Tăng cường hệ thống đổi mới quốc gia để sử dụng có hiệu quả tri thức

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4Tăng cường hệ thống đổi mới quốc gia để sử dụng có hiệu quả tri thức

thức phục vụ phát triển.

Vai trò của Nhà nước.

Đổi mới môi trường kinh tế – xã hội, tạo lập khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các tổ chức, cá nhân để thực hiện đổi mới.

Xác định lại chức năng quản lý vĩ mô mà không thu hẹp vai trò của Nhà nước. Nhà nước tạo môi trường pháp lý, thể chế hữu hiệu cho việc lưu thông tri thức và công nghệ; kích thích, thúc đẩy đổi mới thông qua các chính sách vĩ mô.

Tạo động lực kích thích đổi mới thông qua cạnh tranh. Phát triển kinh tế thị trường, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau, từng bước hạn chế độc quyền, khuyến khích xuất khẩu nhằm tạo áp lực đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tăng cường hoạt động quản lý SHTT ở địa phương. Mặc dù nhiều địa phương đã coi trọng và thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về SHTT nhưng tại Hội nghị toàn quốc về quản lý SHTT nhiều ý kiến cho rằng vai trò quản

94

lý SHTT tại nhiều địa phương còn mờ nhạt. Năng lực, kiến thức chuyên môn về SHTT của các cơ quan thực thi quyền SHTT ở các địa phương còn bất cập, tình trạng lúng túng trong việc thực hiện các chức năng của mình, trông chờ, lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan chuyên môn ở trung ương còn phổ biến.

Phát triển thị trường cho các doanh nghiệp hoạt động khoa học & công nghệ, thể chế hoá quyền tự do di chuyển nhân lực, nhất là nhân lực khoa học và công nghệ giữa các khu vực, các loại hình tổ chức kể cả trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới phương thức phân bổ tài chính cho R&D theo hướng dành ưu tiên kinh phí cho nghiên cứu mang tính công ích như môi trường, sức khoẻ, nghiên cứu cơ bản, an ninh, quốc phòng... và những lĩnh vực nghiên cứu công nghệ nền tảng thuộc các hướng ưu tiên trọng điểm quốc gia (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu tiên tiến).

Đổi mới cơ chế tài chính của nhà nước từ phương thức cấp phát sang phương thức đấu thầu, tuyển chọn, hình thành các loại quỹ cho khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí và chất lượng nghiê cứu.

Thúc đẩy liên kết giữa giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh để đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh việc xây dựng một số trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm chất lượng cao.

Tóm lại, tăng cường sử dụng tri thức một cách có hiệu quả là con đường phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng tiến tới nền kinh tế tri thức. Việc rút ngắn khoảng cách tri thức của nước ta so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, một mặt đòi hỏi chúng ta phải chủ động hội nhập một cách có hiệu quả để khai thác những cơ hội mà mà toàn cầu hoá và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đem lại, mặt khác phải nhanh chóng tạo ra lập những điều kiện, tiền đề cần thiết nhằm xây dựng năng lực tri thức để có đủ khả năng đón bắt những cơ hội và vượt qua những thách thức.

95

KẾT LUẬN

1. Có thể nói, thành quả của kinh tế tri thức là rất lớn lao, nó đánh dấu một cột mốc mới đầy khích lệ trong nỗ lực tạo lập nền tảng vật chất và tinh thần ngày càng tăng cho con người. Thế nên, việc nắm bắt đúng xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, đồng thời đưa ra những đối sách thích hợp trong chiến lược kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những triển vọng phát triển của mỗi quốc gia hiện nay.

