nguyện đi đầu xây dựng gia đình văn hoá với ba nội dung:
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trọng tâm là tham gia xây dựng hợp tác xã, không buôn bán bên ngoài
- Xây dựng tinh thần đoàn kết thôn xóm, giúp nhau trong lao động sản xuất
- Gia đình vệ sinh ngăn nắp, gọn gàng và chi tiêu tiết kiệm
Ba nội dung trên trở thành ba tiêu chuẩn của phong trào xây dựng gia đình ở thôn, xã, huyện, toàn tỉnh rồi sau đó lan sang các vùng lân cận
Trên cơ sở đó khi cả nước thống nhất, Bộ Văn hoá phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam ra Thông tư liên bộ số 35/TT (12/5/1975) về việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình mới, đưa ra tiêu chuẩn gia đình văn hoá:
- Gia đình hoà thuận, bình đẳng, dân chủ, hạnh phúc, tiến bộ
- Thực hiện sản xuất tốt, sinh đẻ có kế hoạch, thực hiện tiết kiệm
- Thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ
Năm 1986, phong trào “xây dựng gia đình mới” được gọi là phong trào
“xây dựng gia đình văn hoá” Sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá VII) họp và ra Nghị quyết về “một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt”, Ban chỉ đạo nếp sống văn hoá Trung ương đã sửa đổi nội dung và tiêu chuẩn gia đình văn hoá với 4 nội dung:
- Xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình
- Đoàn kết xóm giềng
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
Quan tâm đến gia đình và xây dựng gia đình văn hoá được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hoá qua các kì đại hội Đại hội VI (1986), đại hội đặt nền móng cho đường lối đổi mới của Đảng đã khẳng định: Gia đình là tế bào của
Trang 19xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh
tế mới, con người mới Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hoá mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ
có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hoá của gia đình
Trên tinh thần đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006) đều nhấn mạnh tới sự cần thiết phải xây dựng gia đình văn hoá, góp phần thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tại Đại hội XI của Đảng, vấn đề vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn
Trước những biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, cấu trúc và chức năng của gia đình Việt Nam đã có một số thay đổi tích cực phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mới Đại hội X Đảng ta khẳng định rõ: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng, gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia Từ những tiêu chí quan trọng của gia đình văn hóa Việt Nam được đề xuất tại Đại hội VIII của Đảng và được cụ thể hóa thành Chiến lược xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam, đến Đại hội XI, Đảng
ta đã có sự phát triển nhận thức mới về gia đình, đó là: No ấm, tiến bộ, hạnh phúc là những điều kiện cơ bản, quan trọng để gia đình phát triển lành mạnh
Muốn có một “tế bào lành mạnh”, một “nền tảng vững chắc” thì phải xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc
Như vậy, trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến gia đình, khẳng định vai trò to lớn của gia đình-nhân tố quan trọng góp
Trang 20phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội Trước sự phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới, tiêu chí gia đình văn hoá có sự thay đổi, yếu tố “bền vững” của gia đình đã được bổ sung trong luật hôn nhân gia đình mới Do vậy, tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá của Việt Nam không chỉ no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc mà còn “vững bền”
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho gia đình phát triển, nhưng mặt trái của
cơ chế thị trường đang tác động mạnh đến các giá trị của gia đình Trước thực
trạng đó, ngày 21-02-2005 Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 49-CT/TW “về xây dựng gia đình thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, với mục tiêu
chủ yếu của công tác xây dựng gia đình là “ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con”, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” Từ đây, tiêu chí gia đình văn hoá đã mang nội dung toàn diện hơn “ít con”, nhằm xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì mới “ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, vững bền”, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Đến nay, 4 nội dung của tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá trở thành
cơ sở để các địa phương vận dụng một cách sáng tạo vào địa bàn mình, bổ sung thêm một số tiêu chuẩn hoặc chi tiết hoá các tiêu chuẩn bằng nội dung
cụ thể để các gia đình dễ hiểu, dễ thực hiện Trong thời gian qua, phong trào xây dựng gia đình văn hoá được kết hợp với phong trào xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá và trở thành trung tâm cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên phạm vi toàn quốc
Trải qua các thời kỳ khác nhau, các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa cũng có sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội Mới đây, ngày 10 tháng 10 năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 12/2011/TT-BVHTTVDL, trong đó có quy định chi tiết về tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hoá như sau:
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào của địa phương;
Trang 21- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
- Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả
Qua 26 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng ta càng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của gia đình với tư cách là “tế bào” vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người; coi xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 Với tinh thần, nhận thức và biện pháp đó, chúng ta hy vọng trong thời gian tới vị trí, vai trò của gia đình ngày càng được khẳng định và các gia đình Việt Nam ngày càng
