Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 85)

gắn với việc phát triển xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: "…Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt".

Mặt khác, cũng có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Nói một cách cụ thể hơn, gia đình chính là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục thể chất, nhân cách, đạo đức con người; gia đình cũng là nơi bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Gia đình còn là một đơn vị kinh tế, văn hóa, an ninh cơ sở. Hầu như mọi sự tốt đẹp của xã hội đều được khởi nguồn từ gia đình; điều không vui, không yên của xã hội cũng bắt đầu từ gia đình.

Do vậy, gia đình trong nền văn hóa truyền thống có một tác dụng to lớn trong toàn bộ cuộc đời con người từ giáo dục, giáo dưỡng, đến lúc dựng vợ gả chồng, nuôi dạy con và chuẩn bị cho cái chết, thì vai trò của gia đình trong các đô thị ở Việt Nam hiện nay cũng trở nên đặc biệt quan trọng. Tại Đại hội X, Đảng ta từng xác định: "Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Tại Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng cũng tiếp tục xác định rằng: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành

mạnh, phong phú, đa dạng;… triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra môi trường chính trị - xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được đảm bảo. Quá trình xây dựng môi trường văn hóa phải chú trọng xây dựng đời sống văn hóa, vì đó là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Xây dựng đời sống văn hóa cần phải được tổ chức một cách bài bản, có chủ trương, chiến lược và từ trong từng gia đình Việt Nam…

Xây dựng một gia đình văn hóa ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là mong ước của mọi người, bởi đó chính là điểm tựa vững chắc cho mọi sự phát triển; đó cũng chính là biểu hiện của một xã hội văn minh.

Tóm lại, gia đình là một chất keo kỳ diệu gắn kết các thành viên thành một khối bền vững. Vì thế, xây dựng Gia đình văn hóa là một bộ phận có tầm chiến lược lâu dài trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Lời Bác, ý Đảng, lòng dân đã quyện hòa thành một khối, đẹp thay!

3.1.2. Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa gắn với việc giải phóng phụ nữ gắn với việc giải phóng phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người cho rằng, làm cách mạng mà không giải phóng phụ nữ thì mới giải phóng một nửa thế giới và chỉ làm cách mạng giải phóng dân tộc để có độc lập dân tộc thì phụ nữ mới được giải phóng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nổi bật và bao trùm là tính nhân văn của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị tù đày và khi đã là lãnh tụ cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới phụ nữ. Người cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, nhất là trong xã hội còn chịu ảnh hưởng tàn dư của chế độ phong kiến và đô hộ, áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo Người là cuộc cách mạng giải phóng con người, do đó nếu không giải phóng phụ nữ, một phần nửa xã hội thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Và chỉ có chủ nghĩa

xã hội mới thật sự đem lại lợi ích, chăm lo lợi ích cho con người, trong đó có phụ nữ được chăm lo, được giải phóng. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo sự nghiệp giải phóng phụ nữ khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, bất bình đẳng. Đó cũng là công việc quan trọng trong công cuộc kiến thiết nước nhà, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là huy động phụ nữ tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn lên, thật sự bình đẳng với nam giới.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nổi bật ba nội dung lớn:

Một là, giải phóng về chính trị. Giải phóng phụ nữ là một bộ phận của

giải phóng dân tộc. Bởi vì nước mất, nhà tan, dân là nô lệ, phụ nữ bị đọa đày đau khổ nhất. Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng phụ nữ. Nước có độc lập thì dân mới có tự do. Dân tộc được giải phóng thì phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc ứng cử và bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị theo Hiến pháp, pháp luật.

Hai là, giải phóng về xã hội. Phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong

việc tham gia công việc xã hội. Đồng thời bình đẳng trong hôn nhân với chế độ một vợ một chồng. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình. Bác nhiều lần bày tỏ chính kiến trước công luận là phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến và đầu óc gia trưởng, tư tưởng tư sản, trọng nam khinh nữ. Đồng thời phụ nữ phải tự giải phóng, tự vươn lên làm tốt vai trò người phụ nữ trong chế độ mới, chú trọng thiên chức của người phụ nữ trong gia đình.

Ba là, giải phóng tâm lý tự ti, đầu óc phụ thuộc bởi thân phận người

phụ nữ trong chế độ cũ, phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp phụ nữ Việt Nam trong điều kiện xã hội mới, thật sự giải phóng tư tưởng, giải phóng năng lực của phân nửa xã hội để người phụ nữ vươn lên làm chủ bản thân, gia đình, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên khắp đất nước Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” xuất hiện ngày càng nhiều. Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ,

xuất hiện hàng triệu phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Tiêu biểu nhất là các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hàng vạn, hàng nghìn anh hùng, liệt sĩ là nữ mà tên tuổi của họ còn ghi mãi trong sử vàng dân tộc, làm lay động lòng người hôm nay và mãi về sau.

Trong công cuộc xây dựng nước nhà, tiến hành đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, phụ nữ Việt Nam luôn vươn lên khẳng định vị trí người làm chủ xã hội, thiên nhiên và gia đình, bản thân. Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống, xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, xây dựng gia đình văn hóa mới đều có và ngày càng nhiều phụ nữ tiêu biểu cho phẩm chất, năng lực, đạo đức con người mới.

Vị thế và vai trò người phụ nữ ở nước ta ngày càng nâng cao. Trong gần 20 năm qua liên tục có Phó Chủ tịch nước là nữ. Các nhiệm kỳ Đại hội Đảng luôn có nữ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và nhiều Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, thứ trưởng, tỷ lệ nữ trong quốc hội chiếm 25%... Trong lĩnh vực kinh tế, lao động nữ chiếm tỷ lệ hơn 50% trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và nữ tham gia nhiều nghề mới mà trước chỉ dành cho nam giới. Ở lĩnh vực khoa học, công nghệ phụ nữ tham gia tới gần 40% và tỷ lệ các nhà khoa học nữ đạt hơn 6%. Đặc biệt trong giáo dục, đào tạo và y tế, cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao và có nhiều người có trình độ học vấn cao...

Hiện nay, phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng so với nam giới, do vậy, họ chưa phát huy hết vai trò của bản thân trong xây dựng gia đình, đồng thời hạn chế sự đóng góp của họ cho toàn xã hội. Phụ nữ cần tiếp tục được giải phóng, được chia sẻ về công việc gia đình, hỗ trợ về các dịch vụ gia đình để họ có thời gian phát triển sự nghiệp.

Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ. Đồng thời, phải nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình;

tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Tiếp tục phát huy vai trò người phụ nữ trong thời kỳ mới, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách của Đảng để nâng cao hơn nữa vị thế người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH và trong hội nhập, mở cửa. Thật sự chăm lo cho tổ chức của phụ nữ là hệ thống Hội Phụ nữ Việt Nam, nhất là từ cơ sở thật sự là người đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của phụ nữ, chăm lo ngày càng nhiều hơn, tốt hơn cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với giới nữ, thực hiện bình đẳng giới thật sự cho một nửa dân số, tạo điều kiện để chị em vươn lên đảm đương vai trò trong xã hội và gia đình.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 85)