7. Kết cấu của luận văn
1.2.1 Các điều kiện chung
1.2.1.1 Môi trường pháp lý khuyến khích sự sáng tạo, truyền bá tri thức Kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của hầu hết các nước, đặc biệt là Mỹ, cho thấy, nền kinh tế tri thức đòi hỏi không chỉ có đầu tư mạnh cho phát triển công nghệ hiện đại, mà còn phải tạo dựng được một nhà nước pháp quyền, một môi trường chính trị và xã hội dân chủ cho phép mọi người dân có thể bày tỏ quan điển và chính kiến cũng như các ý tưởng sáng tạo của mình, và những điều kiện thuận lợi đối với kinh doanh, nơi mà doanh nghiệp có thể lường trước được mọi rủi ro trên cơ sở một môi trường hiệu quả, an toàn và ổn định cho việc hình thành, sản xuất và tiêu thụ tri thức. Đó trước hết phải là một môi trường chính trị dân chủ, kích thích kinh tế hướng đầu tư vào tri thức và khai thác một cách có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế. Sáng tạo là bản chất của kinh tế tri thức, mà dân chủ lại là tiền đề cho sự sáng tạo những tri thức mới. Do đó, không có dân chủ thì sẽ không có tri thức mới, và tất yếu không thể có kinh tế tri thức. Vì vậy, mệnh đề dân chủ – sáng tạo và kinh tế tri thức là thống nhất và có mối quan hệ biện chứng. Điều này chỉ ra rằng, kinh tế tri thức đông thời vừa sản sinh ra thể chế chính trị dân chủ, vừa yêu cầu thể chế chính trị cần phải đổi mới theo hướng dân chủ thì kinh tế tri thức mới phát triển được.
Để đảm bảo cho nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển tốt cần phải quan tâm đến một môi trường pháp lý rõ ràng, ổn định, không bị thay đổi một cách tuỳ tiện, bảo đảm tự do hoàn toàn cho việc tiếp cận, trao đổi và xử lý thông tin, trong đó
23
giá trị của tri thức phải được bảo vệ bằng luật sở hữu trí tuệ (SHTT). Mục tiêu của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính là khuyến khích hoạt động sáng tạo, cổ vũ và kích thích đầu tư vào sản xuất tri thức đồng thời thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất các nguồn lực trí tuệ của xã hội. Chỉ riêng tại Mỹ, các ngành công nghiệp dựa trên quyền tác giả đã tạo ra hơn 460 tỷ đô la vào GDP và xuất khẩu tới 80 tỷ đô la mỗi năm. Trong nền kinh tế tri thức toàn cầu các ngành công nghiệp dựa trên quyền tác giả không những đóng góp phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân mà còn cung cấp "nguyên liệu trí tuệ, đầu vào cho khoa học, giáo dục, truyền bá kiến thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thông qua hỗ trợ sáng tạo, các ngành này thúc đẩy sản xuất gia tăng mạnh mẽ và tạo ra nhiều việc làm. Quyền tác giả đã nổi lên như một phương tiện quan trọng nhất để điều chỉnh thị trường các sản phẩm trí tuệ trên phạm vi quốc tế. Quyền tác giả không chỉ mang lại sự giàu có cho những cá nhân tài năng tại các nước đang phát triển, đóng góp nguồn thu nhập nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước mà trong một số trường hợp, nhờ tham gia các công ước quốc tế về quyền tác giả, nhiều nước đang phát triển đã gặt hái được những thành công đáng kính nể, mà tiêu biểu là ngành công nghiệp phần mềm của ấn Độ. Từ năm 1995 đến 2002, thu nhập của ngành này đã tăng từ 787 triệu đô la lên 10,2 tỷ đô la, trong đó xuất khẩu phần mềm tăng từ 489 triệu đô la lên 7,8 tỷ đô la và mang lại việc làm cho khoảng 520.000 người.
Quyền tác giả mang lại cơ hội phát triển lành mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp dựa trên quyền tác giả. Tại các nước đang phát triển, việc bảo hộ quyền tác giả tại thị trường trong nước sẽ tạo ra cơ may để các nhà kinh doanh phát huy tài năng nhằm phát triển lành manh các ngành công nghiệp dựa trên quyền tác giả, như các ngành xuất bản, điện ảnh, âm nhạc và công nghiệp phần mềm có địa vị quan trọng trong nền kinh tế tri thức.
