Môi trường thể chế

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1Môi trường thể chế

Để phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi một chế độ kinh tế và thể chế cung cấp nhiều sự khuyến kích đối với việc sử dụng có hiệu quả những tri thức hiện có và tri thức mới, thúc đẩy tinh thần kinh doanh. Với điều kiện hiện tại của Việt Nam thì

53

phát triển đó là phát triển nền kinh tế thị trường linh hoạt và có khả năng thích nghi cao trong một môi trường biến chuyển nhanh. Ở khía cạnh này, thể chế và chính sách đã có nhiều tiến bộ:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Chính phủ đã có sự đổi mới căn bản trong phương thức triển khai chỉ đạo thực hiện, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, bãi bỏ các loại giấy phép kinh doanh không cần thiết. Sau 2 năm thực hiện, nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá môi trường kinh doanh đã và đang từng bước cải thiện, củng cố sự an tâm và niềm tin của họ trong việc bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh. Cộng đồng quốc tế vẫn đang đánh giá cao ý nghĩa và tác dụng tích cực của luật này. Chính vì vậy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh. Trong năm 2000, đã có hơn 14.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 1999 (trong đó, số công ty cổ phần là 729, nhiều hơn số công ty cổ phần thành lập trong cả giai đoạn 1991 – 1999). Trong năm 2001 đã có 21.040 doanh nghiệp được thành lập, gấp 1,5 lần so với năm 2000. Số vốn đăng ký cũng tăng nhanh, đặc biệt là trong năm 2001. Số vốn đăng ký trong năm 2001 của các doanh nghiệp thành lập mới theo luật Luật Doanh nghiệp là 26.500 tỷ đồng, gấp hơn 1,9 lần so với năm 2000 lên 1.259 triệu đồng trong năm 2001. Năm 2010 có khoảng 84.000 doanh nghiệp được thành lập, với tổng vốn đăng ký 1.300 tỷ đồng, bằng 99,4% về số doanh nghiệp và tăng 151,4% về số vốn đăng ký so với năm 2009. .Đây là một hiện tượng chưa từng thấy trong những năm trước khi có Luật Doanh nghiệp.[20, tr. 21]

Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tạo thêm đáng kể số công ăn việc làm mới và thu nhập cho người lao động. Tính đến thời điểm 01/01/2009, số doanh nghiệp ngoài nhà nước thực tế đang hoạt động là 196.779 doanh nghiệp, chiếm 95,7% tổng số doanh nghiệp, gấp 5,6 lần năm 2000, tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp bình quân hàng năm là 24,1%. Khu vực này hiện giải quyết cho 4,72 triệu lao động có việc làm thường xuyên, chiếm 57,1% tổng số việc làm của khu

54

vực doanh nghiệp, bình quân mỗi năm tăng thêm 8,7% lao động. Khu vực này cũng đang thu hút vốn đầu tư khá lớn với 42,3% tổng vốn của khu vực doanh nghiệp, trong đó tài sản cố định chiếm 36,4% và tạo ra tới 57,5% tổng doanh thu năm 2008 của toàn bộ doanh nghiệp.

Thứ hai, Luật Đầu tư nước ngoài góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Các con số thống kê cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong hai năm 2000 và 2001 đã có một số dấu hiệu phục hồi sau một thời kỳ suy giảm nghiêm trọng. Vốn FDI đăng ký hàng năm trong giai đoạn 1997 - 1999 liên tục giảm: năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%, và năm 1999 giảm tới 59%. Đến năm 2000 vốn FDI đăng ký tăng 25,8% (tăng 11% về số dự án), năm 2001 tăng 22,6% (tăng 28% về số dự án). Vốn FDI thực hiện năm 1998 giảm 40%, năm 2001 đã có xu hướng tăng, song mức tăng còn thấp, tương ứng chỉ 2% và 3%. Số vốn đăng ký cũng tăng nhanh, đặc biệt là trong năm 2007, 2008. Năm 2007 là năm chứng kiến mức vốn FDI rất cao, bao gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn với 20.720,2 triệu USD. So với kế hoạch vượt 62,8% (dự kiến 13 tỉ USD) tăng 57,9% so với năm 2006. Trong năm 2007 này, cả nước đã cấp phép hơn 140 dự án với vốn tăng thêm 3 tỉ USD, quy mô trung bình 1 dự án là 11,3 triệu USD. Cả năm 2009 đăng ký mới và tăng vốn cho 1054 dự án với tổng vốn là 21.480 triệu USD, bằng 30% so với năm 2008 trong đó vốn đăng kí mới là 16.345 triệu USD, bằng 24,6%, vốn tăng thêm là 5,137 triệu USD bằng 98,3% so với năm 2008. Số vốn đăng ký trong năm 2011 của các doanh nghiệp FDI là 15598,1 triệu USD, vốn giải ngân là 11000,0 triệu USD. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài:

- Ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài (năm 2000); Luật sửa đổi, bổ sung Luật dầu khí (2000); Nghị quyết của Chính phủ ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài… Trong năm 2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo chính sách thí điểm cho phép đầu tư nước ngoài dưới hình thức công ty cổ phần. Thống nhất luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp năm 2005.

