Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

101 654 2
Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ================================= ĐẶNG THỊ TRANG CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ================================= ĐẶNG THỊ TRANG CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM Luận văn thạc sĩ chuyên ngành : Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng HÀ NỘI -2012 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: So sánh khái quát các thời đại kinh tế 13 Bảng 1.2: Các nhân tố và mối tương tác, động thái của một hệ thống đổi mới quốc gia 24 Bảng 1.3: Đánh giá SWOT 41 Bảng 1.4: Chỉ số KBE của Hàn Quốc * , năm 2000 42 Bảng 1.5: Chỉ tiêu R&D đã thực hiện và dự tính 43 Bảng 2.1: Ma trận KAM tính cho Việt Nam 47 Bảng 2.2: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2011 61 Bảng 2.3 : Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới /Sáng tạo của Việt nam và các nước xung quanh 66 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu 4 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của luận văn 8 7. Kết cấu của luận văn 9 Chương 1. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CẦN THIẾT CHO SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC 10 1.1 Bản chất và đặc trưng của kinh tế tri thức 10 1.1.1 Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức trên thế giới 10 1.1.2 Bản chất nền kinh tế tri thức 12 1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức 14 1.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội có tính chất tiền đề cho việc hình thành, phát triển kinh tế tri thức. 21 1.2.1 Các điều kiện chung. 22 1.2.2 Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong việc xác lập các điều kiện hình thành nền kinh tế tri thức. 30 1.3 Những kinh nghiệm từ quá trình phát triển nền kinh tế tri thức ở một số nước và bài học đối với Việt Nam 33 1.3.1 Kinh nghiệm của Singapore 33 1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 37 1.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 41 1.3.4 Một số bài học 45 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 47 2.1 Phân tích các điều kiện cơ bản hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam 47 2.1.1 Môi trường thể chế 52 2 2.1.2 Nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục đào tạo 61 2.1.3 Năng lực khoa học, công nghệ và hệ thống đổi mới quốc gia 65 2.1.4 Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông 68 2.2 Đánh giá chung 71 2.2.1 Những kết quả tích cực 71 2.2.2 Những hạn chế. 74 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 78 3.1. Quan điểm về việc chuẩn bị các điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. 78 3.1.1 Coi việc tích cực chuẩn bị các điều kiện để phát triển kinh tế tri thức là cách tận dụng tốt nhất cơ hội phát triển mà thời đại mang lại 78 3.1.2 Tích cực hội nhập quốc tế 80 3.1.3. Thực sự coi con người là nguồn nhân lực số một trong phát triển đất nước 82 3.2 Các giải pháp cơ bản 82 3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế hướng đến kinh tế tri thức 82 3.2.2 Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ – thông tin hiện đại. 83 3.2.3 Đổi mới căn bản giáo dục - đào tạo để phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. 88 3.2.4 Tăng cường hệ thống đổi mới quốc gia để sử dụng có hiệu quả tri thức phục vụ phát triển. 93 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế tri thức là một nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra rất mạnh, lan toả nhanh và làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Đây không chỉ là cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà còn là cách mạng trong các khái niệm, trong tư duy, trong cách sống, cách làm việc, trong các quan hệ xã hội…Một phương thức sản xuất của cải mới - khởi phát từ các nước phát triển, khác hẳn với các phương thức cũ dần xuất hiện. Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh tế tri thức, là quá trình toàn cầu hóa; và trên thực tế đang hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, lôi cuốn tất cả các quốc gia, không loại trừ ai, cho dù là ở những mức độ không đồng đều. Kinh tế tri thức đặt ra cho các nước đang phát triển những cơ hội và thách thức hoàn toàn mới: làm sao để nắm lấy thời cơ, phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Nhiều nước đã đề ra “chiến lược đi tắt vào kinh tế tri thức”, “chiến lược công nghiệp hoá dựa vào tri thức”, “sử dụng tri thức cho phát triển”, Trong bối cảnh chuyển tiếp đặc biệt ấy của lịch sử thì việc hình thành và phát triển kinh tế tri thức cũng đã và đang đòi hỏi cần được thực hiện ở ngay chính Việt Nam. Nhưng hình thành và phát triển kinh tế tri thức lại cần phải có những điều kiện nhất định của nó. Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể và có khả năng tiếp cận nền kinh tế tri thức hay không khi đất nước đang ở trong bối cảnh xuất phát điểm thấp, là một nước nông nghiệp nghèo nàn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Lúc này bài toán “kinh tế tri thức” không còn có thể giải quyết bằng những phương pháp cũ truyền thống, chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hoá xong rồi mới phát triển kinh tế tri thức như các nước phát triển. Bởi lẽ, chúng ta không thể chờ đợi các điều kiện cho sự hình thành kinh tế tri thức ở nước ta tự nó chín muồi được. Do vậy, con đường duy nhất, nút gỡ duy nhất 4 của chúng ta hiện nay là vừa đi tắt đón đầu tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa phải chuẩn bị và xây dựng những điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Vậy những điều kiện là gì và xây dựng các điều kiện đó như thế nào lại là một vấn đề cấp bách. Do đó, việc tìm hiểu, nhận diện, phân tích và đánh giá những điều kiện về kinh tế - xã hội để hình thành và phát triển kinh tế tri thức, những mặt được và chưa được ở Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp chiến lược bảo đảm cho đất nước tiến nhanh và vững chắc trở thành vấn đề thực tiễn cực kì quan trọng. 2. Tình hình nghiên cứu Mặc dù những ý tưởng về sự xuất hiện một nền “kinh tế mới” “kinh tế hậu công nghiệp” đã được đề cập từ những năm 70, 80 của thế kỉ XX trong một số công trình của các nhà tương lai học (điển hình là bộ sách “Cú sốc tương lai”, “Làn song thứ ba”của Alvin Toffler), song phải đến những năm 90 của thế kỉ XX, vấn đề kinh tế tri thức mới thực sự thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học và các nhà hoạch định chính sách ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nhiều học giả nổi tiếng và các tổ chức quốc tế đã công bố những công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức, trong đó một số tài liệu đã được biên tập và dịch ra tiếng Việt như: Cuốn “Kinh tế tri thức- Xu thế mới của xã hội thế kỉ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000 do Ngô Quý Tùng biên soạn; Lester Thurow (2000): "Sáng tạo của cải”; Damel Cohen và Michèle Debonneuil (2001): "Nền kinh tế mới”, chương trình Diễn đàn kinh tế Việt- Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở nước ta vấn đề kinh tế tri thức cũng ngày càng được nhiều người quan tâm. Những năm vừa qua, nhiều Hội thảo khoa học, đề tài và bài báo bàn luận về kinh tế tri thức ở những góc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số hoạt động như: Ban Khoa Giáo TW, Bộ KH, CN &MT, Bộ ngoại giao đồng chủ trì hội thảo “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, năm 2000. Các nhà khoa học trong hội thảo đưa ra những vấn đề chung của kinh tế tri thức và đặt ra bài toán phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Tác giả Đặng Mộng Lân viết cuốn “Kinh tế tri thức, những khái niệm và vấn đề cơ bản”, Nxb Thanh niên, năm 2002; Phạm Quang 5 Phan, “Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, Hà Nội, 2002; PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh chủ biên cuốn “Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay”, Nxb Giáo dục, năm 2002 tổng kết những bài học kinh nghiệm của các nước trong phát triển kinh tế tri thức và bài học đối với Việt Nam; Tác giả Nguyễn Kế Tuấn chủ biên cuốn“Phát triển kinh tê tri thức, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2004. Nghiên cứu kinh tế tri thức nhiều năm, cho đến năm 2006, PGS.TS Phí Mạnh Hồng chủ trì đề tài “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức – Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam”. Cho đến năm 2009GS Đặng Hữu chủ biên cuốn“Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội. Sau đây tác giả xin trình bày tóm tắt nội dung cơ bản một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà khoa học: Cuốn “Kinh tế tri thức- Xu thế mới của xã hội thế kỉ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000 được tác giả Ngô Quý Tùng biên soạn, và Nguyễn Đình Phong, Trần Văn Long, Nguyễn Thị Tiểu Như biên dịch. Tác giả đã trình bày về nguồn gốc, nội hàm và đặc điểm của kinh tế tri thức; về xu thế mới – tri thức hoá kinh tế thế giới; Công nghệ kĩ thuật cao - yếu tố cơ bản hàng đầu hình thành kinh tế tri thức và mối quan hệ giữa kinh tế tri thức với các vấn đề trọng đại của thế giới. Tác giả cũng phân tích tám ngành công nghệ kĩ thuật cao chủ yếu của nền kinh tế tri thức như: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ nguồn năng lượng mới và năng lượng tái sinh, Công nghệ vật liệu mới… Hội thảo “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” do Ban Khoa Giáo TW, Bộ KH, CN &MT, Bộ ngoại giao đồng chủ trì diễn ra năm 2000. Hội thảo đã tập trung nhấn mạnh và làm rõ khái niệm, bản chất và