1.2.1.2 Năng lực khoa học, công nghệ và hệ thống đổi mới quốc gia
Hệ thống đổi mới quốc gia được định nghĩa là tập hợp các tổ chức cùng nhau hoặc riêng rẽ tham gia vào phát triển và phổ biến các công nghệ mới. Những tổ chức này tạo thành khuôn khổ trong đó Chính phủ hoạch định và thực thi các chính
24
sách liên quan đến quá trình đổi mới. Đó cũng còn là hệ thống các tổ chức được kết nối với nhau để tạo ra, lưu trữ, chuyển giao tri thức, các kỹ năng và công cụ tạo nên các công nghệ mới. Bảng dưới đây mô tả các nhân tố và mối tương tác, động thái của một hệ thống đổi mới quốc gia. Trong đó chính phủ có vai trò lập môi trường liên kết các tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp – là nơi tạo ra động lực chính của đổi mới.
Bảng 1.2: Các nhân tố và mối tương tác, động thái của một hệ thống đổi mới quốc gia
Các nhân tố ( Actors) Các tương tác giữa các nhân tố
Động thái (Dynamics)
Doanh nghiệp, hãng
Công ty: tư nhân, Nhà nước, các hãng lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong nước, ngoài nước, liên doanh Mối quan hệ giữa các hãng, các công ty, các doanh nghiệp Tính năng động Tổ chức giáo dục: Đại học, đào tạo trong và ngoài nước Quan hệ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức đào tạo Công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới Các viện nghiên cứu của Chính phủ, tư nhân trong và ngoài nước Quan hệ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu
Các xí nghiệp mới thành lập do áp dụng công nghệ mới, do liên kết các xí nghiệp
25
Các cơ quan chính phủ
Quan hệ giữa các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp
Quyền sở hữu trí tuệ
Các biến đổi trong môi trường chính sách
Các lực lượng thị trường: Toàn cầu hóa, khu vực hóa
Mạng lưới các mối liên kết
Nguồn:www.worldbank.org/Knowledge Assessement Matrix/Viet Nam Để tiến đến nền kinh tế tri thức thì điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với các quốc gia là phải có một nền kinh tế thị trường phát triển cao với các thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu trên cả bình diện quốc tế lẫn trong nước. Doanh nghiệp trong kinh tế tri thức vừa cần vốn đầu tư khổng lồ vừa phải chạy đua với thời gian và đương đầu với những rủi ro lớn, nên hơn bao giờ hết, hoạt động của họ trong kinh tế tri thức phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp vốn từ các thị trường tài chính.
Ngược lại, sự bình ổn của thị trường tài chính cũng gắn bó mật thiết với công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bảo đảm sự hoạt động của một nền kinh tế với những quan hệ phức tạp và nhạy cảm như vậy chỉ có thể thành công ở một quốc gia có nền kinh tế thị trường vững mạnh.
1.2.1.3 Hệ thống giáo dục đào tạo phát triển, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng
Giáo dục đào tạo được coi là yếu tố tạo lực lượng quan trọng nhất – nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế tri thức. Động lực của nền kinh tế tri thức thể hiện ngay chính trong khái niệm của nó, đó là tri thức. Khác với các mô hình kinh tế truyền thống dựa vào sức lao động và tài nguyên, trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo tri thức, trình độ tiếp cận và vận dụng tri thức mang ý nghĩa quyết định thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự bùng nổ tri thức mới, việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng tăng làm cho việc tiếp thu tri thức càng trở nên quan trọng hơn bao giê hết. Cho nên, để tiến tới nền kinh tế tri thức, trước hết
26
và chủ yếu là chú trọng phát triển một cách toàn diện nguồn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài.
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nguồn duy nhất tạo ra lợi thế so sánh dài hạn, nhưng tri thức chỉ được áp dụng thông qua kỹ năng cá nhân, nên giáo dục đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu của những nước đi vào nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi một hệ thống giáo dục và đào tạo tiên tiến, khoa học, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng và một hệ thống đổi mới quốc gia năng động trong đó, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các tác nhân có liên quan khác sẽ tương tác một cách có hiệu quả để tạo ra, phổ biến và sử dụng tri thức, đổi mới công nghệ và sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện vị trí quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức phải hướng tới mục tiêu biến tri thức thành kỹ năng, tri thức phải thành trí lực và suy rộng ra dân trí phải trở thành nhân lực. Có thể nói, lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất để thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển chính là đầu tư vào vốn con người, làm thế nào để có thể đào tạo, thu hút và sử dụng tốt nhân tài. Tri thức, nhất là tri thức “nguồn”, không thể ra đời, tồn tại, phát triển và phổ cập nhanh ở những nước có trình độ dân trí thấp và một hệ thống nghiên cứu khoa học thiếu tính hợp tác và đổi mới.