“khỏe mạnh” hơn để giữ vững nền tảng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho Việt Nam “cất cánh” nhanh và bền vững
1.1.2 Xây dây dựng gia đình văn hoá ở Tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng “Gia đình văn hóa” là nội dung quan trọng của Phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", được các cấp từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, tiêu chuẩn đạt chuẩn xây dựng gia đình văn hoá, từng tổ dân, khu phố đã được tổ chức, quán triệt, đưa gương người tốt, việc tốt vào tiêu chí bình xét khen thưởng cho mỗi gia đình, đồng thời tổ chức việc bình xét công khai, dân chủ, đúng qui trình trong việc công nhận gia đình văn hoá hàng năm Trong những năm qua, phong trào đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trên địa bàn, khơi dậy niềm tin, sự thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư, trong mỗi bản, làng, trong từng tổ dân, khối phố, phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng Đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau làm giàu chính đáng Công tác trợ giúp các gia đình khó khăn, công tác xoá đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ
Trang 22Thực hiện Nghị quyết Trung ương V khoá VIII và hội nghị lần thứ X Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” Triển khai kế hoạch thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Chính phủ phát động, phát huy truyền thống văn hoá của quê hương, cùng hoà chung với phong trào xây dựng gia đình văn hoá trong cả nước Những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hoá của tỉnh Quảng Ninh đạt được kết quả đáng phấn khởi, việc triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hoá được cấp uỷ, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tích cực triển khai, nhân dân các dân tộc nhiệt tình hưởng ứng thực hiện Phong trào đã khai thác, phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống, đạo lý dân tộc, tạo thành động lực thu hút các gia đình thuộc nhiều thành phần tham gia phong trào, từ các gia đình công nhân, nông dân, tri thức, tiểu thương, lực lượng vũ trang, các thành phần tôn giáo… đều đăng ký tham gia xây dựng gia đình văn hoá
Kết quả số hộ gia đình văn hoá hàng năm được bình xét của tỉnh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Trong phong trào đã xuất hiện nhiều gia đình tiêu biểu xuất sắc, nhiều tấm gương “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “anh em thuận hoà”, mang đậm nét truyền thống của gia đình Việt Nam Các thành viên trong gia đình không chỉ sống có trách nhiệm với nhau mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, xây dựng tình đoàn kết gắn bó, nghĩa tình làng xóm, quê hương
Tính đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 233.886 gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, đạt 83%; (tăng 5,8% so với năm 2010), số gia đình công nhân, viên chức, lao động đăng ký gia đình văn hóa là 87.312 gia đình (tăng 11.064 gia đình so với năm 2010)
Ban chỉ đạo các cấp đã tổ chức tốt hội nghị biểu dương, tôn vinh “Gia đình văn hoá” tiêu biểu các cấp, đưa các tấm gương người tốt, việc tốt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân rộng điển hình Tỉnh
đã tổ chức thành công Hội nghị biểu dương Gia đình tiêu biểu trên các lĩnh vực, trong đó biểu dương 27 gia đình văn hóa được UBND tỉnh khen thưởng, 62
Trang 23GĐVH được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch khen thưởng; 34 GĐVH được Hội LHPN tỉnh khen thưởng Tuyên truyền, cấp phát gần 200 bộ tài liệu (bao gồm Luật bình đẳng giới, tờ rơi về phong trào thi đua, sách Hỏi đáp về Luật bình đẳng giới, sách Gia đình tuổi trung niên ) cho 14/14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến các địa bàn dân
cư
Các gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc là những tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình, là nhân tố điển hình trong phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng dân cư
ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, từng bước hình thành đời sống văn hoá cơ sở lành mạnh, phong phú Kết quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Ninh là những kết quả bước đầu đạt được, có bước chuyển động tích cực, làm thay đổi về nhận thức trong toàn xã hội về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, của phong trào xây dựng đời sống văn hoá nói chung và xây dựng gia đình văn hóa nói riêng Đồng thời, cũng đã góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, làm cho bộ mặt văn hóa ở nông thôn nhiều đổi mới Phong trào được nhân dân các dân tộc đồng tình hưởng ứng thực hiện, khơi dậy và phát huy được tính tích cực, sáng tạo nguồn lực của nhân dân, tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân, góp được nhiều tiền của, nhân lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hoá, tạo ra sự thay đổi bộ mặt văn hoá mới ở các cộng đồng dân cư, nhất là khu vực nông thôn Phong trào
có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện, phát huy dân chủ ở cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Nhân dân chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp, bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc
1.1.3 Yêu cầu xây dựng gia đình văn hoá trong giai đoạn hiện nay
1.1.3.1 Quan điểm của Đảng về vai trò của gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
Trang 24Trải qua các thời kỳ lãnh đạo đất nước, Đảng ta có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển “các tế bào” của xã hội sao cho thật mạnh khỏe, bền vững để tạo đà cho đất nước phát triển.
