Những hạn chế

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2Những hạn chế

Bên cạnh những nỗ lực đạt được trong quá trình xây dựng những tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, chúng ta còn có những hạn chế tồn đọng. Đặc biệt là nếu xét trong bảng so sánh KAM với các nước trên thế giới thì Việt Nam mới chỉ đứng ở vị trí 100 trong tổng số 146 nước được xếp hạng. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, Chỉ số KEI thấp, năm 2009 chỉ đạt 3,51 điểm, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác như Mỹ là 9,02. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp và chưa được cải thiện nhiều:

Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao thể hiện ở chỗ hiệu quả nền kinh tế còn thấp, năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư có xu hướng gia tăng. Môi trường đầu tư không ổn định và năng lực yếu kém của bộ máy hành chính đã làm tăng đáng kể chi phí giao dịch và chi phí đầu vào sản xuất- kinh doanh. Việc phân biệt đối xử trong thực tế giữa các thành phần kinh tế, chậm cải cách và tiếp tục bao cấp cho doanh nghiệp Nhà nước, duy trì nhiều độc quyền và bảo hộ không có thời hạn và mục tiêu cụ thể dẫn tới sử dụng không hiệu quả các

75

nguồn lực, giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng trưởng không bền vững, tạo điều kiện và sơ hở cho tệ nạn tham nhũng và những tiêu cực khác. Việc tiếp tục theo đuổi phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh tĩnh tăng vốn đầu tư trong nhiều năm qua khó có thể bảo đảm được mức tăng trưởng cao trong dài hạn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

- Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường còn non yếu, thiếu sót và nhiều méo mó, chưa tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tri thức.

Hệ thống thể chế kinh tế thị trường ở nước ta nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chưa theo kịp diễn biến thực tế của các hoạt động kinh tế, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo, không minh bạch, và nhất là năng lực thực thi pháp luật còn yếu. Cải cách hành chính diễn ra chậm chạp, khiến cho năng lực hỗ trợ của nền hành chính cho phát triển kinh tế bị hạn chế nghiêm trọng, thậm chí trong nhiều trường hợp các thủ tục hành chính lạc hậu, rườm rà còn gây cản trở cho công cuộc phát triển.

Một số thị trường rất quan trọng mới chỉ được hình thành rất sơ khai mà đã nhiều méo mó, trong đó có thị trường khoa học và công nghệ. Hàng hóa trên thị trường khoa học và công nghệ còn nghèo nàn, lượng giao dịch trên thị trường còn ít và đơn điệu. Các yếu tố cấu thành của thị trường, đặc biệt là hàng hoá, các chủ thể cung, cầu và các dịch vụ hỗ trợ thị trường đều yếu. Thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam chưa trở thành môi trường cần thiết để khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.

- Thứ ba, các lĩnh vực biểu hiện đặc trưng của kinh tế tri thức trong đó có kết cấu hạ tầng thông tin chưa phát triển:

Các ngành mới, đại diện cho kinh tế tri thức (hay gòn gọi là các ngành công nghệ cao) hoặc chưa hình thành hoặc mới ở trình độ phát triển rất sơ khai. Số doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm tạo ra công nghệ mới là không đáng kể. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn Việt Nam chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước lớn có cơ sở hoạt động và nghiên cứu phát triển công nghệ, nhưng lượng vốn đầu tư cho R&D của các

76

doanh nghiệp này chỉ đạt khoảng 0,2% doanh thu, quá thấp so với tỷ trọng 5-10% của doanh nghiệp tại các nước phát triển. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước hầu như chưa tham gia hoạt động R&D. Tri thức chưa thực sự trở thành nguồn vốn quý, ý thức xã hội và thể chế pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ còn quá kém, những người có khả năng tạo ra tri thức chưa hình thành được thói quen đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm khoa học và công nghệ của mình.

ng dụng công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế- xã hội còn rất hạn chế. Mạng thông tin đa phương tiện tuy đã và đang được mở rộng khá nhanh, nhưng chưa bao phủ được khắp toàn quốc, chưa kết nối được đến hầu hết các tổ chức và các hộ gia đình. Bên cạnh đó, sự tiếp cận với mạng thông tin còn gặp phải nhiều ràng buộc liên quan đến các khía cạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, các thủ tục hành chính, pháp lý,… Điều này ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận của các thành viên trong xã hội với những thông tin cần thiết. Các phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử, thị trường ảo, tổ chức ảo, doanh nghiệp ảo, làm việc từ xa…còn ở trình độ manh nha, thậm chí mới có trong mong muốn, trong lời nói, trong bài viết, chưa có trong thực tế. Như nhận xét của TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông: “Cuộc sống online, cuộc sống trên mạng, tất cả đều là thực chứ không hề có cái gì gọi là “ảo” ở đây”. Những vấn đề, nguyên nhân trên mạng đều bắt nguồn từ thế giới thực được đưa lên Internet, mọi vấn đề trên Internet đều có nguồn gốc, là vấn đề của thế giới thực. Điều quan trọng nhất đó là phải nâng cao năng lực người sử dụng, hướng dẫn, nâng cao dân trí để họ tự bảo vệ mình.

Thứ tư, sự phát triển của giáo dục, đào tạo của nước ta còn nhiều bất cập bộc lộ những yếu kém dai dẳng trong nhiều năm chưa khắc phục được, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Sự chậm đổi mới về phương pháp dạy và học, nội dung chương trình, các hiện tượng chạy theo thành tích, dạy thêm học thêm tràn lan… đã được đề cập, bàn bạc nhiều, nhưng chưa có những giải pháp hữu hiệu. Công tác xã hội hoá giáo dục diễn ra chậm, sự phân biệt đối xử đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập… góp phần kìm hãm sự phát triển giáo dục. Thực tế đó đã ảnh hưởng trực

77

tiếp đến nguồn nhân lực của Việt Nam, một nguồn nhân lực dồi dào về số lượng lao động nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn lao động có chất lượng. Trên thị trường lao động của Việt Nam đang rất thiếu các chuyên gia về quản trị kinh doanh, các lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, những công nhân có tay nghề cao, ham học hỏi. Với thực trạng yếu kém như vậy, rất khó có thể hình thành được ở Việt Nam một xã hội học tập và một đội ngũ đông đảo các lao động tri thức.

78

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 77)