Thực sự coi con người là nguồn nhân lực số một trong phát triển đất

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Thực sự coi con người là nguồn nhân lực số một trong phát triển đất

đất nước

Cuối thế kỷ XX, thế giới đã có sự chuyển biến sâu sắc từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, với đặc điểm nổi bật là: khai thác, phát huy triệt để tiềm năng về trí tuệ của con người, nhất là tri thức về KH & CN, phục vụ mục tiêu phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, đặc biệt là đội ngũ trí thức KH & CN giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi nước. Phát triển kinh tế tri thức đang trở thành xu thế chung trong điều kiện mới. Xu thế này cùng với quá trình toàn cầu hóa đang có sự tác động mạnh mẽ đến các nước, không loại trừ các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là nền tảng cơ bản nhất của kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức cần phải có những con người trình độ chuyên môn cao, nhiều về số lượng và cao về chất lượng, phải là những người có tính sáng tạo, dám đổi mới và đôi khi chấp nhận cả những sự rủi ro. Thực ra, tạo ra của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhờ tối ưu hóa và hoàn thiện cái đã có, mà chủ yếu là do sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, cách làm mới. Sáng chế đẻ ra doanh nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập dựa trên công nghệ mới, sản phẩm mới, cách làm mới. Làm ăn theo đường mòn đồng nghĩa với thua thiệt, tụt hậu. Mà sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, cách làm mới không ai khác đó chính là do con người.

Điều cần thiết nhất đối với trí thức là môi trường thực sự tự do dân chủ, họ được tiếp cận các nguồn thông tin, được tự do tư tưởng, được trình bày, tranh luân, phản biện và bảo vệ ý kiến của mình, không bị ai áp đặt, trấn áp, qui chụp. Những ý tưởng mới, khác với chính thống cần được tôn trọng, để cho tranh luận, khảo nghiệm. Tìm ra cái chưa biết là sáng tạo cái mới, là động lực của sự phát triển. Do

82

đó đứng trước mọi chính sách phát triển thì các quốc gia cần thiết phải quan tâm trước nhất đến yếu tố con người, hướng tới con người.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 84)