Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đã thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi có chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng liên tục và ở mức cao hơn hai thập kỉ qua cho phép Trung Quốc nghĩ tới một chiến lược phát triển mới - dựa vào yếu tố tri thức. Khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng phải tính tới những cơ cấu hàng xuất khẩu dựa vào hàm lượng khoa học cao, đồng thời củng cố thị phần của hàng hoá tiêu dùng thông thường trên thị trường nước ngoài.

Chiến lược hướng tới kinh tế tri thức là nghiên cứu của Ngân hàng thế giới dành cho Trung Quốc với tên gọi “Trung Quốc và nền kinh tế tri thức Bắt kịp trong nền kinh tế tri thức”. Nghiên cứu này chỉ ra những thách thức tiềm ẩn mà Trung Quốc phải đương đầu trong cuộc cách mạng thông tin và tri thức là tạo việc làm, duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh quốc tế, giảm bất bình đẳng về thu nhập và giữa các vùng, bảo vệ môi trường. Thêm vào đó Trung Quốc còn phải

38

đương đầu với cuộc cách mạng tri thức toàn cầu. Mặc dù đặt ra nhiều thách thức nhưng nó cũng mang đến cơ hội để Trung Quốc phát triển bền vững.

Nhìn một cách tổng thể, chiến lược của Trung Quốc có thể tóm tắt như sau: Thứ nhất, Cải cách tổ chức và động lực kinh tế

Trước hết, nói đến những thay đổi mới phải là vai trò mới của Nhà nước. Chính phủ chuyển từ vai trò người sản xuất và kiểm soát trở thành nhà kiến trúc xây dựng hệ thống kinh tế dựa trên tri thức và thị trường xã hội chủ nghĩa. Đây là hệ thống tự điều tiết thông qua các thể chế hỗ trợ thị trường phù hợp. Có sáu khu vực cần được hỗ trợ để hình thành nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ: (i) tăng cường khung pháp lý để hỗ trợ cho tiềm năng của các doanh nghiệp. (ii) Thúc đẩy cạnh tranh kinh tế. (iii) tăng cường hệ thống tài chính. (iiii) Tạo điều kiện cho sự linh hoạt của thị trường lao động. (iiiii) Phát triển hệ thống an sinh xã hội có hiệu quả. (iiiiii) Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 16 (năm 2002), Ban thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc được mở rộng lên 9 thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử, cả 9 thành viên hiện nay đều vốn là kỹ sư (thay vì con đường truyền thống từ quân đội hoặc trường đảng như xưa).

Thứ hai, cải cách giáo dục và đào tạo

Những kỹ năng giáo dục đại học và các loại hình giáo dục cao hơn nữa rất cần cho nền kinh tế tri thức. Mặc dù có những cải tiến mạnh mẽ nhưng thành tựu về giáo dục của Trung Quốc vẫn còn rất thấp. Đây có lẽ là cuộc cải cách quan trọng nhất về lâu dài bởi nó chính là nguồn lực để phát triển kinh tế tri thức. Những người dân cần được giáo dục và đào tạo những kĩ năng sáng tạo với khả năng học tập suốt đời. Trong đó hướng cải cách của Trung Quốc chú ý đến các yếu tố:

- Hiện đại hóa chương trình dạy học ở mọi cấp để cung cấp những kỹ năng cơ bản mà kinh tế tri thức đòi hỏi.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục

- Hội nhập hệ thống giáo dục đại học tư nhân vào hệ thống giáo dục chính thức và cơ cấu lại các ngành giáo dục địa phương và quôc gia

39

- Đảm bảo bình đẳng trong giáo dục

- Đổi mới hệ thống đào tạo và giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp

- Thực hiện chương trình đào tạo lại cho hàng triệu công nhân bị sa thải để họ có thể tìm được những công việc khác phù hợp

- Khơi dậy tiềm năng to lớn của đào tạo dựa trên Internet, tận dụng cơ sở hạ tầng học tập từ xa đã phát triển mạnh mẽ.