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đứng trước nhiều vận hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ tới vị trí, vai trò của gia đình theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực Bên cạnh những thành công, tiến bộ, các “tế bào” của xã hội cũng đang chịu nhiều rủi ro, mất mát Trước những yêu cầu đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn
Thứ nhất: Gia đình là nền tảng, tế bào của xã hội
Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội được chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh khẳng định khi bàn về vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội
Kế thừa tư tưởng của các nhà kinh điển, Đảng ta nhận thức sâu sắc về
vai trò của gia đình đối với xã hội Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: Xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh
thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị mới được tiếp thu, nhưng nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam cũng đang mất đi Tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang làm cho nhiều “tế bào” có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu vững chắc
Chính vì vậy, trên cơ sở những tiêu chí quan trọng của gia đình văn hóa Việt Nam đã được Đảng đề xuất từ Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định Chiến lược xây dựng gia đình văn hóa Việt
Nam, tại Đại hội XI, Đảng ta phát triển mới về nhận thức và xác định: No ấm,
tiến bộ, hạnh phúc là những điều kiện cơ bản, quan trọng để gia đình phát
Trang 25triển lành mạnh Muốn có một “tế bào lành mạnh”, một “nền tảng vững chắc” thì phải xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc
Thứ hai, Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: Gia đình là môi trường quan
trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách góp phần chăm lo
xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách
nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.
Đảng ta nhận thức rõ rằng, con người Việt Nam chỉ có thể được trang
bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng cao
Đây là điểm mới trong tư duy Đại hội XI của Đảng ta về vai trò của gia đình đối với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước Gia
đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội Từ những người lao động chân tay giản đơn đến những người lao động trí
óc… đều được sinh ra, được nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình
Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: gia đình không chỉ giữ vai trò
nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách Gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng
tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn gia đình phải
trở thành môi trường tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách cho con người Theo quan điểm của Đảng, gia đình no ấm, bố mẹ thuận hòa,
hạnh phúc là điều kiện, môi trường quan trọng, trực tiếp tạo nên các thế hệ sau có chất lượng cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn lực con người có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay
Trang 26Thứ ba: Gia đình có vai trò giữ gìn, lưu truyền, phát triển văn hóa dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn
và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thông qua các câu chuyện cổ tích, qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hàng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc Từ đó mỗi
cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tính cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Đảng ta chỉ rõ: Trong giai đoạn hiện nay để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội,
mà xét đến cùng, đó là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể
1.1.3.2 Quan điểm của Đảng về biện pháp xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay
Để đạt được mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc
thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian tới ngoài nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, chú ý đến kinh tế trang trại và hộ gia đình Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ cần tập trung vào một số khâu chủ yếu sau:
Một là: Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ
Trên cơ sở tổng kết xây dựng gia đình văn hóa để phát huy những điểm tích cực, tìm cách khắc phục những điểm yếu, Đảng ra chỉ rõ, Chính phủ và các
bộ, ngành cần phải hoàn thiện Chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trong đó cần làm rõ một số nội dung chủ yếu như:
a) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân về vai trò,
vị trí đặc biệt của gia đình đối với xã hội và trách nhiệm của gia đình và cộng
Trang 27đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình kế hoạch công tác hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.
