Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông

Cơ sở hạ tầng thông tin, trong đó có công nghệ tin học và thông tin phát triển cao là một trong những điều kiện căn bản nhất đảm bảo sự phát triển của kinh tế tri thức; là chỉ báo phát triển quan trọng của nền kinh tế vì nó là cơ sở tiền đề của sự phát triển theo xu hướng hiện đại. Đó không những là một ngành kinh tế then chốt, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tri thức mà còn là điều kiện đảm bảo hiệu quả của việc tiếp cận, trao đổi, xử lý thông tin, sáng tạo tri thức của các ngành kinh tế – xã hội khác. Công nghệ thông tin là chìa khoá để đi vào nền kinh tế tri thức. Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao mà trước hết là công nghệ thông tin là hướng đi mà hầu hết các nước đều triệt để đi theo nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho nền kinh tế tri thức.

Cách mạng thông tin là tác nhân căn bản của kinh tế tri thức. Sự phổ cập những thành quả do cách mạng thông tin mang lại khiến cho con người có nhiều kênh khác nhau để thu nhận tri thức. Sự hội tụ của hoạt động máy tính và mạng máy tính đã xoá bỏ những giới hạn về về lưu giữ và truyền đạt tri thức. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, con người giờ đây đã có thể gửi đi những khối lượng lớn thông tin tới bất cứ đâu trên thế giới trong giây lát với chi phí không ngừng giảm. Công nghệ thông tin đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu nhận và hấp thụ tri thức, cung cấp cho các nước đang phát triển những cơ hội để tiến hành nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong sản xuất kinh doanh, sự phát triển công nghệ thông tin sẽ dẫn đến cái mà chúng ta thường nghe nói là cuộc cách mạng giảm chi phí điều hành. Chi phí liên lạc thấp cũng góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời cho mọi biên động trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hoá doanh nghiệp.

Như vậy, cơ sở hạ tầng thông tin đã chuyển lên một cấp mới, trở thành tầng nền tảng của toàn bộ cơ sở hạ tầng để chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cơ sở hạ tầng

30

thông tin là cơ sở kinh tế – kỹ thuật mới về chất chưa từng có trước đây và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong quá trình tiến vào nền kinh tế tri thức.

1.2.2 Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong việc xác lập các điều kiện hình thành nền kinh tế tri thức. xác lập các điều kiện hình thành nền kinh tế tri thức.

1.2.2.1Thời cơ.

Các nước đang phát triển với những đặc điểm chung có thể nhận thấy đó là vẫn duy trì phương thức sản xuất của cải theo kiểu kinh tế nông nghiệp. Các nước này còn đang trong quá trình chuyển đổi khó khăn từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế nông nghiệp. Các nước đang phát triển đều coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu.

Vậy các nước đang phát triển với trình độ thấp có khả năng tiếp cận nền kinh tế tri thức hay nói cách khác là tiếp cận với công nghệ và tri thức hiện đại hay không?

Như đã trình bày ở trên, kinh tế tri thức về bản chất là một nền kinh tế toàn cầu. Và xu hướng tiến đến kinh tế tri thức là một xu hướng có tính chất thời đại. Một thời đại kinh tế mới với một cung cách tạo dựng của cải mới đang ra đời, diễn tiến ngày càng nhanh, tác động ngày càng mạnh đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội của toàn thể loài người. Nó đang nổi lên như một xu hướng chủ đạo nhấn chìm các xu hướng khác xuống hàng thứ yếu. Kinh tế tri thức xuất hiện và hình thành từ những nước phát triển, từ nơi mà nền kinh tế công nghiệp cũ đã phát triển đến điểm đỉnh để chuẩn bị các điều kiện cho nền kinh tế mới vận hành. Nhưng ngay từ đầu, kinh tế tri thức đã đặt mọi quốc gia vào quỹ đạo của nó, buộc các nền kinh tế quốc gia phải hoạt động vận hành như một bộ phận hữu cơ của tổng thể nền kinh tế toàn cầu. Điều đó cũng cho thấy nếu các quốc gia đang phát triển từ chối xu hướng này, mà loay hoay đứng ngoài tự phát triển theo nguyên lý nội tại thì sẽ sớm bị tách ra khỏi dòng chảy phát triển chung.

Cơ hội phát triển hiện đại đối với các nước nghèo, đang phát triển chính là cơ hội do tính chất toàn cầu hóa của kinh tế thế giới và mạng thông tin toàn cầu mang lại. Các nước này có thể tìm kiếm các nguồn lực cho sự phát triển của mình không

31

phải từ những thứ mà những nước này đang có mà là từ những cái đang hiện hữu trong cả nền kinh tế thế giới.

Có thể khái quát các cơ hội mang lại cho các nước đang phát triển ở những điểm sau:

Một là: cơ hội tiếp cận công nghệ và tri thức hiện đại áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các công nghệ, tri thức khoa học hiện đại mang đặc điểm là tác động nhanh chóng, xuyên suốt các lĩnh vực của đời sống xã hội, cho nên có thể tận dụng các kênh thông tin và mạng Internet để tiếp cận, nắm bắt. Nếu để các nước đang phát triển tự đầu tư để có thể phát minh và triển khai công nghệ hiện đại thì không biết rằng sẽ mất bao nhiêu chi phí vật chất và thời gian. Do đó, ở thế đi sau, các nước đang phát triển có thể sao chép, đuổi bắt hay sáng tạo dựa trên tiêu chuẩn thước đo trình độ công nghệ thế giới.

Hai là: các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường rộng lớn, coi thị trường thế giới chứ không phải thị trường nhỏ hẹp của mình làm đối tượng để sản xuất và trao đổi hàng hóa, thực hiện phân bổ nguồn lực, tham gia vào mạng lưới phân công kinh tế toàn cầu. Tham gia vào mạng lưới này, các nước đang phát triển có thể phát huy lợi thế so sánh và tối ưu hóa được các nguồn lực của mình trên cơ sở tập trung nguồn lực để khai thác những mặt tương đối của mình cho cả nhu cầu thế giới, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mình từ những sản phẩm được tạo ra rẻ hơn, chất lượng hơn của nước khác. Hay nói cách khác, kinh tế tri thức tạo cho mỗi doanh nghiệp và người tiêu dùng đứng trước nhiều cơ hội để lựa chọn hơn và vô hình chung nó tạo nên một sự cạnh tranh – động lực để phát triển cho chính các nước nghèo. Nó khiến cho thị trường các nước này gắn với thị trường thế giới và trở thành một bộ phận của thị trường thế giới.

Thứ ba, các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận với phương thức quản lý mới và cơ hội đổi mới nền giáo dục cũ. Bởi vì để phát triển, các nước này phải tìm cách quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình. Có thể nói yếu tố thể chế là một trong những yếu tố khó có thể du nhập trực tiếp từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi buộc phải thay đổi thể chế để thích ứng với các điều kiện phát triển mới, các nước

32

đang phát triển có thể học hỏi những cấu trúc thể chế, những luật lệ hay quy tắc của các nước tiên tiến. Trong quá trình tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua một loạt các hoạt động như du nhập các công nghệ giáo dục, các chương trình đào tạo từ các nền giáo dục tiên tiến, các nước đang phát triển có cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước mình.

Thứ tư, các nước nghèo đi sau còn có cơ hội tiếp cận đến nguồn lực vốn khổng lồ của thế giới. Và như thế cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, của sự hạn hẹp vốn tích lũy và sự thiếu hụt vốn đầu tư đã được tháo gỡ nhờ việc vay vốn dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp.

1.2.2.2 Thách thức

Đối với một nước đang phát triển, quá trình hình thành kinh tế tri thức vừa đem lại những cơ hội, đồng thời vừa đặt ra những thách thức không nhỏ.

Những thách thức đó bắt nguồn từ những lý do sau: (i) Tính chất và đặc điểm của kinh tế tri thức tỏ ra không tương hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Nền kinh tế tri thức không xuất phát từ nhu cầu của các nước nông nghiệp đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế, quá trình chuyển biến có ý nghĩa toàn cầu từ một nền kinh tế và xã hội công nghiệp sang nền kinh tế tri thức đang lôi cuốn tất cả mọi quốc gia, bằng cách này hay cách khác, tham gia vào dòng chảy của sự chuyển biến đó. Vì chưa có điều kiện để tham gia một cách thật chủ động nên những thiệt thòi và rủi ro là không thể tránh khỏi. (ii) Các nước đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc tạo ra các điều kiện cho kinh tế tri thức ra đời. Chẳng hạn như hệ thống pháp lý lạc hậu, không đủ đảm bảo cho sự phát triển và sáng tạo cá nhân; cơ sở hạ tầng yếu kém; hệ thống giáo dục chậm đổi mới để bắt kịp những tri thức mới; năng lực cạnh tranh thấp… Thời đại kinh tế tri thức toàn cầu hóa có thể mang lại cơ hội cho những nước đi sau rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi sau. Tuy nhiên nó cũng có thể tạo ra nhiều thách thức và cả nguy cơ tụt hậu ngày càng xa của nhóm nước này. Bởi kinh tế tri thức luôn đòi hỏi ở xã hội và mỗi cá nhân những phẩm chất như: năng động, sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có khả năng hợp tác…Khi nói đến việc

33

chủ động hôi nhập vào nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa, điều trước hết là phải cập nhật được với những quan niệm mới, ý tưởng mới về quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội, tổ chức các hoạt động của con người đang vận hành guồng máy kinh tế xã hội đó. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển thì truyền thống văn hóa, tâm lý xã hội đôi khi lại khuyến khích những điều ngược lại: coi trọng sự ổn định, khó chấp nhận cái mới, không có thói quen tính toán hiệu quả, thiếu đầu óc thực tế, lại ham chuộng hình thức, chạy theo hư danh viễn vông, kém khả năng và kinh nghiệm hợp tác, góp sức cùng nhau thực hiện một mục tiêu, một kế hoạch lớn, cho nên ít xây dựng được ê-kíp mạnh về một lĩnh vực nào đó, thường chỉ có nhiều cá nhân giỏi làm việc riêng lẻ mà không hợp lại thành tập thể hùng mạnh xuất sắc. Tất cả những nhược điểm trên đều sẽ trở thành những lực cản không cho phép các nước đó tiến nhanh. Để cập nhật được những cái mới đó, thì việc hết sức cần thiết lại là nhận thức cho rõ và khắc phục bằng được những nhược điểm cố hữu của “con người tiểu nông”, sản phẩm của nền kinh tế cổ truyền lạc hậu vẫn tiềm tàng dai dẳng đang là trở ngại cho sự phát triển.

