Những kết quả tích cực

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1Những kết quả tích cực

Qua 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và điều đó đã ảnh hưởng đến việc chuẩn bị các điều kiện cho sự tiếp cận đến kinh tế tri thức.

- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Liên tục trong nhiều năm, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đạt trung bình khoảng hơn 7% hàng năm trong giai đoạn 1990 - 2002. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 chỉ đạt khoảng 5,9%, thấp hơn năm 2010 và thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch, nhưng đã có những chuyển biến tích cực cần được ghi nhận. Tăng trưởng GDP đạt được ở cả 3 nhóm ngành. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được kết quả tích cực (giá trị sản xuất toàn ngành tăng 5,2%, cao hơn tốc độ tăng 4,7% của năm trước; giá trị tăng thêm đạt 2,3%). Tăng trưởng cao và ổn định đã có những tác động lan toả tích cực đến các khía cạnh khác của đời sống kinh tế- xã hội.

72

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có sự chuyển dịch, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao, trong đó có những lĩnh vực dựa nhiều vào tri thức, ngày càng tăng. Tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm từ 40,2% (1985) xuống còn 22,02% (2011), của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 27,4% lên gần 40,79%, của nhóm ngành dịch vụ tăng từ 32,4% lên đạt 37,19% trong thời gian tương ứng. Một số lĩnh vực như công nghiệp thông tin, công nghiệp công nghệ cao, các lĩnh vực dịch vụ dựa vào xử lý thông tin, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển công nghệ… đã dần dần hình thành và có bước phát triển đáng kể. Những lĩnh vực này được chờ đợi trở thành đầu tàu thúc đẩy phát triển, đổi mới toàn bộ nền kinh tế.

- Thứ hai, xây dựng thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân:

Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế thị trường, cải cách tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước, tăng cường năng lực, tính năng động và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, chú trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới và tạo cuộc sống tốt hơn cho người dân; cơ cấu lao động thay đổi với sự từng bước gia tăng của lực lượng lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm, làm văn phòng,… (còn gọi là lao động tri thức).

Đặc biệt, trong những năm gần đây, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh. Đến hết năm 2009, số DN đăng ký kinh doanh đã đạt con số 460.000 DN. Nếu chỉ tính về số DN đã đăng ký kinh doanh, thì khu vực này đã tăng tới 15 lần chỉ trong 9 năm (năm 2000 chỉ có khoảng 31.000 DN). Các doanh nghiệp dân doanh đã tham gia vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, với tổ chức sản xuất- kinh doanh linh hoạt, nỗ lực cải tiến công nghệ, tăng năng suất, thâm nhập thị trường; tạo ra được 4,3 triệu việc làm, chiếm hơn 54% tổng số việc làm của các DN chính thức tạo ra và gấp gần 4 lần tổng số việc làm mà các DNNN Trung ương tạo ra. Như vậy, số lượng lao

73

động mà DN dân doanh tạo ra trong giai đoạn này cũng đã tăng đáng kể, tăng hơn 50,5%. Tình hình đó càng đòi hỏi phát triển thị trường hàng hóa và thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ..., góp phần làm tăng phạm vi, quy mô và mức độ thị trường hoá nền kinh tế nước ta.

- Thứ ba, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:

Các quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam không ngừng được mở rộng thông qua việc ký kết và tham gia vào các hiệp định và diễn đàn. Tính đến năm 2010 Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN .. Nước ta đã thiết lập được mối quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các nhóm nước và trung tâm kinh tế, tài chính lớn trên thế giới. Điều này đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, như: tiếp nhận một khối lượng vốn lớn FDI, ODA; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tăng năng suất lao động; có nguồn vốn để xoá đói giảm nghèo; mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu; tăng vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế... Nước ta đang từng bước trở thành một mắt khâu trong mạng lưới sản xuất- kinh doanh toàn cầu, trong đó có những hoạt động liên quan đến sự sản sinh truyền bá và sử dụng tri thức.

- Thứ tư, bước đầu hình thành kết cấu hạ tầng then chốt cho kinh tế tri thức: Mạng thông tin được đánh giá là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng nhất của xã hội và nền kinh tế tri thức. Trong những năm qua, nhờ những nỗ lực thực hiện Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (từ năm 1995) và chiến lược đẩy nhanh phát triển lĩnh vực viễn thông, mạng thông tin ở nước ta đã được hình thành và mở rộng nhanh chóng, và viễn thông được đánh giá là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển và đuổi kịp nhanh nhất của nền kinh tế. Hiện nay, mạng lưới viễn thông của Việt Nam đã được tự động hoá hoàn toàn với 100%

74

các hệ thống chuyển mạch số và truyền dẫn số trải rộng trên toàn quốc và kết nối với quốc tế. Một loạt các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet đã được tạo lập và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ các hoạt động sản xuất- kinh doanh, quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, nghiên cứu, giải trí, giao tiếp...

Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy cơ hội tốt của thương mại điện tử và đã bắt đầu áp dụng phương thức kinh doanh mới này, như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ và du lịch, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có nhu cầu thông tin nhanh, kịp thời về thị trường thế giới, và các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ sản phẩm công nghệ cao như tin học, điện tử viễn thông, tư vấn, thị trường, giá cả... Nhiều cơ quan nhà nước cũng từng bước nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý trong một số lĩnh vực, điển hình là đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu Các điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 74)