b) Xây dựng gia đình Việt Nam phải trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình Đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình nhằm hướng tới những phẩm chất của con người Việt Nam mà Đại hội
Tại Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ: Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của
xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam Đây là điểm
mới trong nhận thức của Đảng ta về nhiệm vụ xây dựng, phát triển nguồn lực con người trong bối cảnh hiện nay Con người Việt Nam chỉ có thể được trang
bị những phẩm chất về lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống văn hóa, tình nghĩa… nếu có một môi trường xã hội tốt Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của
xã hội Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích Nhà trường có vai trò rất lớn trong việc đào tạo chiến lược con người Phải chịu trách nhiệm trước xã hội về nhiệm vụ “dạy
Trang 28chữ, dạy người”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng cao Cùng với hai chủ thể chính là gia đình, nhà trường thì các tổ chức đoàn thể khác, cộng đồng dân cư phải chung tay, sát cánh trong chiến lược đào tạo con
người, vì bản chất của con người như C.Mác đã chỉ rõ là Tổng hòa các mối
Đồng thời, phải tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác gia đình
Bốn là: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật xây dựng gia đình văn hóa
Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xây dựng gia đình văn hóa như: Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000); Luật Bình đẳng giới (năm 2007); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2008); Pháp lệnh Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 Tuy nhiên, gia đình luôn vận động và biến đổi theo sự vận động của xã hội, vì vậy, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục ban hành, bổ sung một số chính sách mới phù hợp với điều kiện xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế Đồng thời, phải đổi mới nội dung và giải pháp truyền thông về gia đình, nâng cao hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, cùng các kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình
Trang 29Năm là: Tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện bình đẳng giới
Phụ nữ là một nửa nhân loại, là những người mẹ, người vợ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa Hiện nay, phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng so với nam giới, do vậy, họ chưa phát huy hết vai trò của bản thân trong xây dựng gia đình, đồng thời hạn chế sự đóng góp của họ cho toàn xã hội Phụ nữ cần tiếp tục được giải phóng, được chia sẻ
về công việc gia đình, hỗ trợ về các dịch vụ gia đình để họ có thời gian phát triển sự nghiệp Phụ nữ không chỉ được hỗ trợ về công việc gia đình mà còn được tạo điều kiện để nâng cao trình độ, phát triển cá nhân Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao học vấn đối với phụ nữ; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt chức năng thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia
về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực
có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ Đồng thời, phải nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại
và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ
1.2 Vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh
1.2.1.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Quảng Ninh ngày nay được hợp nhất giữa Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh từ tháng 10 năm 1963 theo Nghị quyết khoá II kỳ họp thứ 7
Trang 30ngày 30 tháng 10 năm 1963 của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng: 20,4 - 21,4 độ
vĩ Bắc; 106,26 - 108,31 độ kinh Đông Chiều rộng từ Đông sang Tây, khoảng rộng nhất = 195km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất =102 km Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ Quảng Ninh có vị trí đặc biệt với thành phố Hạ Long là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, có cửa ngõ quốc tế Móng Cái và các cảng biển quan trọng, có lợi thế lớn về thị trường và giao lưu kinh tế ở trong nước và quốc tế Nơi đây có di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa là một trung tâm du lịch biển hàng đầu của Việt Nam
Quảng Ninh vừa có vùng đất liền rộng lớn, vừa có vùng hải đảo bao la với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trên biển, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ Quảng Ninh là một cửa ngõ quan trọng của nước ta, theo quốc lộ 18A và các cảng Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân, là tỉnh thuộc vùng kinh tế trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18 đi qua địa bàn của tỉnh
Quảng Ninh là nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh với di tích văn hóa Yên Tử, Bãi cọc Bạch Đằng, đền Cửa Ông, đình Quan Lạn, đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh Quảng Ninh được xác
