Coi việc tích cực chuẩn bị các điều kiện để phát triển kinh tế tri thức là

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1Coi việc tích cực chuẩn bị các điều kiện để phát triển kinh tế tri thức là

là cách tận dụng tốt nhất cơ hội phát triển mà thời đại mang lại

Ngày nay, thế giới đang chuyển nhịp và chuyển logic phát triển, có nghĩa là chuyển sang thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Đây là một cơ hội cực kỳ quý hiếm cho các nước đi sau thực hiện sự phát triển nhảy vọt để đuổi kịp các nước đi trước. Cơ hội này được thể hiện ở những điểm sau:

+ Diễn ra quá trình chuyển giao công nghệ - kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng và rất sôi động trên toàn cầu.

+ Xuất hiện khả năng phát triển theo kiểu tiến thẳng vào công nghệ - kỹ thuật cao để sản xuất sản phẩm ở các nước đi sau. Thậm chí, càng nước đi sau cơ hội này càng lớn theo nghĩa ít bị “gánh nặng di sản” cơ cấu công nghiệp cũ cản trở. Hay nói cách khác là các nước đi sau có cơ hội và điều kiện lựa chọn, tiếp nhận và áp dụng với chi phí thấp các thành tựu do các nước đi trước hay do loài người sáng tạo ra. Những thành tựu đó bao gồm các phát minh khoa học, các công nghệ kỹ thuật, tiền vốn, thị trường, các liên kết kinh tế.

Các nước đi sau, để giải quyết được các vấn đề về phát triển của mình và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước đi trước, phải thay đổi căn bản tư duy phát triển; phải lựa chọn chiến lược và chính sách phát triển theo một quan điểm và cách tiếp cận mới. Thế giới đã tổng kết kinh nghiệm, khái quát tư duy và quan điểm phát triển mới đó thành chiến lược phát triển “rượt đuổi” cho các nước kém phát triển đi sau với những nội dung then chốt sau:

79

+ Từ bỏ mô hình phát triển rượt đuổi truyền thống, chuyển sang mô hình phát triển rượt đuổi hiện đại, lấy mục tiêu con người làm trung tâm và dựa chủ yếu vào nhân lực chất lượng cao

+ Mô hình phát triển rượt đuổi hiện đại chú trọng bám đuổi tri thức, công nghệ, tăng cường hợp tác với các nước có khoa học công nghệ phát triển cao.

+ Tăng cường mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư để xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc.

Từ những tổng kết kinh nghiệm của thế giới toát lên một hàm ý quan trọng: Nếu không biết chuẩn bị tốt các điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức, tận dụng cơ hội nâng cao năng lực nội sinh, đổi mới cách nghĩ, cách làm, bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi thẳng vào nền kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao thì sẽ bị tụt hậu xa.

Nước ta muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì dứt khoát phải tận dụng những cơ hội do sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra. Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thực chất là việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế tri thức đóng một vai trò rất lớn vào sự phát triển kinh tế, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên chúng ta không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hoá mà các nước đi trước đã tiến hành. Cũng không nên hiểu công nghiệp hoá chủ yếu là xây dựng công nghiệp mà phải hiểu đây là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất. Do đó, nền kinh tế tri thức là cơ hội quý giá để Việt Nam đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội lớn này mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước.

80

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 81)