Những thành tựu, hạn chế của việc phát huy vai trò phụ nữ trong

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 63)

trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh thời gian qua

2.2.1.1. Phụ nữ Quảng Ninh trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ X và sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch HLHPN Việt Nam, sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ Quảng Ninh và tình hình thực tế địa phương, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, HLHPN tỉnh đã chỉ đạo lồng ghép nhiệm vụ với thực hiện Chỉ thị 49 ngày 21 tháng 02 năm 2005 cảu Ban

Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát

động và thực hiện nghị Quyết số 07-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương HLHPN Việt Nam về một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái…

Hàng năm, HLHPN tỉnh đã chỉ đạo cơ sở Hội tổ chức cho hội viên

đăng ký xây dựng gia đình 04 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh

phúc” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Các cấp Hội đã tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của phong trào thi đua tới 188.973 cán bộ, hội viên phụ nữ, vận động 180.210 cán bộ, hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện (đạt 80,25%). Qua bình xét có 147.118 cán bộ, hội viên, phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn (đạt 81,6%) và trên 90% tổng số nữ công nhân viên chức - lao động đăng ký danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và trên 80% số đăng ký đạt danh hiệu.

Với việc chỉ đạo triển khai các mô hình “ống tiền tiết kiệm”, “Hũ gạo tiết kiệm”, “Tiết kiệm trong việc tang, cưới, lễ hội và mừng thọ…”, trong thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đạt 100% huyện, thị, thành Hội tổ chức hưởng ứng, triển khai thực hiện, có 891 Chi hội, 93.825 hội viên đăng ký với tổng số tiền tiết kiệm được đợt 1 (mở dịp 20/10) là: 5.941.811.000 đồng, trong đó đã trích số tiền: 350.959.000 đồng ủng hộ Quỹ từ thiện của Hội. Thực hiện tốt phong trào này là: Hội LHPN thị xã Uông Bí với số tiền tiết kiệm được: 3.200.000.000 đồng, Cẩm Phả 1.149.133.000 đồng, Yên Hưng 357.000.000 đồng, Hạ Long 207.321.000 đồng và Móng Cái: 200 triệu đồng…

Thực hiện “Năm Dân vận chính quyền” với phong trào thi đua “Dân vận khéo” HLHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội vận dụng linh hoạt, sáng tạo phong trào “Dân vận khéo”, gắn với những vấn đề xã hội nhân dân đang quan tâm, phù hợp với nhiệm vụ công tác Hội, góp phần tích cực trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, được chính quyền và cấp uỷ đánh giá cao. HLHPN thành phố Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí là các đơn vị làm tốt hoạt động này.

Hội LHPN tỉnh chỉ đạo 100% các huyện, thị thành Hội đã phối hợp với Công an cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xây dựng mô hình điểm “Quản lý giáo dục con em không phạm tội, tệ nạn xã

phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; nhận giúp đỡ, cảm hoá 105 trẻ em có biểu hiện chưa ngoan, bỏ học, vi phạm pháp luật; tổ chức tập huấn 18 lớp cho 770 cán bộ Hội và tuyên truyền viên của các xã, phường, thị trấn.

Hàng năm các cấp Hội đã tập huấn gần 300 lớp về kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội, về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống lây nhiễm HIV, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho trên 15.000 lượt cán bộ, hội viên; tổ chức Hội thảo cấp tỉnh về “Xây dựng gia đình thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” chỉ đạo các cấp Hội tổ chức nhiều hoạt

động thiết thực, phong phú nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6); phối hợp tổ chức khám sức khoẻ cho 13.126 phụ nữ; thành lập 15 “Tổ phụ nữ kinh doanh

ăn uống thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Tổ phụ nữ chế biến giò, chả thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Tổ phụ nữ trồng rau an toàn” với 214 gia đình phụ nữ tham gia.

Từ những hoạt động thiết thực trên, năm 2011 đã có 73.550/96.337 (chiếm 76,3%) phụ nữ có con dưới 16 tuổi được tập huấn kiến thức và tham gia các hoạt động tuyên truyền của Hội về kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, quản lý giáo dục con, phòng chống tệ nạn xã hội.

Ngoài ra các cấp Hội còn thực hiện tốt công tác từ thiện nhân đạo qua việc vận động cán bộ, hội viên, các đơn vị doanh nghiệp ủng hộ bằng tiền, quà trị giá 580.000.000 đồng để thăm hỏi tặng quà cho các gia đình phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ ủng hộ 518.292.000 đồng và hàng trăm ngày công lao động, hoàn thành xây dựng xong 24 ngôi nhà “Mái ấm tình thương” cho 24 hộ nghèo và sửa chữa 25 ngôi nhà cho gia đình phụ nữ nghèo, khó khăn, tật nguyền v.v… tại 14 huyện, thị xã, thành phố.

Điểm nổi bật là các cấp Hội đã tập trung công tác phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình, tổ chức các hoạt động tuyên truyền và xây dựng mô hình phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng và điều kiện thực tế tại địa phương kịp thời giúp đỡ những phụ nữ, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thực hiện tốt công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn.

Hàng năm, các cấp Hội tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trong dịp kỷ niệm ngày truyền thống của đất nước, của Tỉnh, của tổ chức Hội trong các dịp 03/02, 8/3; 19/5; 19/8; 20/10; 22/12 v.v… bằng nhiều hoạt động phong phú tập trung vào các chủ đề “Chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, “Cách ứng xử của người phụ nữ để giữ gìn hạnh phúc gia đình; về “Vai trò của phụ nữ trong gia đình”; các cuộc thi “Kiến thức trong chăm sóc sức khoẻ gia đình” nhằm cung cấp kiến thức và

tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho phụ nữ.

Với trọng tâm là nâng cao chất lượng mô hình “Câu lạc bộ phụ nữ với

pháp luật” và “Chi hội nòng cốt thực hiện và chấp hành pháp luật”, năm

2011 các cấp Hội tiếp tục chỉ đạo rõ nét, nội dung phù hợp nhu cầu của hội viên và vấn đề cần quan tâm của mỗi địa phương, tổ chức thành lập 43 câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, 52 Chi hội nòng cốt thực hiện và chấp hành pháp luật, đưa tổng số mô hình câu lạc bộ lên 148 và 198 Chi hội nòng cốt thực hiện và chấp hành pháp luật. Tiêu biểu chi hoạt động này là HLHPN thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Yên Hưng, Đông Triều, Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên.

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và Sở Lao động Thương binh Xã hội Tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Bình đẳng giới trong các cấp, các ngành và nhân dân, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng trang báo, chuyên đề truyền hình hàng tháng, chuyên mục phát thanh hàng tuần và ra “Bản tin hoạt động Hội” theo quý để tuyên truyền kiến thức, cung cấp

thông tin trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động Hội.

Trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, năm 2011 đã có 243366/312632 (bằng 77,8%) lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ được tham gia các hoạt động tuyên truyền của Hội. Điểm nổi bật trong nhiệm vụ này là các cấp Hội đã lựa chọn trọng tâm tuyên truyền phù hợp với đặc điểm đối tượng từng vùng miền, gắn xây dựng mô hình tuyên truyền cụ thể với tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc tại địa phương.

Với trọng tâm là tập trung hướng dẫn các cấp Hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn và tổ chức giám sát việc thực hiện các chính sách

pháp luật liên quan đến Bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em. Năm 2011, các cấp Hội trong đã tổ chức 46 lớp tập huấn cho 1759 cán bộ Hội huyện, cơ sở và hội viên về kỹ năng giám sát thực hiện luật pháp chính sách, Luật giao thông đường bộ; phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức 47 buổi trợ giúp pháp lý cho 2.585 cán bộ, hội viên, tổ chức 91 buổi tuyên truyền, phổ biến về Luật pháp chính sách cho 4656 cán bộ, hội viên tại cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cấp Hội quan tâm, thực hiện, tập trung vào giám sát chính thức hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ dầu cho ngư dân, hỗ trợ trẻ em đặc biệt vùng khó khăn, chính sách miễn thuế nông nghiệp cho hộ nghèo, đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách đối với lao động nữ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng nhiều lao động nữ v.v… từ đó phát hiện những khó khăn, bất cập, đồng thời có kiến nghị giải quyết.

Đặc biệt, phát huy vai trò tham mưu của tổ chức Hội trong công tác chuẩn bị nhân sự nữ cho Đại hội Đảng các cấp sắp tới, Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh đã tham mưu với Thường trực Tỉnh uỷ tổ chức khảo sát thực trạng, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW và công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua đó có kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ về giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ chuẩn bị cho việc đánh giá thực hiện Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ chính trị trong các cấp uỷ Đảng.

“Giúp phụ nữ nghèo thoát nghèo có địa chỉ” và phụ nữ phát triển kinh

tế được xác định là mô hình trọng tâm của nhiệm vụ. Năm 2011, Hội LHPN tỉnh giao chỉ tiêu cho các cấp Hội giúp thoát nghèo có địa chỉ 580 hộ, các cơ sở Hội đăng ký giúp để thoát nghèo có địa chỉ 758 hộ, thẩm định có 468/580 hộ gia đình phụ nữ nghèo làm chủ được công nhận thoát nghèo.