Trang 31định là một điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, có hệ thống cảng biển, cảng nước, có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch
Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn héc ta trương bãi ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có
2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối bắt nguồn từ phía sườn đồi đón gió thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 500m, chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, quan hệ giao lưu với các vùng trong nước, nước ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu thuyền, sản xuất muối và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ
đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh…
Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lượng lớn, ngày nay đã
có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lượng lớn, nhỏ đang được khai thác như: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao
lanh pyrôphilít, titan, ăngtymoam, Vàng, Kẽm, Nước khoáng thiên nhiên
Những điều kiện tự nhiên trên đây đã tạo dựng cho Quảng Ninh có ưu thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông - lâm - thuỷ
- hải sản, sản xuất hàng dệt may, thủ công nghiệp phát triển tương ứng
1.2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Quảng Ninh là một tỉnh lớn với diện tích 6.099 km2, đứng hàng thứ 21 trong số 63 tỉnh, thành phố, là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng
của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo Quảng Ninh có
3 Khu kinh tế Vân Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển sớm
Trang 32của nước ta Nơi đây luôn nổi bật trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta với
ba đặc thù: “vùng mỏ” - “vùng than” và “vùng du lịch” Cũng từ ba đặc thù này, hai lĩnh vực kinh tế đã đóng góp vai trò cốt lõi trong nền kinh tế của tỉnh
là công nghiệp và dịch vụ Hai ngành này góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng cũng như cơ cấu kinh tế của tỉnh
Quảng Ninh đã và đang khẳng định tầm quan trọng và tính chiến lược của vùng biển đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh toàn vẹn lãnh thổ Quảng Ninh thật sự trở thành một chân kiềng, một mũi nhọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước Nơi đây hội tụ đủ đa ngành kinh tế bao gồm khai khoáng, nhiệt điện, du lịch, dịch vụ hàng hải, chế biến thủy sản, thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng…
Năm năm qua, kinh tế Quảng Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện Đặc biệt, kinh tế cửa khẩu, du lịch - dịch vụ; thủy sản; công nghiệp chế tạo, vật liệu xây dựng, nhiệt điện khai thác khoáng sản phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cũng trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã cấp phép cho 66 dự
án FDI, với số vốn đăng ký 3.380 triệu USD Quảng Ninh đã và đang phát huy lợi thế, tiềm năng huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, phấn đấu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020
Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng những năm qua Quảng Ninh vẫn giữ tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân cải thiện đáng kể; văn hóa xã hội có những bước tiến tích cực
Kết quả về thu, chi ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2010, Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước Năm 2010 GDP đầu người ước đạt 1.500 USD/năm (Hạ Long 2.882 USD/năm, Móng Cái 2.580 USD/năm, Cẩm Phả vượt 2.000 USD/năm) Năm
2010 lương bình quân của lao động trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5 triệu đồng/tháng, lương công nhân mỏ ước đạt trên 6,5 triệu đồng/tháng
Trang 33Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước Năm
2010 dân số Quảng Ninh là 1.159.463 người trong đó nữ là 556.184 người, dân số thành thị là 667.862 người (chiếm tỉ lệ 58,1%) Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%) Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn tỉnh Tỷ lệ nữ trong độ tuổi lao động (từ 18 - 55 tuổi) là 412.623 người, chiếm 73,8% tổng số phụ nữ và 36,4% dân số toàn tỉnh
Quảng Ninh có 22 dân tộc, các dân tộc có số dân đông nhất là người Kinh (82,60%), Dao (3,84%), Tày (2,71%), Sán Dìu và Sán Chỉ (1,67%), các dân tộc còn lại chiếm 9,18% dân số của tỉnh Nhân dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù sáng tạo kết hợp với truyền thống văn hoá lâu đời Truyền thống đó đã làm cho con người Quảng Ninh vượt qua khó khăn trong các thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm và thiên tai để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày thêm giàu đẹp, văn minh
Những điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội nêu trên cho thấy đây là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển Sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt về tài nguyên khoáng sản, biển, rừng, đất tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặc biệt là người phụ nữ Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn đứng trước nhiều khó khăn