55

- Ký và phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.

- Ký quyết định gia nhập WTO 7/11/2006, và chính thức là thành viên 11/1/2007. Đây là kết quả tất yếu của chính sách mở cửa đầu tư và thương mại

- Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài, như Hội nghị ở Singapore, Nhật Bản, Đài Loan…

Những biện pháp chính sách trên tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cụ thể là: đơn giản hóa thủ tục đầu tư, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp, khuyến kích đầu tư nước ngoài vào ngành, lĩnh vực, địa bàn cần thu hút vốn,… Chính sách tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI được thực hiện khá kịp thời và bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng, góp phần khai thác hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy Việt Nam từ một quốc gia không được xếp hạng về lĩnh vực thủ tục mở doanh nghiệp, nay đã tiến gần đến mức trung bình của các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: phải trải qua 11 bước thủ tục, 50 ngày, chi phí bằng 50,6% thu nhập bình quân đầu người. Về lĩnh vực thực hiện hợp đồng thương mại Việt Nam đã đạt mức trung bình của khu vực Châu Á (bình quân mất khoảng 393 ngày và phải trải qua 30 bước) với 37 bước và 343 ngày. Hiện nay thực hiện nguyên tắc “một cửa liên thông”, rút ngắn thời gian tiếp nhận giải quyết các dự án đầu tư ở Việt Nam từ 60 ngày xuống 30 ngày. Thời gian nhanh nhất để cấp phép cho 1 dự án từ 2005 trở về trước là hơn 1 tháng đến nay là 15 ngày, đặc biệt có dự án chỉ cần có 5 ngày, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong khi đó, Theo The Djankow, et.al (2002) [89, tr. 1-37] thì Trung Quốc để hoàn thành thủ tục đầu tư kinh doanh phải cần 12 ngày thủ tục và phải mất 92 ngày. Theo báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới của Hội nghị thương mại và phát triển Liên hợp quốc UNCTAD được công bố năm 2009, Việt Nam xếp thứ 6 trong 149 nước có mức thực hiện FDI tốt nhất thế giới, xếp thứ 12 trong danh sách 25 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới do Bloomberg bình chọn năm 2010, Theo kết quả điều tra của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc nhận định, năm 2009, có 5 quốc gia thu hút FDI nhất là

56

Trung quốc, Mỹ, Ấn Độ, Braxin và Nga. Việt Nam vẫn tiếp tục đứng trong bảng xếp hạng 15 quốc gia hấp dẫn nhất trong thu hút FDI giai đoạn 2009-2011.Tuy nhiên chỉ số tiềm năng FDI không được đánh giá cao lắm so với các nước trong khu vực, xếp thứ 71/140 nước. Chỉ số tiềm năng thu hút FDI được tính trên cơ sở các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/đầu người, tỷ trọng hàng xuất khẩu trong GDP, tỷ lệ máy điện thoại, mức sử dụng năng lượng thương phẩm… Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với các tính toán KAM của Ngân hàng thế giới ở phần trên.

Theo báo cáo đánh giá về môi trường đầu tư của Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính quốc tế (IFC), năm 2009 Việt Nam đứng thứ 93/183 nền kinh tế, thứ hạng này trong năm 2008 là 92/182 và năm 2007 là 91/178. Hai chỉ số“Vay vốn” và “Thực thi hợp đồng” được cải thiện đáng kể. Năm 2008 chỉ số“Vay vốn” xếp hạng 43, năm 2009 đã cải thiện được 13 bậc (xếp thứ30). Chỉ số “Thực thi hợp đồng năm 2009 tăng 10 bậc (hạng 32) so với năm 2008 (hạng 42). Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá Việt Nam có hai lĩnh vực được cải thiện đáng kể là thuế và thương mại quốc tế. Việc áp dụng chính sách thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 28% xuống còn 25% và thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai được loại bỏ. Ngoài ra, Việt Nam áp dụng thêm một số thủ tục hải quan, thúc đẩy giao dịch thương mại qua biên giới cũng thành công và hiệu quả. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) cung cấp một bức tranh tổng thể về những yếu tố đang tác động đến môi trường kinh doanh của mỗi nền kinh tế và khả năng của mỗi quốc gia đạt được sự bền vững trong tăng trưởng và phát triển. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009-2010 đánh giá 75 trên 133 quốc gia cho thấy, năm 2009, Việt Nam có cải thiện được nhiều tiêu chí, đặc biệt là quy mô thị trường (hạng 38), hiệu quả thị trường lao động (hạng 38), trong đó nhiều tiêu chí cụ thể có thứ hạng rất cao. Tuy nhiên, chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp 2009 của Việt Nam chưa được cải thiện và giảm 5 bậc so với năm 2008, chủ yếu do chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô bị đánh tụt từ hạng 70 xuống 112, tác động mạnh tới nền kinh tế và khả năng cạnh tranh. Theo chuyên viên viện kinh tế trưởng của UNDP, việc thu hút vốn FDI của Việt Nam cần chú trọng đến chất

57

lượng nhiều hơn là số lượng. Bởi đáng lo ngại lớn nhất của việc giảm nguồn vốn FDI chỉ là tiền mà là vấn đề chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty Việt Nam .