Khoảng một chục năm trở lại, một trong các hướng phát triển ưu tiên của Trung Quốc là có 100 trường đại học tầm quốc tế. Các trường đại học tích cực khuyến dụ các nhà khoa học, giáo sư Trung Quốc ở nước ngoài trở về bằng cách khích lệ lòng yêu nước và chế độ lương bổng thích hợp. Do đầu tư đường dài, các công ty nước ngoài có nhiều dự án “cho không” tài nguyên công nghệ ở Trung Quốc với mục tiêu nghiên cứu và giáo dục. Các trường đại học nước ngoài mở ra như nấm. Năm ngoái có khoảng 200 nghìn kỹ sư tốt nghiệp đại học, 100 nghìn nhận bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở Trung Quốc, nghĩa là có nhiều kỹ sư ở Trung Quốc tốt nghiệp mỗi năm hơn Mỹ, Nhật, và Đức cộng lại. Các công ty KHMT hàng đầu thế giới và các công nghệ khác đều có các phòng R&D ở Trung Quốc. Chuyển giao công nghệ đang diễn ra hàng giờ. Tổng số sinh viên đại học và tổng số người có bằng tiến sĩ ở Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần. Đầu tư giáo dục tập trung vào khoa học và công nghệ, phần vì đây là cách ngành họ cần, phần khác là vì các ngành chính trị, xã hội, lịch sử không thể phát triển các tư tưởng lớn vì phạm húy. Các phòng nghiên cứu khoa học và công nghệ cao phát triển như nấm ở Trung Quốc. Ở đại học Bắc Kinh, 40 phần trăm các giáo sư tốt nghiệp ở nước ngoài – hầu hết là từ Mỹ về.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Dự án CN2 100 triệu USD nhằm cải tổ toàn bộ cơ sở hạ tầng Internet của Trung Quốc đã được thực hiện, với sự tham gia của 4 chàng khổng lồ về mạng máy tính: Cisco Systems (Mỹ), Juniper Networks (Mỹ), Alcatel (Pháp), và Huawei Technologies (Trung Quốc). Bất kể tình hình căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc, vài chục ngàn kỹ sư và các nhà đầu tư Đài

40

Loan đang làm ăn dài hạn với ngành công nghiệp bán dẫn ở lục địa. Cho đến tháng 12 năm 2004, Trung Quốc có khoảng 94 triệu người dùng Internet, biến Trung Quốc thành thị trường Internet lớn thứ nhì thế giới sau Mỹ. Thị trường điện thoại di động có tổng số người dùng khoảng 330 triệu, cao gấp 3.5 lần tổng số người dùng Internet. Khoảng 56% truy cập Internet qua các dịch vụ dial-up, phần còn lại có truy cập broadband. Các số thống kê khác (phần trăm các loại dịch vụ dùng như emails, P2P, v.v.) cũng tương tự như ở các nước phát triển. (Con số này lấy theo trung tâm thông tin Internet của Trung Quốc - còn gọi là CNNIC. Họ làm thống kê một năm 2 lần từ 1997 đến nay).

Thứ tư, phổ biến công nghệ trong nền kinh tế

Ở Trung Quốc hạ tầng công nghiệp hiện đại hiện đang tập trung hầu hết trong các khu công nghệ cao. Chính phủ nước này ưu tiên nguồn lực để phát triển hệ thống phổ biến công nghệ như các trung tâm nghiên cứu, các chương trình đổi mới các ngành công nghiệp sơ chế, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; …Từ điện thoại di động, Internet, đến truyền hình số, các công nghệ tiên tiến và ứng dụng của chúng ngấm sâu vào mọi ngóc ngách của thị trường và đất nước khổng lồ này. Năm 2005, Trung Quốc có đến ba trăm triệu người dùng điện thoại di động (nhiều nhất thế giới), một trăm triệu người dùng Internet (được dự đoán sẽ gấp ba lần vào năm 2008). Nông dân tự lập website và bán sản phẩm của mình trực tiếp qua Internet. Một nửa số người dùng Internet chơi online games.

Thứ năm, phát triển hệ thống nghiên cứu và triển khai

Chính phủ tăng hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản, khuyến khích các lĩnh vực sản xuất nghiên cứu, nhận thức được tầm quan trọng của quyền sở hữu. Đặc biệt là cần phải khai thác tri thức toàn cầu bằng cách tập trung thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực có lợi ích chiến lược.

Như vậy có thế nhận định Trung quốc là quốc gia rất tích cực chuẩn bị đón nhận kinh tế tri thức, coi đây là một cơ hội lớn cần phải tận dụng được để trở thành nước phát triển trong thế kỷ 21. Báo cáo này được xây dựng trên một quan điểm nhất quán của Ngân hàng thế giới về kinh tế tri thức trong điều kiện cụ thể của

41

Trung Quốc. Quan niệm về kinh tế tri thức của báo cáo chính là cách hiểu của Ngân hàng thế giới: một môi trường văn hóa xã hội thuận lợi cho việc sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 40)