1.2.2 Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh và vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa
Là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, Quảng Ninh có hơn 1,14 triệu người thuộc 22 thành phần dân tộc sinh sống ở khắp 14 huyện thành thị, 184
xã phường thị trấn Xác định rõ gia đình là “tế bào” của xã hội, muốn xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển, đòi hỏi phải xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), làm cho gia đình trở thành nền tảng đạo đức của xã hội, những năm qua tỉnh ta luôn coi trọng việc xây dựng gia đình văn hoá, coi việc xây dựng GĐVH là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi trong thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
Trang 34Xác định mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là xây dựng những giá trị gia đình tiên tiến trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan, hội tụ được nhiều phong trào xã hội khác, nhất là tinh thần tương thân, tương trợ, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm… đã có tác động lớn đến việc xây dựng gia đình văn hóa
Nhiều gương gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội đã được phát hiện, biểu dương và nhân rộng Phong trào triển khai sâu rộng, lan tỏa rộng khắp trên địa bàn khu dân cư, ý thức trách nhiệm các hộ gia đình trong việc tham gia và thực hiện các tiêu chuẩn gia đình văn hóa nâng lên rõ nét Đến nay, trong quá trình phát triển chung, Quảng Ninh đã thu hút nhiều người dân ở các tỉnh khác về sinh sống và lập nghiệp Trong phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung và phong trào xây dựng gia đình văn hóa nói riêng ở Quảng Ninh đã được sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân Cốt lõi là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng con người mới, làm nền tảng
để tạo nguồn động lực xây dựng làng văn hóa, xã, phường, thị trấn văn hóa…
Quảng Ninh đã xác định, xây dựng gia đình văn hoá chính là sự vun bồi cho những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại ngày càng phát triển, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực, làm cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu, khơi gợi được tinh thần, ý thức tự giác tham gia của người dân, trong đó chú ý các gương gia đình vượt khó vươn lên, làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình nhiều thế hệ sống chung mẫu mực, gia đình thể thao, gia đình hạnh phúc… Đây là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể thông qua phong trào thi đua hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn liền với lợi ích xã hội Sự quyết tâm, đồng thuận ấy sẽ khơi dậy phong trào xây dựng gia đình văn hoá ngày càng thiết thực và đạt hiệu quả hơn
Trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá, làng văn hoá, gia đình văn hoá ở Quảng Ninh hiện nay, phụ nữ được nhìn nhận là trung tâm và
là nhân tố đắc lực góp phần vào sự thành công của phong trào Bởi trong lĩnh
Trang 35vực này, phụ nữ là người đi đầu trong việc xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá Họ là nhân tố trung gian điều hoà mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội Trách nhiệm này rất lớn lao đối với người phụ nữ, bởi họ phải lo vun vén sắp xếp thật khéo léo để tạo sự ấm êm trong mọi mối quan hệ Bên cạnh đó, họ còn phải thực hiện tốt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ và đặc biệt hơn, họ còn phải cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của người công dân đối với xã hội Vai trò to lớn của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá ở Quảng Ninh hiện nay được bao quát trên mọi lĩnh vực của cuộc sống; trong gia đình, ngoài xã hội và cả trong mọi mối quan hệ, hoàn thành nó là trách nhiệm lớn lao của người phụ nữ Quảng Ninh hiện nay
Thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX, từ năm 2007 đến nay các cấp Hội phụ nữ tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình
“No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN) tỉnh
Quảng Ninh chỉ đạo lồng ghép nhiệm vụ với thực hiện Chỉ thị 49 ngày 21
tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và thực hiện Nghị quyết 07- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương HLHPN Việt Nam về một số vấn đề
xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái
Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các mô hình về giáo dục gia đình như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ gia đình phòng chống các
tệ nạn xã hội, kiến thức nuôi dạy con, giữ gìn hạnh phúc gia đình cho phụ nữ Hàng năm, HLHPN tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo cơ sở Hội tổ chức cho hội