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng của xã hội loài người. Xã hội loài người càng văn minh, các dân tộc ngày càng phát triển thì con người ngày càng nhận thấy rõ sức mạnh kỳ diệu của giáo dục và đào tạo. Một hoạt động có khả năng phát huy cao độ, khơi dậy và tạo nên tiềm năng vô tận của con người. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ làm xuất hiện xu thế lớn của nền kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là muốn xây dựng nền kinh tế tri thức phù hợp với tốc độ phát triển hiện đại, đặt nền móng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, quốc gia, khu vực trên toàn cầu phải luôn tích cực bổ sung tri thức mới. Muốn vậy phải đầu tư cơ sở vật chất, có chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy thế mạnh, tiềm
27
năng trong đội ngũ trí thức, nâng cao tri thức văn minh trí tuệ trong xã hội, thông qua việc lĩnh hộitri thức, tích luỹ tri thức, trao đổi và sáng tạo tri thức.
Ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển giáo dục. Garry Becker người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992 đã khẳng định: "Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt đầu tư cho giáo dục"[10, tr. 35]. Xem xét thực tế ở các nước phát triển kinh tế trên thế giới cho thấy: không một nước giàu có nào đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước khi đạt mức phổ cập giáo dục phổ thông. Nhiều nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công nghệ của nước mình còn nhiều yếu kém, thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học - công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Điều đó, cho chúng ta thấy được phần nào tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế và đặc biệt quan trọng hơn trong nền kinh tế tri thức, nó trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức.
Theo các nhà nghiên cứu, trong nền kinh tế tri thức, giáo dục và đào tạo là một trong ba chỉ số tương quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế bên cạnh cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông; mở cửa thị trường. Nguồn lực chủ yếu của kinh tế tri thức là thông tin và tri thức khác với các nền kinh tế truyền thống là sức lao động và vốn.Tri thức là yếu tố chủ yếu trong việc làm ra sản phẩm và dịch vụ. Để có sức cạnh tranh tri thức phải có năng lực tiếp thu, sử dụng và sáng tạo tri thức. Kinh tế tri thức bao hàm trong đó vốn, con người có tri thức, năng lực sáng tạo; vốn vật chất kỹ thuật để tiếp thu, xử lý, lưu trữ, trao đổi và chế biến thông tin - tri thức. Vốn tri thức xã hội - tri thức về con người và phát triển con người (năng lực quản lý, tổ chức tri thức).
Trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi cần phải khả năng tổ chức và tiếp cận thị trường - tức nguồn vốn con người có trí tuệ. Như vậy, con người có trí tuệ trở thành nguồn tài nguyên vô giá, động lực quan trọng để nhân loại tiến vào nền kinh tế tri thức, thúc đẩy quá trình phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó, nền kinh tế tri thức và
28
xã hội thông tin chỉ là hiện thực đối với các nước giàu, các nước đã phát triển mà còn là tương lai rất gần và là một cơ hội thăng tiến hy hữu cho các nước đang phát triển. Điều này, thực sự có thể giải quyết được khi hướng giáo dục và đào tạo phát huy vai trò của nó trong việc tạo ra nguồn lực - chỉ những người đang và sẽ bổ sung vào lực lượng lao động xã hội đa dạng và phong phú, bao gồm các thế hệ đang học tập văn hoá và nghề nghiệp để tham gia vào lao động xã hội - là nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với các nước đang phát triển, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiến tiến gắn liền với một nền khoa học - công nghệ hiện đại. Giáo dục và đào tạo tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, hoàn thiện các năng lực và tài năng của mình. Nhà trường chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết là cơ sở cho việc phát triển, hoàn thiện những phẩm chất, tài năng cá nhân, góp phần tạo ra những giá trị mới để thay đổi, làm tăng khả năng tiếp cận những ý tưởng mới và thay đổi quan điểm về việc làm, xã hội. Cũng chính trên cơ sở đó giáo dục và đào tạo làm tăng năng suất lao động, giảm đói nghèo, nâng cao sức khỏe của con người.
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, một yêu cầu quan trọng đặt ra là phải đảm bảo hợp lý cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ có trình độ đại học và công nhân kỹ thuật. Chính vì vậy, trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải xây dựng một mô hình nhân cách người lao động theo những tiêu chuẩn cơ bản: Thứ nhất, mỗi cá nhân phải có năng lực hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, trong đó điều kiện cốt lõi là phải có vốn tri thức cơ bản, kỹ năng, sáng tạo, khả năng thích ứng cùng với sự ham hiểu biết, có khả năng và phương pháp tự học, tự đào tạo; Thứ hai, phải có đạo đức mà phẩm chất cốt lõi nhất của nó là ý thức trách nhiệm, có thái độ phù hợp với môi trường sống, với con người và xã hội. Đây là những phẩm chất chỉ có được thông qua quá trình giáo dục - đào tạo cùng với khả