2. Kinh nghiệm tiếp cận nền kinh tế tri thức ở các quốc gia có những trình độ phát triển khác nhau (Hàn quốc, Trung Quốc, Singapore) đã đưa ra những bài học có tính chất gợi ý cho Việt Nam trong việc lựa chọn chiến lược và giải pháp phát triển ở Việt Nam. Chúng cho thấy, dù xuất phát ở những trình độ khác nhau nhưng để xây dựng được thành công nền kinh tế tri thức ở quốc gia các nước đều tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm là: xây dựng chiến lược và thể chế phát triển phù hợp; chú trọng phát triển R&D; chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; tiến hành cải cách hệ thống giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

3. Cũng giống như hầu hết các nước khác trên thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế “kinh tế tri thức”. Kinh tế tri thức chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển của thế giới, đó là thách thức cũng như cơ hội lớn đối với chúng ta. Vì thế, mặc dầu vẫn còn là một nước đang phát triển, Việt Nam không thể không tính đến việc tìm lối đi thẳng vào nền kinh tế tri thức theo cách của mình, trong hoàn cảnh và đặc điểm của mình, theo chiến lược và những bước đi phù hợp với trình độ hiện có. Quá trình phân tích các điều kiện có tính chất tiền đề để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam không mang mục đích trả lời câu hỏi có hay không có nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, mà đích đến là thông qua những phân tích đó, Việt Nam cần biết mình yếu những gì, thiếu những gì để tập trung vào xây dựng và phát triển cái đó hơn nữa.

96

Kinh tế tri thức là một vấn đề hay song lại là một vấn đề mới, khó và còn nhiều biến động. Như đã trình bày ở trên, do hiện nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nên tác giả có gặp một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu và đánh giá, chưa thực hiện được đầy đủ mục đích nghiên cứu. Vì vậy, tác giả mong sẽ nhận được những chỉ dẫn cũng như ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Khoa Giáo TW, Bộ KH, CN &MT, Bộ ngoại giao đồng chủ trì, “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, năm 2000

2. Bộ kế hoạch và đầu tư, Số liệu thống kê tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1988 – 2011, Internet.

3. Huyền Chi, “Internet: Nền tảng công nghệ cho xã hội tri thức”, VietnamNet, ngày 15/5, lấy từ http://vietnamnet.vn/cntt/2007/05/695302/ ngày 1/6/2009. 4. Chuyên đề bổ trợ: Khoa học công nghệ – Kinh tế tri thức và công nghiệp hoá

ở nước ta, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001.

5. Damel Cohen và Michèle Debonneuil, "Nền kinh tế mới, chương trình Diễn đàn kinh tế Việt-Pháp”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001

6. Nguyễn Đình Dương, BCKH Tổng hợp đề tài "Phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020", năm 2012.

7. PGS.TS Phí Mạnh Hồng, “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức – Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam”, năm 2006.

8. GS Đặng Hữu chủ biên “Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2009. 9. Đặng Mộng Lân, “Kinh tế tri thức, những khái niệm và vấn đề cơ bản”, Nxb

Thanh niên, năm 2002

10.Phạm Quang Phan, “Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, Hà Nội, 2002

11.Lê Văn Sang, Kinh tế tri thức – giai đoạn phát triển mới của xã hội loài người, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3, p3 – 10, 2000.

12.Lester Thurow,"Creating Wealth”, Nicholas Brealey Pubhshing, năm 2000 13.PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh chủ biên, “Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở

98

14.Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên), “Phát triển kinh tê tri thức, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2004.

15.Vũ Quang Việt, Đón đầu Kinh tế tri thức bằng CNTT, thời báo kinh tế, p36- 37.

16.Toàn tập Marx – Engels, Tập 1.

17.Tư liệu chuyên đề, Những vấn đề về Kinh tế tri thức – tập I, Số 5 năm 2000, Viện thông tin khoa học.

18.Tư liệu chuyên đề, Những vấn đề về Kinh tế tri thức – tập II, số 6 năm 2000, Viện thông tin khoa học.

19.Tổng luận Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế, Nền kinh tế học hỏi và chính sách đổi mới, Bộ Khoa học - công nghệ và môi trường, 1999.

20.Tổng cục thống kê, Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21, năm 2010. 21.Tổng cục thống kê, Điều tra lao động và việc làm, năm 2011

22.Phạm Quang Trung, Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009

23.Ngô Quý Tùng, “Kinh tế tri thức- Xu thế mới của xã hội thế kỉ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 96)