viên đăng ký xây dựng gia đình 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ nhiều nội dung nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ đối với gia đình nói chung và xây dựng gia đình văn hóa nói
Trang 36riêng, đồng thời thông qua đó cũng tôn vinh những nền tảng, giá trị văn hóa tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam, xây dựng sự gắn kết và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình Điển hình như HLHPN huyện Ba Chẽ phối hợp với phòng Văn hóa Thông tin của huyện tổ chức hội thảo “Vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục lối sống cho thanh thiếu niên trước tình hình hiện nay; HLHPN thành phố Uông Bí tổ chức tọa đàm “Gia đình trong thế kỷ 21”; HLHPN thành phố Cẩm Phả đã xây dựng và triển khai đề án
“Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và HLHPN thành phố Hạ Long tổ chức nói chuyện cho các hội viên về “Văn hóa ứng xử trong gia đình”…HLHPN Tỉnh đã chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp thành lập các câu lạc
bộ “Vai trò của người mẹ với sức khỏe sinh sản vị thành niên”, “câu lạc bộ gia đình hạnh phúc-không có tệ nạm xã hội và “câu lạc bộ nàng dâu hiếu thảo,
mẹ chồng bao dung”…đã trở thành cầu nối giữa Hội phụ nữ với các gia đình
Từ bao đời nay, trong gia đình, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được Ảnh hưởng của người phụ nữ đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình và ngày càng trở nên quyết định hơn Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động, còn trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình Họ
có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dạy con cái không chỉ lúc trẻ mới sinh, mà ngay cả lúc trưởng thành Những đứa con từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ người cha Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức tính của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu "mưa dầm, thấm lâu" Ngoài ra, những đứa trẻ
Trang 37thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của những người gần gũi nhất, chủ yếu là người mẹ
Người phụ nữ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình Tuy ngày nay tỷ lệ phụ nữ tham gia công việc xã hội ngày càng nhiều và thành công không kém nam giới, nhưng nhìn chung công việc nội trợ vẫn còn là mảng công việc chủ yếu do phụ nữ đảm trách Từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm cũng một tay người phụ nữ lo liệu Đó là mảng công việc lặt vặt, tỉ mỉ, chiếm nhiều thời gian nhưng không thể không
có Người phụ nữ đã sắp xếp, tổ chức gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động của mình Người phụ nữ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình Nam giới sau một ngày công tác bận rộn, mệt nhọc có lúc vui nhưng cũng có những lúc thật sự căng thẳng Khi về nhà, họ cần được nghỉ ngơi, cần được hưởng không khí ấm cúng của gia đình, cần nhìn thấy những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ cũng cần có những bữa cơm ngon, cần thấy nhà cửa ngăn nắp, gọn sạch và nhất là người vợ dịu dàng, ân cần chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với gia đình bên chồng sẽ làm cho tan biến đi những lo toan, vất vả Rõ ràng, tất cả những công việc trên phụ thuộc vào tính cách của người phụ nữ Để điều hòa được các mối quan hệ gia đình, nó đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu khó và sự tinh tế ở người phụ nữ
Người phụ nữ góp phần hỗ trợ người chồng thành đạt trong cuộc sống Trong công việc, có những lúc người chồng thất bại, giảm sút ý chí và tinh thần, thì người vợ ngoài việc chu tất công việc gia đình, phải thật sự thông cảm, khéo léo động viên chồng và tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại niềm tin, thêm nghị lực mà vượt qua sóng gió không lúc nào không tồn tại trong cuộc sống Đó là những biểu hiện của sự khôn ngoan, chín chắn, có bản lĩnh và có văn hóa ở người phụ nữ Bên cạnh đó, người phụ nữ có vai trò trong các hoạt động xã hội, các mối quan hệ xã hội tốt đẹp (xóm giềng, thân tộc, bạn bè, cơ quan, đoàn thể ) sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ gia đình thêm gắn bó, chan hòa vì có sự mến mộ của những người khác dành cho gia đình
Có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Quảng Ninh nói riêng vẫn đang ngày càng
Trang 38tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội Khi nền kinh tế càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn
Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động…
Trong thời gian quan, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội mà vai trò của người phụ nữ không ngừng được nâng cao Tuy nhiên, hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới Tỷ số giới tính (số nam/100 nữ) năm 2011 của toàn bộ dân số là 97,9, riêng ở thành thị là 95,0, ở nông thôn là 99,3, nhưng tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/ 100 bé gái) trên phạm
