Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 29)

1.2.1.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Quảng Ninh ngày nay được hợp nhất giữa Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh từ tháng 10 năm 1963 theo Nghị quyết khoá II kỳ họp thứ 7

ngày 30 tháng 10 năm 1963 của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng: 20,4 - 21,4 độ vĩ Bắc; 106,26 - 108,31 độ kinh Đông. Chiều rộng từ Đông sang Tây, khoảng rộng nhất = 195km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất =102 km. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km. Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng. Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Quảng Ninh có vị trí đặc biệt với thành phố Hạ Long là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, có cửa ngõ quốc tế Móng Cái và các cảng biển quan trọng, có lợi thế lớn về thị trường và giao lưu kinh tế ở trong nước và quốc tế. Nơi đây có di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa là một trung tâm du lịch biển hàng đầu của Việt Nam.

Quảng Ninh vừa có vùng đất liền rộng lớn, vừa có vùng hải đảo bao la với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trên biển, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Quảng Ninh là một cửa ngõ quan trọng của nước ta, theo quốc lộ 18A và các cảng Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân, là tỉnh thuộc vùng kinh tế trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18 đi qua địa bàn của tỉnh.

Quảng Ninh là nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. với di tích văn hóa Yên Tử, Bãi cọc Bạch Đằng, đền Cửa Ông, đình Quan Lạn, đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác

định là một điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, có hệ thống cảng biển, cảng nước, có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch.

Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn héc ta trương bãi ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối bắt nguồn từ phía sườn đồi đón gió thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 500m, chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, quan hệ giao lưu với các vùng trong nước, nước ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu thuyền, sản xuất muối và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh…

Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lượng lớn, ngày nay đã có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lượng lớn, nhỏ đang được khai thác như: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao lanh pyrôphilít, titan, ăngtymoam, Vàng, Kẽm, Nước khoáng thiên nhiên...

Những điều kiện tự nhiên trên đây đã tạo dựng cho Quảng Ninh có ưu thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông - lâm - thuỷ - hải sản, sản xuất hàng dệt may, thủ công nghiệp... phát triển tương ứng.

1.2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Quảng Ninh là một tỉnh lớn với diện tích 6.099 km2, đứng hàng thứ 21

trong số 63 tỉnh, thành phố, là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng

kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế Vân Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển sớm

của nước ta. Nơi đây luôn nổi bật trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta với ba đặc thù: “vùng mỏ” - “vùng than” và “vùng du lịch”. Cũng từ ba đặc thù này, hai lĩnh vực kinh tế đã đóng góp vai trò cốt lõi trong nền kinh tế của tỉnh là công nghiệp và dịch vụ. Hai ngành này góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng cũng như cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Quảng Ninh đã và đang khẳng định tầm quan trọng và tính chiến lược của vùng biển đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh toàn vẹn lãnh thổ. Quảng Ninh thật sự trở thành một chân kiềng, một mũi nhọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Nơi đây hội tụ đủ đa ngành kinh tế bao gồm khai khoáng, nhiệt điện, du lịch, dịch vụ hàng hải, chế biến thủy sản, thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng…

Năm năm qua, kinh tế Quảng Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện. Đặc biệt, kinh tế cửa khẩu, du lịch - dịch vụ; thủy sản; công nghiệp chế tạo, vật liệu xây dựng, nhiệt điện khai thác khoáng sản... phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cũng trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã cấp phép cho 66 dự án FDI, với số vốn đăng ký 3.380 triệu USD... Quảng Ninh đã và đang phát huy lợi thế, tiềm năng huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, phấn đấu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng những năm qua Quảng Ninh vẫn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân cải thiện đáng kể; văn hóa xã hội có những bước tiến tích cực.

Kết quả về thu, chi ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2010, Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước. Năm 2010 GDP đầu người ước đạt 1.500 USD/năm (Hạ Long 2.882 USD/năm, Móng Cái 2.580 USD/năm, Cẩm Phả vượt 2.000 USD/năm). Năm 2010 lương bình quân của lao động trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5 triệu đồng/tháng, lương công nhân mỏ ước đạt trên 6,5 triệu đồng/tháng.

Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Năm 2010 dân số Quảng Ninh là 1.159.463 người trong đó nữ là 556.184 người, dân số thành thị là 667.862 người (chiếm tỉ lệ 58,1%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn tỉnh. Tỷ lệ nữ trong độ tuổi lao động (từ 18 - 55 tuổi) là 412.623 người, chiếm 73,8% tổng số phụ nữ và 36,4% dân số toàn tỉnh.

Quảng Ninh có 22 dân tộc, các dân tộc có số dân đông nhất là người Kinh (82,60%), Dao (3,84%), Tày (2,71%), Sán Dìu và Sán Chỉ (1,67%), các dân tộc còn lại chiếm 9,18% dân số của tỉnh. Nhân dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù sáng tạo kết hợp với truyền thống văn hoá lâu đời. Truyền thống đó đã làm cho con người Quảng Ninh vượt qua khó khăn trong các thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm và thiên tai để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày thêm giàu đẹp, văn minh.

Những điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội nêu trên cho thấy đây là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển. Sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt về tài nguyên khoáng sản, biển, rừng, đất tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặc biệt là người phụ nữ. Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn đứng trước nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 29)