Thứ ba, Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành số 50/2005/QH11 của Quốc hội Việt Nam, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Đến năm 2009, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005. Luật sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu “tối thiểu” hay các nghĩa vụ “bắt buộc” theo Hiệp định TRIPS. Xét trong bảng KAM, quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo tốt (1-7), Việt Nam đạt 3 điểm, còn Mỹ đạt 5,6 điểm. Việt nam đã thực hiện thành công Chương trình Hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể, đã hoàn thiện Chương trình hành động thực hiện cam kết về SHTT trong WTO, thực hiện thành công nghĩa vụ rà soát hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam tại Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền SHTT (TRIPS); hoàn thành các thủ tục cần thiết để gia nhập Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những tiêu chuẩn mới về bảo hộ SHTT cao hơn nhiều so với Hiệp định TRIPS. Trong hội nghị tổng kết chương trình này, Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, ông Francis Gurry, trong chuyến thăm Việt Nam mới đây đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên chế độ kinh tế và thể chế hiện hành còn bộ lộ nhiều hạn chế: Đối với nước ta, chính sách chưa hướng mạnh sang hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, thể hiện qua các số liệu thống kê ma trận KAM của WB trong sự tương quan so sánh Việt Nam với Mỹ.

- Môi trường chính sách vĩ mô của Việt Nam chưa khuyến khích các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao. Việt Nam chưa hình thành được một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới khoa học và giới doanh nghiệp. Trong bảng ma trận

58

KAM của WB, chi phí đăng ký kinh doanh của Việt Nam trong GNI còn khá cao, bằng 16.8 %, trong khi đó ở Mỹ chỉ có 0.7 %.

- Việt Nam chưa có một hệ thống định chế tài chính đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu công nghệ và đổi mới. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn tài chính là điều kiện tiên quyết để biến ý tưởng thành tri thức, thành công nghệ, tuy nhiên mô hình quỹ đầu tư cho hoạt động sản sinh ra tri thức, đặc biệt là loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam chưa cao. Nếu tính chỉ số lành mạnh của các ngân hàng (WEF) Việt Nam chỉ đạt con số 4.7, trong khi đó Mỹ đạt tới 6.1; sự điều tiết và giám sát đầy đủ đối với các thể chế tín dụng (IMD) Việt Nam cũng chỉ đạt 93 điểm, còn Mỹ đạt 210 điểm.

- Hiện nay các nước đi sau đang trông chờ vào mô hình khu công nghệ cao hay vườn ươm doanh nghiệp công nghệ như là cứu cánh trong làn sóng cách mạng công nghệ. Việc xây dựng thành công một khu công nghệ cao không chỉ là vấn đề hạ tầng cơ sở hay một vài chính sách ưu đãi ngành manh mún. Trên thế giới có rất nhiều khu công nghệ cao hay các vườn ươm doanh nghiệp song thành công không nhiều vì tính đồng bộ của môi trường thể chế, chính sách cũng như các điều kiện văn hoá - xã hội chưa cao. Yếu tố quyết định thành công của một khu công nghệ cao là mối quan hệ hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu triển khai và doanh nghiệp, nguồn tài chính đầu tư, môi trường văn hoá trong kinh doanh và tính hiệu lực của quá trình chuyển giao công nghệ, tri thức…chứ không phải là diện tích đất rộng hay một vài ưu đãi ban đầu. Trong thời đại kinh tế tri thức, lợi thế cạnh tranh chuyển từ tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động nhiều sang tri thức, kỹ năng và tính sáng tạo. Tất cả các yếu tố này chỉ có thể tìm thấy trong con người, do đó con người trở thành tài sản quý nhất của xã hội, miễn là tạo ra của cải cho xã hội đó. Công nhân tri thức, vì thế, trở thành yếu tố sản xuất hàng đầu quyết định sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Đất nước nào thu hút được nhiều công nhân tri thức sẽ dẫn đầu trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Ở đây, chính sách nhập cư đóng vai trò quyết định. Đối với Việt Nam, giữ được "chất xám" đã khó, thu hút được "chất xám" thế giới còn khó gấp bội. Nếu làm được điều này, Việt Nam sẽ rút

59

ngắn đáng kể quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, tiếp cận nhanh hơn vào nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên nếu nhìn vào chỉ tiêu số ngày khởi nghiệp được của một cá nhân ở Việt Nam mất 50 ngày, trong khi Mỹ chỉ mất có 6 ngày thì đã thấy một sự chênh lệch quá lớn.

- Như đã đề cập ở các phần trên, Quyền tác giả kích thích sự sáng tạo, tạo ra khả năng thúc đẩy phát triển văn hoá và kinh tế tri thức tại các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 55)