2.2.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu
- Sự nhận thức và chỉ đạo đúng đắn của Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội:
Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội đã quan tâm đến phụ nữ và phong trào xây dựng gia đình văn hoá của tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành, được cụ thể hoá kịp thời ở từng địa phương đã ảnh hưởng tích cực đến các gia đình, đến mọi thành viên mà đặc biệt là người phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến các chiến lược phát triển con người đó là vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là phải chăm lo cho phụ nữ “vì chăm lo cho phụ nữ cũng tức là chăm lo cho thế hệ mai sau của dân tộc, chăm lo cho sự phát triển của đất nước và toàn xã hội trong tương lai”. Vì vậy việc quan tâm đầu tư các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tức là để nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của toàn xã hội nói chung, các gia đình nói riêng tạo điều kiện cho mọi thành viên phát huy vai trò của mình trong đó có người phụ nữ Quảng Ninh.
- Sự nhận thức kịp thời của cấp uỷ và chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ninh
Cấp uỷ và chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ninh nhận thức kịp thời về tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hoá. Vì vậy cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hóa, tổ, dân khu phố văn hoá, cơ quan văn hoá… được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh do tỉnh Quảng Ninh phát động đã đặt các gia đình và phụ nữ vào vị trí trung tâm của phong trào. Bên cạnh đó, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan: HLHPN, UBDSGĐ - TE, Sở
Văn hoá Thể thao và Du lịch đã góp phần to lớn để phụ nữ Quảng Ninh có điều kiện cùng với các thành viên trong gia đình hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
- Sự năng động, sáng tạo, nhạy bén của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh
Với tính năng động, sáng tạo, nhạy bén trước cái mới, HLHPN tỉnh Quảng Ninh đã mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu, khai thác và mở rộng các mô hình làm ăn kinh tế, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc đã khơi dậy tiềm năng của các thế hệ phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em vươn lên xây dựng gia đình ngày càng no ấm, hạnh phúc, vững bền.
- Các thế hệ phụ nữ ở Quảng Ninh đã nhận thức, nỗ lực phấn đấu trong việc xây dựng gia đình mới
Phụ nữ Quảng Ninh đã nhận thức tương đối đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá. Các thế hệ phụ nữ và các thành viên trong gia đình nỗ lực phấn đấu cùng nhau hoàn thành trọng trách của mình, góp phần tạo sự khởi sắc của quê hương Quảng Ninh giàu đẹp, giàu truyền thống anh hùng, xây dựng gia đình ở Quảng Ninh “ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, vững bền”.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế
- Sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường:
Quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người phụ nữ trở nên năng động, sáng tạo và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Tuy nhiên cũng chính quá trình đó đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của người phụ nữ, yếu tố văn hoá lai căng, hoà nhập và dễ thích nghi được coi trọng, trong khi đó những yếu tố văn hoá truyền thống bị thờ ơ, mai một. Lối sống coi trọng đồng tiền, vì lợi bỏ nghĩa đã ảnh hưởng đến các gia đình làm vai trò người phụ nữ bị lu mờ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Trình độ dân trí trong một bộ phận phụ nữ còn thấp:
Một bộ phận phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc trình độ văn hoá còn thấp, hiểu biết xã hội còn hạn chế. Nguồn nghiên cứu ở Quảng Ninh cho thấy “người phụ nữ ngoài việc làm trong xã hội, khi về nhà
vẫn phải tất bật nhiều việc không tên, khi thăm dò mô hình 24 giờ, người phụ nữ đảm đang chiếm tỉ lệ rất cao. Theo thống kê, nam: sản xuất chiếm 38%, nghỉ ngơi, ngủ 55%, việc gia đình 7%; nữ: sản xuất 38%, nghỉ ngơi 33%, việc gia đình 28%”. Như vậy, người phụ nữ rất cực nhọc để lo cho gia đình, không có thời gian học hành để nâng cao tầm hiểu biết. Vì vậy, một bộ phận phụ nữ sống an phận, tự ti không phấn đấu vươn lên trong học tập để nâng cao trình độ học vấn, trình độ nhận thức, hiểu biết xã hội. Hạn chế về nhận thức chính trị, pháp luật đẩy họ đến những suy nghĩ tiêu cực, thiếu tri thức, thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện, làm họ hạn chế khả năng trong việc chăm lo hạnh phúc gia đình.
- Những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
Kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển đó là một lực cản làm cho gia đình và phụ nữ thiếu sự quan tâm đến xây dựng gia đình văn hoá. Phụ nữ phải chống chọi với những hậu quả mà thiên nhiên gây ra, không có điều kiện để tham gia các hoạt động cộng đồng để nâng cao trình độ thực hiện xây dựng gia đình văn hoá.
Cường độ lao động của phụ nữ trong gia đình và xã hội tăng nhưng thu nhập chưa tương xứng bởi thực tế công việc gia đình họ không được trả công. Mặc dù chúng ta đã rất cố gắng trong việc giải phóng phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực, nhưng phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong sinh con, nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình. Chính điều này gây khó khăn cho quá trình phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác của người phụ nữ.
- Vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp:
Cấp uỷ và chính quyền các cấp một số nơi còn hạn chế về nhận thức nên việc vận dụng, triển khai chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tế còn lỏng lẻo, chiếu lệ. Khi bình xét gia đình văn hoá thì chạy theo số lượng thiếu kiểm tra, đôn đốc. Do đó, không tác động được đến các gia đình và phụ nữ, làm cho công tác thiếu đồng bộ, hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác phụ nữ còn yếu và thiếu, lại phải di chuyển công tác nhiều nơi nên việc phối hợp công việc chưa chặt chẽ, hiệu quả kém. Ngoài ra một số nơi công tác phát động phong trào mang tính hình thức, nặng về bề nổi, thiếu chiều sâu nên không có sức sống vững bền.
- Về các chính sách kinh tế, xã hội:
Một số chính sách - xã hội của Quảng Ninh chưa thể hiện rõ trách nhiệm giới, nên chưa lôi kéo được đông đảo tầng lớp phụ nữ tham gia. Phân công lao động chưa bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới đã làm cho phụ nữ giữ vai trò 3 mặt: công việc tái sản xuất, sản xuất và công việc cộng đồng nặng nề hơn nam giới. Điều đó làm cho lao động của phụ nữ không được đánh giá đầy đủ như nam giới, khoảng cách giới vẫn chưa được thu hẹp. Vì vậy, phụ nữ khó có thể phát huy vai trò của mình thực sự hiệu quả mang lại thành công của phong trào.
- Sự thiếu ý chí phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cùng tư tưởng an phận của bản thân phụ nữ:
Do ảnh hưởng từ văn hoá truyền thống nên một bộ phận phụ nữ có thói quen cam chịu, an phận, tự ti, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên để nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết xã hội, thờ ơ với nhận thức chính trị và kiến thức pháp luật, không dám và không đủ khả năng nói lên chính kiến của mình trong gia đình. Chính sự hạn chế đó đã kìm hãm khả năng cống hiến của họ, đẩy họ đến những suy nghĩ tiêu cực và không chịu vươn lên.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Phƣơng hƣớng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa