Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh và vai trò

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 33)

của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa

Là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, Quảng Ninh có hơn 1,14 triệu người thuộc 22 thành phần dân tộc sinh sống ở khắp 14 huyện thành thị, 184 xã phường thị trấn. Xác định rõ gia đình là “tế bào” của xã hội, muốn xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển, đòi hỏi phải xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), làm cho gia đình trở thành nền tảng đạo đức của xã hội, những năm qua tỉnh ta luôn coi trọng việc xây dựng gia đình văn hoá, coi việc xây dựng GĐVH là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi trong thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Xác định mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là xây dựng những giá trị gia đình tiên tiến trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan, hội tụ được nhiều phong trào xã hội khác, nhất là tinh thần tương thân, tương trợ, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm… đã có tác động lớn đến việc xây dựng gia đình văn hóa.

Nhiều gương gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được phát hiện, biểu dương và nhân rộng. Phong trào triển khai sâu rộng, lan tỏa rộng khắp trên địa bàn khu dân cư, ý thức trách nhiệm các hộ gia đình trong việc tham gia và thực hiện các tiêu chuẩn gia đình văn hóa nâng lên rõ nét. Đến nay, trong quá trình phát triển chung, Quảng Ninh đã thu hút nhiều người dân ở các tỉnh khác về sinh sống và lập nghiệp. Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung và phong trào xây dựng gia đình văn hóa nói riêng ở Quảng Ninh đã được sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân. Cốt lõi là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng con người mới, làm nền tảng để tạo nguồn động lực xây dựng làng văn hóa, xã, phường, thị trấn văn hóa…

Quảng Ninh đã xác định, xây dựng gia đình văn hoá chính là sự vun bồi cho những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại ngày càng phát triển, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực, làm cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu, khơi gợi được tinh thần, ý thức tự giác tham gia của người dân, trong đó chú ý các gương gia đình vượt khó vươn lên, làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình nhiều thế hệ sống chung mẫu mực, gia đình thể thao, gia đình hạnh phúc… Đây là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể thông qua phong trào thi đua hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn liền với lợi ích xã hội. Sự quyết tâm, đồng thuận ấy sẽ khơi dậy phong trào xây dựng gia đình văn hoá ngày càng thiết thực và đạt hiệu quả hơn.

Trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá, làng văn hoá, gia đình văn hoá ở Quảng Ninh hiện nay, phụ nữ được nhìn nhận là trung tâm và là nhân tố đắc lực góp phần vào sự thành công của phong trào. Bởi trong lĩnh

vực này, phụ nữ là người đi đầu trong việc xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá. Họ là nhân tố trung gian điều hoà mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trách nhiệm này rất lớn lao đối với người phụ nữ, bởi họ phải lo vun vén sắp xếp thật khéo léo để tạo sự ấm êm trong mọi mối quan hệ. Bên cạnh đó, họ còn phải thực hiện tốt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ và đặc biệt hơn, họ còn phải cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của người công dân đối với xã hội. Vai trò to lớn của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá ở Quảng Ninh hiện nay được bao quát trên mọi lĩnh vực của cuộc sống; trong gia đình, ngoài xã hội và cả trong mọi mối quan hệ, hoàn thành nó là trách nhiệm lớn lao của người phụ nữ Quảng Ninh hiện nay.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX, từ năm 2007 đến nay các cấp Hội phụ nữ tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình

“No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN) tỉnh

Quảng Ninh chỉ đạo lồng ghép nhiệm vụ với thực hiện Chỉ thị 49 ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng gia đình

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và thực hiện Nghị quyết 07- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương HLHPN Việt Nam về một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái.

Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các mô hình về giáo dục gia đình như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ gia đình phòng chống các tệ nạn xã hội, kiến thức nuôi dạy con, giữ gìn hạnh phúc gia đình cho phụ nữ... Hàng năm, HLHPN tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo cơ sở Hội tổ chức cho hội viên đăng ký xây dựng gia đình 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ nhiều nội dung nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ đối với gia đình nói chung và xây dựng gia đình văn hóa nói

riêng, đồng thời thông qua đó cũng tôn vinh những nền tảng, giá trị văn hóa tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam, xây dựng sự gắn kết và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Điển hình như HLHPN huyện Ba Chẽ phối hợp với phòng Văn hóa Thông tin của huyện tổ chức hội thảo “Vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục lối sống cho thanh thiếu niên trước tình hình hiện nay; HLHPN thành phố Uông Bí tổ chức tọa đàm “Gia đình trong thế kỷ 21”; HLHPN thành phố Cẩm Phả đã xây dựng và triển khai đề án “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và HLHPN thành phố Hạ Long tổ chức nói chuyện cho các hội viên về “Văn hóa ứng xử trong gia đình”…HLHPN Tỉnh đã chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp thành lập các câu lạc bộ “Vai trò của người mẹ với sức khỏe sinh sản vị thành niên”, “câu lạc bộ gia đình hạnh phúc-không có tệ nạm xã hội và “câu lạc bộ nàng dâu hiếu thảo, mẹ chồng bao dung”…đã trở thành cầu nối giữa Hội phụ nữ với các gia đình.

Từ bao đời nay, trong gia đình, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Ảnh hưởng của người phụ nữ đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình và ngày càng trở nên quyết định hơn. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động, còn trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dạy con cái không chỉ lúc trẻ mới sinh, mà ngay cả lúc trưởng thành. Những đứa con từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ người cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau... Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức tính của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu "mưa dầm, thấm lâu". Ngoài ra, những đứa trẻ

thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của những người gần gũi nhất, chủ yếu là người mẹ.

