Nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2Nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục đào tạo

Những năm gần đây nguồn nhân lực có sự thay đổi lớn cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo chiều hướng tích cực. Theo Báo cáo phát triển con người 2011 do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố tại Hà Nội ngày 9-11 cho thấy chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam là 0,728. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức 0,651 được công bố 10 năm trước đây nhưng không thay đổi so với năm 2010. Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trên 187 nước được khảo sát. Điểm nổi bật là tỷ lệ lực lượng lao động biết chữ tương đối cao gần 80% đã tốt nghiệp từ bậc tiểu học trở lên và số người chữa biết chữ chỉ có 3,8% (2002).

Đến thời điểm 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việc làm và 1,05 triệu người thất nghiệp. Tuy nhiên, trong tổng số hơn 50,35 triệu người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 21,9 phần trăm (thành thị là 30,9% và nông thôn là 9%). Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên (tương ứng là 8,6% và 10,8%) và cao nhất ở hai trung tâm kinh tế- xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.2: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2011 Đơn vị tính: Phần trăm Nơi cư trú/vùng Tổn g số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Cả nước 15,6 4,0 3,7 1,8 6,1 Nam 17,4 6,0 3,3 1,3 6,8 Nữ 13,7 1,9 4,1 2,3 5,5 Thành thị 30,8 6,7 5,8 2,9 15,4 Nông thôn 9,2 2,9 2,8 1,3 2,2

62

Các vùng

Trung du và miền núi phía Bắc 13,9 3,9 4,5 1,9 3,6 Đồng bằng sông Hồng (*) 17,1 6,9 3,7 2,0 4,6 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 14,7 3,2 4,3 1,9 5,2 Tây Nguyên 11,0 2,3 3,4 1,4 3,8 Đông Nam Bộ(*) 13,0 4,1 3,0 1,3 4,6 Đồng bằng sông Cửu Long 8,6 1,8 2,4 1,0 3,4 Hà Nội 30,7 5,5 5,7 2,5 17,0 Thành phố Hồ Chí Minh 28,8 6,1 3,0 2,7 17,0 (*) ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2011

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (30,7%) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (8,6%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của nam giới cao hơn nữ giới. Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (17,0%). Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, lại là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (3,4%).

Nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nước có hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nào đó. Quy chuẩn về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực châu Á hiện nay là: 1 đại học/4 cao đẳng/10 trung cấp. Nếu lấy tỷ lệ này đối chiếu với thực trạng trình độ lao động Việt Nam ở thời điểm năm 2011 là: 5,7 đại học/1,7 cao đẳng/3,5 trung cấp, chúng ta sẽ thấy hết sự méo mó về cơ cấu trình độ của lao động Việt Nam, khi lực lượng chuyên viên kỹ thuật bậc cao đẳng - một mắt xích quan trọng trong cơ cấu lực lượng lao động - chỉ còn chiếm tỷ lệ 1,7%. Năm 1999, tỷ lệ lao động không có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật chiếm hơn 90%,

63

sau 10 năm (2009) tỷ lệ này giảm xuống không đáng kể còn khoảng 85%. Tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề cho tới tiến sỹ đều tăng nhưng xét về số tuyệt đối vẫn không nhiều so với số không có bằng cấp chuyên môn. Cụ thể, sơ cấp nghề chiếm 3,15% lực lượng lao động; trung cấp nghề 5,08%; cao đẳng 1,83%; đại học 4,98% và trên đại học 0,26%. Đến năm 2011, phần lớn lao động làm việc trong nền kinh tế vẫn làm những nghề không cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như yêu cầu cao về kỹ năng nghề nghiệp như: 20,4 triệu lao động làm "Nghề giản đơn" (chiếm 40,4%), 7,6 triệu lao động làm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng" (15,0%), 7,1 triệu lao động làm "Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp" (14,1%) và 6,1 triệu lao động làm "Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan" (12,1%). Lao động làm các nghề về quản lý, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làm việc như: chỉ có 2,7 triệu lao động có trình độ CMKT bậc cao (5,3%) và 1,8 triệu lao động có trình độ CMKT bậc trung (3,5%).

