Tích cực hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2Tích cực hội nhập quốc tế

Nền KTTT là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, xã hội, bao gồm truy cập vào kho tri thức toàn cầu đồng thời làm chủ và sáng tạo tri thức mới cần thiết cho riêng mình (WB, UNDP 2004).

Cần phải khẳng định rằng tư duy phát triển trong bối cảnh thời đại kinh tế tri thức phải khác hẳn so với thời đại cơ khí, đóng cửa, chiến tranh lạnh và đối đầu. Mô hình tăng trưởng truyền thống với đặc trưng: hướng nội, thay thế nhập khẩu, khép kín, được thực hiện trong môi trường đóng cửa cạnh tranh, dựa chủ yếu vào khu vực kinh tế nhà nước, vào khai thác tài nguyên và phát triển chiều rộng, ưu tiên mục tiêu tăng trưởng sản lượng mà coi nhẹ chất lượng, hiệu quả và súc cạnh tranh phải được từ bỏ. Việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như vậy vẫn diễn ra mấy chục năm nay thực chất là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng đầu vào, xây dựng một nền kinh tế có khả năng tự bảo đảm cao nhưng kém hiệu quả. Tư duy chiến lược này không còn thích hợp với thời đại toàn cầu hóa, chuyển sang kinh tế tri thức, mở của, tham gia sâu rộng vào hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Ngày nay hội nhập quốc tế tức là hội nhập vào nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Hội nhập là hợp tác và đấu tranh, phải có chiến lược, sách lược đúng, biết tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế của nước đi sau, hạn chế tối đa sự thua thiệt. Đây cũng là cơ hội lớn để nắm bắt vận dụng tri thức mới, thông qua hội nhập để cải thiện nhanh chóng các điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, rút ngắn khoảng cách với các nước. Tron thời đại kinh tế tri thức mang tính toàn cầu hóa thì hội nhập chính là cách thức phát triển duy nhất hợp với yêu cầu của thời đại.

Phát triển KTTT ở nước ta là một chuyển biến chiến lược trọng đại: chuyển nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang dựa chủ yếu vào tri thức và năng lực sáng tạo của con người. Nước ta là nước đi sau, có cơ hội và cần thiết phải đi tắt, phát triển KTTT ngay trong quá trình CNH. Cùng một quá trình thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ CNH và “tri thức hóa”. Nói cách khác đó là CNH rút ngắn dựa trên tri thức. Xuất phát từ thực tế nước ta, yêu cầu hội nhập và yêu cầu phát triển rút ngắn buộc ta phải có chiến lược hai tốc độ (tuần tự và nhảy vọt) và phân biệt hai khu vực

81

“hướng ngoại” và “hướng nội”, với sự tính toán lựa chọn khôn ngoan, sử dụng tối ưu nội lực và ngoại lực, lao động, cơ sở vật chất và công nghệ mới, đạt tới hiệu quả cao, sự phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 83)