xu hướng phát triển của kinh tế tri thức; phân tích và đánh giá các yếu tố hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam như khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục đào tạo, vai trò của Nhà nước Trên cơ sở đó các tác giả đã đề ra những chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn tới. 6 Năm 2002 Nxb Giáo dục xuất bản cuốn sách “Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay” của PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh (chủ biên). Đây thực sự là một công trình nghiên cứu công phu, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong đó các tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về cách hiểu về nền kinh tế tri thức; những đặc trưng chủ yếu; những điều kiện cơ bản để hình thành nền kinh tế tri thức…Từ đó nghiên cứu bước chuyển sang kinh tế tri thức ở một số nước và đưa ra những gợi mở cho Việt Nam. Tác giả Đặng Mộng Lân viết cuốn “Kinh tế tri thức, những khái niệm và vấn đề cơ bản”, Nxb Thanh niên, năm 2002. Tác giả đã giới thiệu các khái niệm cơ bản xuất phát của kinh tế tri thức; sự xuất hiện của kinh tế tri thức…; và đề cập đến vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển đó là phát triển dựa trên tri thức. Nghiên cứu kinh tế tri thức dưới một góc nhìn khác, PGS.TS Phí Mạnh Hồng đã chủ trì đề tài trọng điểm “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức – Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam”, công bố năm 2006. Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế tri thức, đặc biệt là logic hình thành nó như một thời đại kinh tế mới; giới thiệu và cập nhật một số kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận kinh tế tri thức; làm rõ những vấn đề mà xu hướng phát triển kinh tế tri thức đặt ra cho Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2009, Nxb Khoa học xã hội xuất bản cuốn “Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do GS Đặng Hữu chủ biên cùng với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Các tác giả đã làm rõ các vấn đề vai trò của tri thức đối với sự phát triển; sự ra đời của nền kinh tế tri thức; các chỉ số đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế tri thức; thực trạng nền kinh tế tri thức Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển dựa trên tri thức. Trong góc nhìn này, các tác giả nêu lên vấn đề Việt Nam tất yếu phải phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa ra một số giải pháp nhất định cho vấn đề trên. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí. 7 Chẳng hạn: bài viết của TS Trần Đình Thiên “Kinh tế tri thức và vấn đề lựa chọn mô hình phát triển ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Cộng sản, số 22 tháng 11/2000. Tác giả đã khẳng định rằng sự xuất hiện của kinh tế tri thức không vượt khỏi sơ đồ của C.Mác về sự tiến hoá lịch sử thông qua “lược đồ ba hình thái của C. Mác”. Từ đó tác giả đưa ra một số gợi ý về lựa chọn mô hình phát triển của Việt Nam dưới tác động của xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức… Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đề cập ở những mức độ khác nhau về nền kinh tế tri thức. Tất cả các công trình này được tác giả kế thừa và sử dụng như là những ý kiến gợi mở cho sự nghiên cứu của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Nhận rõ những điều kiện về kinh tế - xã hội để hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh sự chín muồi các điều kiện trên ở Việt Nam. * Nhiệm vụ: - Phân tích và đánh giá những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Về đối tượng: Đề tài lấy các điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. * Về phạm vi nghiên cứu: + Về học thuật: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các điều kiện hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Trong các yếu tố đó, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề về nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, môi trường thể chế, [...]... nhanh sự hình thành và phát tri n kinh tế tri thức ở Việt Nam 9 Chương 1 CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CẦN THIẾT CHO SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRI N NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1.1 Bản chất và đặc trưng của kinh tế tri thức 1.1.1 Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức trên thế giới Quá trình phát tri n lực lượng sản xuất của loài người có thể chia ra làm ba thời kỳ: thứ nhất là nền kinh tế nông nghiệp hay là nền kinh tế sức... đánh giá vai trò của các yếu tố hình thành nền kinh tế tri thức 8 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết cho sự ra đời và phát tri n của kinh tế tri thức Chương 2: Thực trạng về các điều kiện để hình thành và phát tri n kinh tế tri thức ở Việt Nam