Người phụ nữ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình. Tuy ngày nay tỷ lệ phụ nữ tham gia công việc xã hội ngày càng nhiều và thành công không kém nam giới, nhưng nhìn chung công việc nội trợ vẫn còn là mảng công việc chủ yếu do phụ nữ đảm trách. Từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm... cũng một tay người phụ nữ lo liệu. Đó là mảng công việc lặt vặt, tỉ mỉ, chiếm nhiều thời gian nhưng không thể không có. Người phụ nữ đã sắp xếp, tổ chức gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động của mình. Người phụ nữ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình. Nam giới sau một ngày công tác bận rộn, mệt nhọc có lúc vui nhưng cũng có những lúc thật sự căng thẳng. Khi về nhà, họ cần được nghỉ ngơi, cần được hưởng không khí ấm cúng của gia đình, cần nhìn thấy những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ cũng cần có những bữa cơm ngon, cần thấy nhà cửa ngăn nắp, gọn sạch và nhất là người vợ dịu dàng, ân cần chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với gia đình bên chồng sẽ làm cho tan biến đi những lo toan, vất vả. Rõ ràng, tất cả những công việc trên phụ thuộc vào tính cách của người phụ nữ. Để điều hòa được các mối quan hệ gia đình, nó đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu khó và sự tinh tế ở người phụ nữ.

Người phụ nữ góp phần hỗ trợ người chồng thành đạt trong cuộc sống. Trong công việc, có những lúc người chồng thất bại, giảm sút ý chí và tinh thần, thì người vợ ngoài việc chu tất công việc gia đình, phải thật sự thông cảm, khéo léo động viên chồng và tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại niềm tin, thêm nghị lực mà vượt qua sóng gió không lúc nào không tồn tại trong cuộc sống. Đó là những biểu hiện của sự khôn ngoan, chín chắn, có bản lĩnh và có văn hóa ở người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ có vai trò trong các hoạt động xã hội, các mối quan hệ xã hội tốt đẹp (xóm giềng, thân tộc, bạn bè, cơ quan, đoàn thể...) sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ gia đình thêm gắn bó, chan hòa vì có sự mến mộ của những người khác dành cho gia đình.

Có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Quảng Ninh nói riêng vẫn đang ngày càng

tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động…

Trong thời gian quan, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội mà vai trò của người phụ nữ không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Tỷ số giới tính (số nam/100 nữ) năm 2011 của toàn bộ dân số là 97,9, riêng ở thành thị là 95,0, ở nông thôn là 99,3, nhưng tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/ 100 bé gái) trên phạm vi cả nước là 111,9 (trong đó thành thị là 114,2, nông thôn là 111,1). Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam hiện chưa phải ở mức báo động, nhưng cần có những biện pháp ngăn chặn hiện tượng lựa chọn giới tính dẫn đến mất cân bằng giới như một số nước ở châu Á đang đối mặt (Trung Quốc, Ấn Độ,…). Một biểu hiện khác nữa là tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng, tình trạng lạm dụng tình dục đối với trẻ em gái, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra ở một số nơi. Những hạn chế trên đòi hỏi không chỉ HLHPN, các đoàn thể quần chúng mà còn đòi hỏi chính quyền các cấp quan tâm giải quyết để phát huy vai trò của phụ nữ hơn nữa.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ

CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở Quảng Ninh hiện nay

2.1.1. Các nhân tố tác động đến vai trò phụ nữ trong gia đình ở Quảng Ninh hiện nay Quảng Ninh hiện nay

2.1.1.1. Sự tác động của các nhân tố truyền thống, lịch sử - Nền sản xuất nhỏ và tâm lý tiểu nông:

Đất nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, đại đa số dân cư là nông dân, nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, manh mún là chủ yếu và phổ biến. Kinh tế trồng lúa nước tiểu nông làm cho con người phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Từ ngàn xưa, người dân Quảng Ninh trên mảnh đất này đã có truyền thống tôn trọng tình nghĩa, trong mọi hoàn cảnh họ biết đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để cùng sản xuất và sinh sống trong mảnh đất thiêng liêng này. Trong điều kiện ấy đã hun đúc nên trong con người Quảng Ninh triết lý sống về cội nguồn, lòng nhân ái đoàn kết cộng đồng mà trong đó nổi bật nhất là tình yêu quê hương đất nước và cũng từ đó họ càng quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mà ông cha mình để lại. Từ trong gian khó, người dân nơi đây đặc biệt là các thế hệ phụ nữ Quảng Ninh đã chung lưng đấu cật để biến vùng đất nơi đây từ vùng núi non hiểm trở thành những xóm làng trù phú đông vui, nhộn nhịp ngày nay. Tính cộng đồng của người dân Quảng Ninh đã ăn sâu bám rễ vào các “tế bào” của xã hội đó là gia đình, đồng thời tính cộng đồng cũng chính là điều kiện để gia đình tồn tại, tạo nên những tình cảm, tâm lí, phong tục, tập quán và phong cách sống của mỗi con người nói chung cũng như của các gia đình ở Quảng Ninh nói riêng. Vì vậy, phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình chính là để củng cố vững chắc hơn tính cộng đồng của con người nơi đây.

Với nền sản xuất nhỏ các gia đình ở Quảng Ninh vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ lợi ích gia đình, làng xã. Cuộc sống làng xã khép kín, đã nảy sinh

tâm lí tự bằng lòng với cuộc sống nhỏ nhoi “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” mà ít quan tâm đến sự vận động của xã hội bên ngoài. Mặt khác, do

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)