Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong vòng ba thập kỉ, Hàn Quốc từ một nước chậm phát triển đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. Nhưng cuộc khủng hoảng cuối những năm 90 cho thấy nhiều vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng truyền thống. Trong nỗ lực cải cách nhằm khôi phục nền kinh tế, Tổng thống Hàn Quốc đã uỷ quyền cho Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế (MOEF) cùng với tổ chức nghiên cứu lớn chuẩn bị một loạt tài liệu về bối cảnh và một báo cáo về việc chuyển Hàn Quốc thành một nền kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge – based economy – KBE). Hàn Quốc biết đánh giá thực lực của bản thân trước khi đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp nên quốc gia này nhanh chóng đạt được thành công.

Trước tiên Hàn Quốc đưa ra kĩ thuật phân tích SWOT để đánh giá những lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức mà họ có thể phải đối mặt trong quá trình phát triển của mình.

Bảng 1.3: Đánh giá SWOT

Lợi thế

- Nền giáo dục/ kỹ năng lao động - Nền tảng công nghiệp tin cậy

Hạn chế

- Chất lượng nguồn lực không đồng bộ

- Thể chế chưa hiệu quả Cơ hội

- Tận dụng tri thức trong khu vực nhờ vào MNCs

- Điều chỉnh do những khủng hoảng khu vực vừa diễn ra

Thách thức

- Áp lực cạnh tranh từ các nước NIEs

- Sự trỗi dậy của nhiều nền kinh tế trong khu vực

Trên cơ sở phân tích SWOT, Hàn Quốc tìm ra cho mình bước chuyển thích hợp, thể hiện qua Báo cáo về bối cảnh và Kế hoạch lớn chuyển Hàn Quốc thành một KBE (nền kinh tế dựa trên tri thức). Có thể khái quát chiến lược đó gồm 3 phần: (i) Tái thiết cơ cấu nền kinh tế đảm bảo sự cạnh tranh mạnh mẽ và công bằng trên thị trường; (ii) Tự do hóa triệt để và thu hút mạnh FDI vào những ngành hàm

42

lượng khoa học – công nghệ cao; (iii) tăng cường mạng lưới đổi mới trong toàn quốc.

Bảng 1.4: Chỉ số KBE của Hàn Quốc*, năm 2000

Chỉ số đầu vào

Đầu tư Kết quả Trung

bình R&D Giáo

dục

Đào tạo Nghiên cứu Tốt nghiệp đại học 117,2 101,6 83,5 65,4 83,3 90,2 Chỉ số hoạt động

Chỉ số đầu ra Chỉ số ảnh hưởng Trung bình Đơn xin cấp bằng sáng chế Các công trình công bố Góp phần tăng trưởng Công nghệ cao Lệ phí giấy phép công nghệ 54,9 3,4 23,9 57,0 11,1 30,0 Chỉ số quá trình Cơ sở hạ tầng Chỉ số sử dụng Trung bình Máy tính Chủ Internet Hỗ trợ nhân lực Chuyên nghiệp Thương mại hóa R&D trường ĐH Tỷ lệ thất nghiệp 45,8 14,7 28,8 34,6 74,1 62,6 60,7 45,9 * Mức trung bình của 5 nước tiên tiến (Mỹ, Anh, Canada, Đức và Pháp) = 100

Nguồn: Cheonsik Woo, 2000. Con đường đi tới nền kinh tế dựa trên tri thức: trường hợp Hàn Quốc

Bảng 1.4 cho thấy rằng nhiều chỉ số KBE của Hàn Quốc còn tụt hậu hơn các nước tiên tiến nhất như Mỹ, Anh, Canada, Đức và Pháp. Khoa học công nghệ góp phần vào phát triển kinh tế Hàn Quốc còn khiêm tốn, chỉ chiếm 23,9%. Vì nhận thức được những hạn chế và bất lợi của mình, Chính phủ Hàn Quốc đã tích cực

43

triển khai những chiến lược công nghệ cao để thúc đẩy nước này vươn lên, dần dần đuổi theo các nước phát triển nhất trên thế giới. Cụ thể như sau:

- Phát triển các nguồn nhân lực: (i) Xây dựng hệ thống giáo dục cạnh tranh, mở rộng sự tham gia của các trường tư tự quản lý, trả lương trên cơ sở thành tích giảng dạy, thuê nhân viên giảng dạy hợp đồng, và định hướng giáo dục theo khách hàng ở các trường đại học.(ii) Xây dựng một chế độ học tập suốt đời, có thể tiếp cận được ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào. (iii) Đào tạo hướng nghiệp và hệ thống phát triển nguồn lực con người. (iv) Cải cách hệ thống đào tạo nghề, tư nhân hóa các tổ chức đào tạo nghề công cộng sau khi chuyển họ sang các hệ thống kế toán tự hỗ trợ; (v) Chủ động phòng tránh sự chia rẽ số hóa. (vi) Hệ thống đào tạo nghề phải được cá nhân hóa, tính đến những khả năng và tính cách của từng học viên.