Trong tổng số 50,35 triệu người có việc làm thuộc 9 nhóm nghề (Nhà lãnh đạo, CMKT bậc cao, CMKT bậc trung, Nhân viên, Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng, Nghề trong nông, lâm và ngư nghiệp, Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan, Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị, Nghề giản đơn), có bốn nhóm nghề sử dụng nhiều lao động nữ hơn là “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” (nữ chiếm 63,1%), “Chuyên môn kỹ thuật bậc trung” (nữ chiếm 55,3%), “Lao động giản đơn” (nữ chiếm 52,4%) và "Chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (nữ chiếm 50,2%).Cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các nghành công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc đến 80%; ngành giáo dục đào tạo có nhiều lao động trình độ trung học chuyên nghiệp nhất, chiếm đến 30%; trình độ cao đẳng và đại học tập trung nhiều trong các ngành quản lý, nghiên cứu, thương mại, công nghiệp chế biến và giáo dục đào tạo . Tuy nhiên lao động trình độ trên đại học tập trung nhiều nhất trong giáo dục đào tạo, quản lý, nghiên cứu, y tế, hoạt động khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên chỉ có hơn 10%. Đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi trong thời kỳ công nhiệp hóa cần nhiều lao

64

động trình độ cao trong các ngành này để tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, trình độ trên đại học ở khu vực nông thôn chỉ có ở hai ngành là giáo dục đào tạo và công nghiệp chế biến trong khi Việt Nam hiện đang là một nước nông nghiệp. Đây là một bất hợp lý nghiêm trọng liên quan đến chính sách bố trí và sử dụng lao động.

Những vấn đề bắt nguồn từ những yếu kém và bất hợp lý của hệ thống giáo dục đào tạo:

- Kinh phí cho giáo dục đào tạo hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, huy động vốn ngoài ngân sách còn hạn chế (tỷ trọng chi GD –ĐT so với tổng chi ngân sách nhà nước những năm 1986 - 2004 của Việt Nam khoảng 14 – 15%, một số nước trong khu vực đạt 20 – 25%). Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, Mỹ rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Theo đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Mỹ rất cao: năm 1985 khoảng 300 tỉ USD, năm 1989 là 353 tỉ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỉ USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng tuyệt đối chi ngân sách cho giáo dục đại học. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của Mỹ chiếm khoảng 7% GDP, toàn bộ chi tiêu cho giáo dục đào tạo hằng năm xấp xỉ 1.000 tỉ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm khoảng hơn 700 tỉ USD; mức chi cho giáo dục của Trung Quốc chiếm khoảng 3,28% GDP. Trong khi đó ở Việt Nam chỉ bắt đầu 1 vài năm trở lại đây, chi cho ngân sách nhà nước mới tăng lên hơn 20%. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đặc biệt đầu tư cho dạy nghề chưa được đáp ứng đúng mức. Số lượng trường nghề cũng như số nhân lực được đào tạo nghề tăng lên nhưng còn xa mới đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho quá trình CNH, HĐH. Đặc biệt chất lượng dạy nghề còn thấp, cơ cấu nhân lực theo nghề rất bất cập so với các đòi hỏi hiện tại của nền kinh tế. Thực tế này của hoạt động dạy nghề cũng giống như thực trạng hệ thống giáo dục. Nó phản ánh sự lạc hậu của cả một hệ thống so với yêu cầu phát triển đất nước trong môi trường hội nhập và phát triển kinh tế tri thức.

- Đào tạo đại học không bám sát yêu cầu của nền kinh tế nên số sinh viên tốt nghiệp dễ sa vào đội quân thất nghiệp, thiếu việc làm và làm việc không đúng

65

chuyên môn (*). Theo một nghiên cứu mới đây về phong cách học của sinh viên của PGS.TS Nguyễn Công Khanh (2008), hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình.

 Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;

 Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;

 Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập Song dù sao xét dưới góc độ tạo lập cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và tri thức thì cũng cần phải ghi nhận những bước tiến đã đạt được trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 64)