Các cấp Hội tiếp tục duy trì và phát triển 271 mô hình phụ nữ phát triển kinh tế, trong đó 125 mô hình tổ, nhóm và 146 mô hình hộ gia đình, tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

Chỉ đạo Hội LHPN các huyện và cơ sở chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức 216 lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh cho 10.995 hộ gia đình hội viên phụ nữ; tham quan học hỏi kinh nghiệm, tín chấp với các Ngân hàng và duy trì vốn từ các nguồn vốn cho hội viên vay phát triển kinh tế gia đình số tiền 559,699 tỉ đồng (trong đó

vốn Ngân hàng Chính sách xã hội trên 482 tỉ đồng) cho 56.145 hộ gia đình phụ nữ vay phát triển kinh tế, trong đó 17.509 lượt hộ phụ nữ nghèo, vận động hội viên giúp nhau giống vốn, ngày công lao động trị giá 14,252 tỉ đồng. Riêng HLHPN tỉnh đã tổ chức 15 lớp dạy nghề trồng nấm, trồng hoa cao cấp, chăn nuôi; về văn hoá kinh doanh, nâng cao kỹ thuật nghề gốm sứ, đan lưới… cho 310 phụ nữ nông thôn và 128 doanh nghiệp, hỗ trợ 563.800.000đ cho 18 doanh nghiệp vi mô vừa và nhỏ tại Đông Triều, Vân Đồn, Yên Hưng, Tiên Yên, Hạ Long, tổ chức 05 cuộc giao lưu, tham quan mô hình kinh doanh, trao đổi, giới thiệu sản phẩm, kết nối bạn hàng giúp các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có hiệu quả; thành lập và ra mắt 01 câu lạc bộ doanh nhân nữ cấp tỉnh với 58 doanh nghiệp nữ của tỉnh tham gia, đến nay toàn tỉnh có 21 câu lạc bộ doanh nghiệp nữ với 754 doanh nghiệp nữ và hộ kinh doanh tham gia.

Bằng những việc làm thiết thực, trong những năm qua nhiều mô hình kinh tế được xây dựng, phát triển, duy trì bền vững có hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho gia đình từ 60 - 100 triệu đồng/năm tiêu biểu như: Mô hình chăn lợn theo hướng công nghiệp của gia đình chị Mai Thị Oanh, chị Hoàng

Thị Thắm thôn Tân Hợp,... Mô hình cấy lúa trung vụ, trồng cây vụ Đông

được trên 70% chị em hưởng ứng, đã góp phần tăng hệ số sử dụng quay vòng đất và tăng thu nhập từ mô hình trồng cây vụ Đông từ 30 - 50 triệu đồng, điển hình là; gia đình chị Tạ Thị Thêu, chị Phạm Thị Hà thôn Tân Thanh, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà... Đây là những mô hình kinh tế tiêu biểu mà nhiều gia đình - phụ nữ đang học hỏi vươn lên.

Hoạt động dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn được tỉnh quan tâm trên cơ sở tranh thủ các nguồn lực, tổ chức phối hợp và liên kết mở rộng các loại hình đào tạo nghề, tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ. Từ năm 2006 đến nay, Quảng Ninh đã tổ chức 37 lớp sơ cấp

nghề cho 1.230 lao động nông thôn và lao động nghèo tại các địa phương; triển khai Đề án “dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015”; liên kết giới thiệu việc làm trong nước cho 932 phụ nữ “đạt 75% số được dạy nghề” và 353 phụ nữ đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Như vậy, trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phụ nữ Quảng Ninh đã thể hiện trách nhiệm lớn lao của mình. Cùng với các thành viên trong gia đình, họ đã gánh vác, chia sẻ trách nhiệm tạo bầu không khí dân chủ, bình đẳng. Các gia đình đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, con cái được giáo dục học hành đầy đủ, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, tạo môi trường gắn bó yêu thương, định hướng phấn đấu, học tập, tạo dựng hành trang tri thức, đạo đức cho các con để trở thành người lao động, người công dân tốt, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng ngày càng cao cho xã hội và giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của vùng Mỏ, vị thế của phụ nữ trong gia đình được cải thiện đáng kể góp phần tích cực vào việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mà phụ nữ là trung tâm của sự thành công này và hàng năm đã có trên 80% gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hoá”.

2.2.1.2. Phụ nữ Quảng Ninh trong việc động viên các thành viên trong gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, xây dựng gia đình văn hóa

Trong việc động viên các thành viên trong gia đình thực hiện nghĩa vụ công dân, đòi hỏi các thế hệ phụ nữ Quảng Ninh thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; chống tư tưởng “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “một người làm quan cả họ được nhờ”, tư tưởng cục bộ, bản vị; chống tình trạng làm ăn phi pháp, lôi kéo thế hệ trẻ vào tệ nạn xã hội, mua gian bán lận, ma tuý, rượu chè, lô đề, cờ bạc, mại dâm...

Thực hiện tốt chức năng người con hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ mẫu mực, đảm đang trong công việc, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, phụ nữ Quảng Ninh luôn có trách nhiệm cao đối với mọi thành viên trong gia đình, cống hiến hết sức mình, góp phần hoàn thành tốt chủ trương, nghị quyết của địa phương đề ra. Đó là một đòi hỏi quan trọng để xây dựng

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay Luận vănThS. Triết học (Trang 63)