- Cải thiện hiệu quả các khoản đầu tư R&D của chính phủ: (i) tăng cường chức năng điều phối của Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia đối với các nghiên cứu của các bộ, ngành khác nhau; (ii) Xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá R&D một cách công bằng và khách quan, chuyển Hàn Quốc từ “R&D định hướng bắt chước sang R&D sáng tạo”

Bảng 1.5: Chỉ tiêu R&D đã thực hiện và dự tính

Chỉ số 1999 2025 Xếp hạng năng lực cạnh tranh khoa học công nghệ Thứ 28 Thứ 7 Ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ 59 200 – 400 Số nhân viên R&D/10.000 dân 22,3 50 Cán cân thương mại công nghệ (tỷ D) -2,2 0

Nguồn: Korea’s Techno – Social Perspectives for the next Two and a Half Decades Kwan Rim, PH.D Chairman Samsung Advanced Institute Technology Kiheung, Korea.

- Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phần mềm: (i) Khuyến khích mở rộng nhu cầu phầm mềm; (ii) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ thông tin; (iii) Tăng cường khả năng cạnh tranh của công nghệ phần mềm.

44

- Phân cấp quản lý tri thức: (i) các công ty phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng và thực hiện quản lý tri thức để hỗ trợ cho những chiến lược kinh doanh này; (ii) các nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn rộng về tri thức và phổ biến tri thức. (iii) các công ty phải đóng vai trò chính trong việc thực hiện quản lý tri thức. Chính phủ có vai trò hỗ trợ và tạo ra môi trường thuận lợi cho việc quản lý tri thức của các công ty.

- Phát triển thị trường tri thức cơ bản và tri thức tiên tiến. (i) Chính phủ phải có một tinh thần và khả năng đổi mới; (ii) Chính phủ phải tránh đóng vai trò của một tác nhân giám sát các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân và của người cung cấp hàng hóa công cộng. Thay vào đó, chính phủ phải đóng vai trò tạo ra môi trường và hệ thống khích lệ, điều đó có nghĩa sẽ tạo ra một khuôn khổ thể chế khuyến khích sự sáng tạo và truyền bá tri thức; (iii) Trong chi tiêu tài chính, Chính phủ phải tập trung chi tiêu của mình vào việc xây dựng toàn bộ vốn xã hội. (iv) Cải tiến hệ thống thuế phù hợp với khuôn khổ kinh tế mới dựa trên tri thức; (v) Tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ; (vi) nâng cấp hệ thống của Chính phủ để xây dựng hệ thống đánh giá vốn tri thức. Cần phải áp dụng một hệ thống đánh giá công nghệ và phát triển các chuyên gia về đánh giá các công nghệ khác nhau để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các công nghệ, nói cách khác là vốn tri thức.

Tóm lại, Chiến lược hướng tới kinh tế tri thức của Hàn quốc là một chiến lược “từ trên xuống”, có tính tập trung hóa cao. Việc hoạch định chiến lược này chủ yếu thể hiện ý chí và quyết tâm của Chính phủ, thiếu sự tham gia của người dân và doanh nghiệp và chỉ là một tập hợp các mảng chính sách và chương trình riêng rẽ nhưng có mối liên quan chung tới phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Thông qua mục tiêu chiến lược có thể thấy cách hiểu của Hàn Quốc về kinh tế tri thức là một môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội mới với những đặc tính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức tất yếu sẽ trở thành nhân tố sản xuất quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên các biện pháp thực hiện cụ thể của chiến lược lại đi theo cách tiếp cận với quan niệm hẹp về tri thức như tập trung vào việc phát triển khoa học và công nghệ, không chú trọng đủ mức tới việc xây dựng một

45

xã hội học tập, nâng cao tinh thần kinh doanh, và đặc biệt là không nhắc nhiều tới việc phát triển một thị trường cạnh tranh và mở cửa quốc tế.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)