vi cả nước là 111,9 (trong đó thành thị là 114,2, nông thôn là 111,1) Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam hiện chưa phải ở mức báo động, nhưng cần có những biện pháp ngăn chặn hiện tượng lựa chọn giới tính dẫn đến mất cân bằng giới như một số nước ở châu Á đang đối mặt (Trung Quốc, Ấn Độ,…) Một biểu hiện khác nữa là tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng, tình trạng lạm dụng tình dục đối với trẻ em gái, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra ở một số nơi Những hạn chế trên đòi hỏi không chỉ HLHPN, các đoàn thể quần chúng mà còn đòi hỏi chính quyền các cấp quan tâm giải quyết để phát huy vai trò của phụ nữ hơn nữa
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh hiện nay
2.1.1 Các nhân tố tác động đến vai trò phụ nữ trong gia đình ở Quảng Ninh hiện nay
2.1.1.1 Sự tác động của các nhân tố truyền thống, lịch sử
- Nền sản xuất nhỏ và tâm lý tiểu nông:
Đất nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, đại đa số dân cư là nông dân, nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, manh mún là chủ yếu và phổ biến Kinh tế trồng lúa nước tiểu nông làm cho con người phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên Từ ngàn xưa, người dân Quảng Ninh trên mảnh đất này đã có truyền thống tôn trọng tình nghĩa, trong mọi hoàn cảnh họ biết đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để cùng sản xuất và sinh sống trong mảnh đất thiêng liêng này Trong điều kiện ấy đã hun đúc nên trong con người Quảng Ninh triết lý sống về cội nguồn, lòng nhân ái đoàn kết cộng đồng mà trong đó nổi bật nhất
là tình yêu quê hương đất nước và cũng từ đó họ càng quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mà ông cha mình để lại Từ trong gian khó, người dân nơi đây đặc biệt là các thế hệ phụ nữ Quảng Ninh đã chung lưng đấu cật
để biến vùng đất nơi đây từ vùng núi non hiểm trở thành những xóm làng trù phú đông vui, nhộn nhịp ngày nay Tính cộng đồng của người dân Quảng Ninh đã ăn sâu bám rễ vào các “tế bào” của xã hội đó là gia đình, đồng thời tính cộng đồng cũng chính là điều kiện để gia đình tồn tại, tạo nên những tình cảm, tâm lí, phong tục, tập quán và phong cách sống của mỗi con người nói chung cũng như của các gia đình ở Quảng Ninh nói riêng Vì vậy, phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình chính là để củng cố vững chắc hơn tính cộng đồng của con người nơi đây
Với nền sản xuất nhỏ các gia đình ở Quảng Ninh vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ lợi ích gia đình, làng xã Cuộc sống làng xã khép kín, đã nảy sinh
Trang 40tâm lí tự bằng lòng với cuộc sống nhỏ nhoi “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” mà ít quan tâm đến sự vận động của xã hội bên ngoài Mặt khác, do quá coi trọng yếu tố cộng đồng nên tự do cá nhân thường bị vi phạm, cá nhân phải kìm nén, dập tắt những ý muốn, nguyện vọng riêng tư nếu ý muốn, nguyện vọng đó trái với các chuẩn mực cộng đồng quy định Đó là sản phẩm của quan điểm đặt cộng đồng lên trên hết làm cho tính sáng tạo của mỗi cá nhân trong lao động sản xuất, trong quan hệ xã hội cũng bị hạn chế rất nhiều, điều đó đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của gia đình nói chung và phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình nói riêng
- Văn hoá truyền thống:
Tư tưởng Nho giáo đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tổ chức cuộc sống xã hội có nề nếp, kỷ cương, trong đời sống văn hoá, tâm lí, tình cảm của gia đình
và cộng đồng ở Quảng Ninh Trong giáo dục con người, Nho giáo hướng giáo dục lòng yêu thương đồng loại, coi trọng tình nghĩa hơn lợi ích, lễ nghĩa hơn pháp luật, các quan niệm về xã hội và Nhà nước cùng với tư tưởng “tề gia trị quốc bình thiên hạ”
Nho giáo cũng đề cập đến tư tưởng chuộng gốc Từ đó mà mỗi thế hệ đương đại có bổn phận ghi nhớ, thờ cúng tổ tiên và duy trì sự sinh sôi tiếp nối của gia tộc mình Yếu tố tích cực của Nho giáo tác động đến các gia đình là hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, thương yêu con cháu, vợ chồng chung thuỷ, anh chị em thương yêu nhau Các thành viên có trách nhiệm với nhau, bảo vệ cộng đồng gia đình trên thuận, dưới hoà, trong ấm, ngoài êm Trong quan hệ thôn xóm, tinh thần chung sức chung lòng “tối lửa tắt đèn có nhau” Bên cạnh
đó ảnh hưởng tiêu cực từ Nho giáo đến các gia đình ở Quảng Ninh cũng khá đậm nét, bởi nguyên tắc quan hệ trong gia đình Nho giáo không phải bình đẳng, dân chủ mà là quan hệ trên dưới, quan hệ bổn phận, mọi cá nhân thực hiện chức phận của mình đối với gia đình Nguyên tắc này làm cho con người không dễ đòi hỏi được tự do, nhân cách độc lập, bình đẳng, dân chủ Phụ nữ
và con cái khi sống trong gia đình đều phải phụ thuộc vào người đàn ông, phụ
nữ phải sinh con trai để nối dõi tông đường, nếu không sinh được con trai thì phạm tội bất hiếu lớn “bất hiếu hữu tam, vô hậu chi đại” Phụ nữ không được tham gia hoạt động ngoài xã hội, không được quyền tự do kết hôn Hôn nhân