Không tham gia hay ngập ngừng trong việc hội nhập quốc tế khiến cho nền kinh tế hoặc đứng bên ngoài, hoặc chỉ là “kẻ chầu rìa” trong tiến trình chung của nền kinh tế toàn cầu [7, tr. 47]; cũng như không vượt qua chính mình thì không thể nào đến được với nền kinh tế tri thức.

1.3 Những kinh nghiệm từ quá trình phát triển nền kinh tế tri thức ở một số nước và bài học đối với Việt Nam nước và bài học đối với Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm của Singapore

Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1965, nền kinh tế Singapore luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đạt tốc độ trung bình 8,6% một năm trong suốt giai đoạn 1966 – 1999 trong đó tri thức ngày càng có đóng góp quan trọng hơn vào tăng trưởng kinh tế của quốc đảo này. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.

34

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ, được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đối sang nền kinh tế tri thức. Đây là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có chiến lược hướng tới kinh tế tri thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1981, Singapore lần đầu tiên đã ban hành một chương trình nhằm vi tính hóa các dịch vụ công. Năm 1986, kế hoạch IT quốc gia được soạn thảo với tầm nhìn rộng về kết cấu hạ tầng băng thông rộng và các luồng tri thức và thông tin. Năm 1992, kế hoạch IT2000 được ban hành chỉ rõ mục tiêu chuyển đất nước thành “một hòn đảo thông minh”. Năm 1994, trong báo cáo Vision 2000, lần đầu tiên thuật ngữ “nền kinh tế dựa trên tri thức” đã được nhắc tới như là một mục tiêu phát triển dài hạn của nền kinh tế. Cuối năm 1996, thủ tướng Goh Chok Tong thông báo quyết định tiến hành rà soát khả năng cạnh tranh của Singapore trong 10 năm tới. Ủy ban khả năng cạnh tranh của Singapore (CSC) đã được thành lập vào tháng 5/ 1997 để thực hiện công việc này. Ủy ban bao gồm các bao gồm các bộ trưởng then chốt của Chính phủ và 12 tổng giám đốc các doanh nghiệp hàng đầu của Singapore Ngoài ra CSC còn bao gồm 4 tiểu ủy ban giúp việc. Vào tháng 11/1998, CSC đã công bố báo cáo của mình về chiến lược phát triển Singapore trong 10 năm sắp tới. Báo cáo cho rằng mọi nền kinh tế đều phải trải qua đủ các giai đoạn phát triển, từ dựa trên lao động chuyển sang vốn và tiếp theo tri thức, đồng thời cũng cho rằng nền kinh tế Singapore đã chuyển qua giai đoạn dựa trên tri thức. Báo cáo này đã khuyến nghị thành lập Bộ Nguồn lực con người và đề ra 8 hướng chiến lược chính. Tóm tắt các điểm cơ bản của chiến lược này như sau:

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là nền kinh tế Singapore phải trở thành một nền kinh tế dựa trên tri thức có sức cạnh tranh toàn cầu trong thập kỷ tới. Là một nền kinh tế dựa trên tri thức, Singapore cần có một nền móng tinh thần kinh doanh mạnh mẽ, một xã hội đô thị hấp dẫn được các tài năng và trí thông minh toàn cầu, đồng thời gắn kết chặt chẽ với mạng lưới tri thức toàn cầu. Các công ty hoạt động ở Singapore phải có những năng lực ở đẳng cấp thế giới về quản lý kinh doanh, công nghệ, đổi mới, sản xuất và dịch vụ.

35

- Khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ là hai động cơ sánh đôi của tăng trưởng. Tiểu chiến lược then chốt trong hướng này là Chiến lược công nghiệp I 21 do Cục phát triển kinh tế soạn thảo. I 21 đã xác định 8 ngành dựa trên tri thức cần được phát triển trong tương lai là: điện tử, hóa chất, khoa học về sự sống, khoa học công trình, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, hậu cần truyền thông và thông tin đại chúng, các trung tâm điều phối. Tiêu chuẩn chung để lựa chọn những ngành công nghiệp và lĩnh vực trên được Ủy ban phát triển kinh tế EDB xác định theo 2 tiêu chí sau:

- Một là, sử dụng mạnh mẽ tri thức công nghệ và cần được liên tục đổi mới - Hai là, có tiềm năng lớn trong việc tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bên cạnh I21, các cơ quan chính phủ cũng ban hành các chiến lược quan trọng khác

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 32)