Chương 3: Một số... hoá - của nền kinh tế thị trường phát tri n cao Chính sự phát tri n 21 kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá đến mức cao độ ở các nước công nghiệp phát tri n đã tạo tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế tri thức ở các nước đó và các nước đang phát tri n muốn tiến đến nền kinh tế tri thức thì cũng không có cách nào khác là phải chuẩn bị và cố gắng tạo cho mình có được những tiền đề đó Kinh nghiệm thực tế. .. hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Công trình sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, các công trình, dự án, bài viết trên các sách báo, tạp chí và từ mạng Internet để phân tích và đánh giá các điều kiện hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam 6 Đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ những điều kiện tiên quyết chi phối sự hình thành và phát tri n kinh tế tri thức nói chung và vận dụng kết... thông phát tri n cao Cơ sở hạ tầng thông tin, trong đó có công nghệ tin học và thông tin phát tri n cao là một trong những điều kiện căn bản nhất đảm bảo sự phát tri n của kinh tế tri thức; là chỉ báo phát tri n quan trọng của nền kinh tế vì nó là cơ sở tiền đề của sự phát tri n theo xu hướng hiện đại Đó không những là một ngành kinh tế then chốt, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tri thức mà còn là điều kiện. .. quan trọng để nhân loại tiến vào nền kinh tế tri thức, thúc đẩy quá trình phát tri n và tiến bộ xã hội Do đó, nền kinh tế tri thức và 27 xã hội thông tin chỉ là hiện thực đối với các nước giàu, các nước đã phát tri n mà còn là tương lai rất gần và là một cơ hội thăng tiến hy hữu cho các nước đang phát tri n Điều này, thực sự có thể giải quyết được khi hướng giáo dục và đào tạo phát huy vai trò của nó trong... thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học - công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề Điều đó, cho chúng ta thấy được phần nào tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát tri n kinh tế và đặc biệt quan trọng hơn trong nền kinh tế tri thức, nó trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát tri n của kinh tế tri thức Theo các nhà nghiên cứu, trong nền kinh tế tri thức, giáo dục và. .. có tri thức mới, và tất yếu không thể có kinh tế tri thức Vì vậy, mệnh đề dân chủ – sáng tạo và kinh tế tri thức là thống nhất và có mối quan hệ biện chứng Điều này chỉ ra rằng, kinh tế tri thức đông thời vừa sản sinh ra thể chế chính trị dân chủ, vừa yêu cầu thể chế chính trị cần phải đổi mới theo hướng dân chủ thì kinh tế tri thức mới phát tri n được Để đảm bảo cho nền kinh tế tri thức hình thành và. .. nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của mỗi quốc gia mới không bị bỏ rơi hay bị văng ra khỏi tiến trình phát tri n ngày càng nhanh của nhân loại 1.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội có tính chất tiền đề cho việc hình thành, phát tri n kinh tế tri thức Trước hết phải khẳng định ngay rằng, kinh tế tri thức không phải là một bước nhảy đột biến hay một sáng tạo của một lý thuyết nào đó, mà là hình thái phát tri n. .. sáng tạo tri thức của các ngành kinh tế – xã hội khác Công nghệ thông tin là chìa khoá để đi vào nền kinh tế tri thức Đầu tư phát tri n các ngành công nghệ cao mà trước hết là công nghệ thông tin là hướng đi mà hầu hết các nước đều tri t để đi theo nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho nền kinh tế tri thức Cách mạng thông tin là tác nhân căn bản của kinh tế tri thức Sự phổ cập những thành quả do cách mạng . THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 47 2.1 Phân tích các điều kiện cơ bản hình thành và phát tri n nền kinh tế tri thức ở Việt Nam 47 2.1.1. NHẰM THÚC ĐẨY CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 78 3.1. Quan điểm về việc chuẩn bị các điều kiện thúc đẩy sự phát tri n kinh tế tri thức ở Việt Nam. 78 3.1.1. nhanh sự chín muồi các điều kiện trên ở Việt Nam. * Nhiệm vụ: - Phân tích và đánh giá những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để hình thành và phát tri n kinh tế tri thức ở Việt Nam. - Đề

Ngày đăng: 09/07/2015, 16:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 Bản chất và đặc trưng của kinh tế tri thức

  • 2.1.1 Môi trường thể chế

  • 2.1.2 Nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục đào tạo

  • 2.1.3 Năng lực khoa học, công nghệ và hệ thống đổi mới quốc gia

  • 2.1.4 Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông

  • 2.2 Đánh giá chung

  • 2.2.1 Những kết quả tích cực

  • 2.2.2 Những hạn chế.

  • 3.1.2 Tích cực hội nhập quốc tế

  • 3.2 Các giải pháp cơ bản

  • 3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế hướng đến kinh tế tri thức

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan