Mục đích của luận văn là xây dựng một phương pháp khoa học để thẩm định giá trị máy móc thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình nhằm mục đích cho thuê, nghiên cứu điển hình hệ thống
Trang 1NGUYỄN TẤN ĐỨC
ĐỀ TÀI:
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG TRONG
NGÀNH TRUYỀN HÌNH ĐỂ CHO THUÊ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH HỆ THỐNG MÁY PHÁT SÓNG TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, năm 2012
Trang 2NGUYỄN TẤN ĐỨC
ĐỀ TÀI:
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG TRONG
NGÀNH TRUYỀN HÌNH ĐỂ CHO THUÊ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH HỆ THỐNG MÁY PHÁT SÓNG TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã ngành: 60.31.50LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS HAY SINH
TP.Hồ Chí Minh, năm 2012
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học kinh tế TP.HCM đã dạy
dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hay Sinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn cao học này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả đồng nghiệp đã giúp tôi trả lời các bảng khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả của luận văn cao học này
Mặc dù bản thân có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh những thiếu xót Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô, của Lãnh đạo, tập thể cán
bộ công chức viên chức và bạn bè đồng nghiệp
TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2012
Tác giả luận văn
NGUYỄN TẤN ĐỨC
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để cho thuê Nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại Đài truyền hình Tp HCM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được công bố hay trình bày ở bất cứ công trình nào khác trước đây
TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2012
Tác giả luận văn
NGUYỄN TẤN ĐỨC
Trang 5MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN V DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH, LƯU ĐỒ, SƠ ĐỒ VII CÁC TỪ VIẾT TẮT IX
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 10
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ 10
1.1 Thẩm định giá và thẩm định giá thiết bị 11
1.1.1 Khái niệm về thẩm định giá 11
1.1.2 Thiết bị, giá trị thị trường của thiết bị và thẩm định giá trị thiết bị 12
1.1.3 Mục tiêu và cơ sở thẩm định giá trị thiết bị 13
1.1.4 Nguyên tắc thẩm định giá trị thiết bị 16
1.1.5 Quy trình thẩm định giá trị thiết bị 18
1.2 Các phương pháp thẩm định giá trị máy móc thiết bị phổ biến 20
1.2.1 Phương pháp so sánh: 20
1.2.2 Phương pháp thu nhập (hay phương pháp đầu tư) 24
1.2.3 Phương pháp chi phí: 26
1.3 Lý thuyết giá cả 35
1.3.1 Một số khái niệm: 35
1.3.2 Các mô hình thị trường: 36
1.3.3 Giá cho thuê: 39
1.4 Lý thuyết biển xanh 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2 44
Trang 6THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA NGÀNH
TRUYỀN HÌNH 44
2 1 Tổng quan về các hệ thống thiết bị kỹ thuật của đài truyền hình thành phố hồ chí minh 45
2.1.1 Một số hệ thống thiết bị kỹ thuật chuyên dụng đang hổ trợ cho chu trình sản xuất các chương trình truyền hình của Đài 46
2.1.2 Hệ thống máy phát sóng (đây là hệ thống thiết bị cần thẩm định giá) 51 2 2 Tình hình thẩm định giá trị máy phát sóng tại đài truyền hình tp hồ chí minh 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3 65
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY PHÁT SÓNG TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ CHO THUÊ 65
3 1 Quy trình thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng tại Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh 66
3 2 Đặc điểm của mẫu khảo sát 70
3.2.1 Thông tin chuyên gia 70
3.2.2 Đánh giá của chuyên gia về chi phí bảo trì sửa chữa và tỷ trọng chất lượng còn lại của hệ thống 71
3 3 Vận dụng phương pháp chi phí để xác định giá trị còn lại của hệ thống máy phát sóng tại đài truyền hình Tp HCM 74
3 4 Vận dụng phương pháp thu nhập để thẩm định giá hệ thống máy phát sóng nhằm mục đích cho thuê và xác định mức giá cho thuê hợp lý: 81
3 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 7PHỤ LỤC 1 106 PHỤ LỤC 2 110 PHỤ LỤC 3 111
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đài truyền hình Tp HCM cũng có những thay đổi trong các chính sách quản lý và đầu tư, nhằm khai thác hiệu quả các trang thiết bị Nhiều chương trình xã hội hóa được sản xuất và phát trên sóng truyền hình Nhiều trang thiết bị của Đài cũng góp sức chung với nguồn lực xã hội nhằm tạo nên một nguồn tài nguyên chung trong chu trình sản xuất của ngành truyền hình Nhưng việc xác định giá trị của các trang thiết bị này khi tham gia vào chu trình chỉ dựa trên các số liệu từ sổ sách kế toán nên chỉ mang tính ước lượng là chủ yếu
Mục đích của luận văn là xây dựng một phương pháp khoa học để thẩm định giá trị máy móc thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình nhằm mục đích cho thuê, nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại Đài truyền hình Thành phố
Hồ Chí Minh, căn cứ trên những nguồn thông tin thu thập từ kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành và nguồn dữ liệu thực tế của thiết bị Dựa trên cơ sở giá trịthiết bị đã được xác định, luận văn sẽ gợi mở các chính sách nhằm giúp Đài truyền hình xây dựng được một mức giá cho thuê hợp lý
Luận văn được tiến hành qua ba bước:
- Bước một, xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập dữ liệu từ kinh nghiệm của các chuyên gia
- Bước hai, dựa vào lý thuyết thẩm định giá, lý thuyết giá cả, và các thông tin thu thập được để xác định giá trị máy móc thiết bị cần cho thuê và mức giá sẽcho thuê
- Bước ba, dùng lý thuyết chiến lược biển xanh và phương pháp thống kê đểphân tích dữ liệu và đưa ra các gợi mở chính sách nhằm giúp cho Đài truyền hình gia tăng lợi nhuận kỳ vọng nếu gia tăng các dịch vụ cộng thêm
Cái mới của luận văn là đi tìm kiếm phương pháp thẩm định giá tối ưu để xácđịnh giá trị của máy móc thiết bị trong ngành truyền hình nhằm mục đích cho thuê
và đồng thời gợi mở chính sách giúp người cho thuê gia tăng lợi nhuận kỳ vọng
Trang 9Tuy nhiên, do đây là một hướng dịch vụ mới của ngành truyền hình nên số lượng kỹ
sư và chuyên viên hoạt động về lĩnh vực này chưa nhiều, mẫu khảo sát chỉ dừng lại
ở 30 mẫu, không đủ để sử dụng mô hình hồi quy nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng Theo xu hướng phát triển của ngành, các nhóm dịch vụtruyền hình sẽ mở rộng rất nhanh, tác giả mong muốn các bạn đọc sẽ tìm hiểu và bổsung thêm cho phần hạn chế của nghiên cứu
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH, LƯU ĐỒ, VÀ SƠ ĐỒ Danh mục bảng biểu:
Bảng 1.1: Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định.Bảng 1.2: Ví dụ tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.Bảng 1.3: Ví dụ tính khấu hao theo phương pháp khấu hao tổng số
Bảng 3.1: Thông tin chuyên gia
Bảng 3.2: Đánh giá của chuyên gia về chi phí bảo trì sửa chữa
Bảng 3.3: Tỷ trọng và chất lượng còn lại của hệ thống máy phát sóng
Bảng 3.4: Thời gian sử dụng còn lại của hệ thống máy phát sóng
Bảng 3.5: Danh mục chi phí đầu tư thiết bị của hệ thống máy phát sóng vào thời
điểm tháng 1/1/2011
Bảng 3.6: Danh mục chi phí lắp đặt và chi phí đào tạo của hệ thống máy phát sóng
vào thời điểm tháng 31/12/2008
Bảng 3.7: Chi phí lắp đặt và đào tạo hệ thống máy phát sóng vào thời điểm
1/1/2011
Bảng 3.8: Tỉ lệ khấu hao của CPLĐ&ĐT(máy phát sóng)
Bảng 3.9: Tỉ lệ khấu hao của CPLĐ&ĐT(kiểm tra tín hiệu)
Bảng 3.10: Tỉ lệ khấu hao của CPLĐ&ĐT(Anten)
Bảng 3.11: Đánh giá của chuyên gia về chất lượng còn lại và tỷ trọng đóng góp.Bảng 3.12: Phần trăm chất lượng còn lại của hệ thống máy phát sóng
Bảng 3.13: Giá trị còn lại của từng hệ thiết bị của hệ thống máy phát sóng
Bảng 3.14: Khấu hao của máy phát sóng và kiểm tra tín hiệu
Bảng 3.15: Khấu hao của tháp Anten và tổng khấu hao của hệ thống máy phát sóng.Bảng 3.16: Chi phí nhân công, chi phí bảo trì sửa chữa và chi phí điện nước
Bảng 3.17: Phần trăm lợi nhuận bình quân của các hệ thống trong ngành truyền
Trang 11Bảng 3.20: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kỳ vọng.
Bảng 3.21: Tỷ trọng đóng góp của từng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kỳ vọng
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng đóng góp của từng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng
Lưu đồ 1.1: Hòn đá tảng của chiến lược biển xanh
Lưu đồ 1.2: Bộ khung tạo ra đường cong giá trị mới
Lưu đồ 3.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Qui trình sản xuất ra một chương trình truyền hình
Sơ đồ 2.2: Xe truyền hình vệ tinh
Sơ đồ 2.3: Xe truyền hình lưu động
Sơ đồ 2.4: Hệ thống thiết bị phim trường
Sơ đồ 2.5: Mô hình hệ thống vi ba điển hình
Sơ đồ 2.6: Hệ thống phát hình
Sơ đồ 2.7: Cấu hình các hệ máy phát sóng phổ biến
Sơ đồ 3.1: Quy trình thẩm định giá thiết bị chuyên dụng nhằm mục đích cho thuê
Trang 12CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPĐT CPTTCPTTSCCPLĐ&ĐTCĐVHCSMCNSDCTBTBDDVHTKTHTLPHTGSKTGTCLGTĐTBĐGTĐT GTTH KHKHTL KGSDKNCMNLKH KNTT
MMTBMPSPMQL
chi phí đầu tư chi phí thị trườngchi phí thay thế sửa chữachi phí lắp đặt và đào tạochế độ vận hành
công suất máycông nghệ sử dụngchương trình bảo trì bảo dưỡngdịch vụ hổ trợ kỹ thuật
khấu hao tích lũykhông gian sử dụng khả năng chuyên môn nhân lực khai tháckhả năng tương thích
máy móc thiết bịmáy phát sóngphần mềm quản lý
Trang 13tháp Antentài sản cố địnhthời gian sử dụngtiêu hao điện năngtrình độ tổ chức quản lý thiết bị
vị trí đặt thiết bịphần trăm chất lượng còn lại
tỷ trọng máy phát sóngphần trăm chất lượng còn lại của máy phát sóng
tỷ trọng hệ thống giám sát kiểm traphần trăm chất lượng còn lại của hệ thống giám sát kiểm tra
tỷ trọng tháp Antenphần trăm chất lượng còn lại của tháp Antenmức độ quan trọng x
Trang 14LỜI MỞ ĐẦU
Trang 15và về chức năng được sản xuất từ nhiều công ty, nhiều nước khác nhau và do đó mức giá hình thành cũng khác nhau Chính những điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá máy móc thiết bị là đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước (chính là các đài truyền hình), cũng như các công ty liên kết trong ngành được tiết kiệm và hiệu quả
Mặt khác, để sử dụng hiệu quả nguồn lực của ngành, thủ tướng chính phủ có
ra quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 về phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 Đây là một bước ngoặc cho một giai đoạn phát triển mới của ngành truyền hình, thúc đẩy tiến trình xã hội hóa trong nội bộ ngành ngày một mạnh mẽ Từ khi quyết định này ra đời, các hãng phim truyền hình tư nhân, các công ty truyền hình cáp, và các công ty liên kết với các Đài truyền hình phát triển ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng, tạo nên sức sống mới thúc đẩy tiến trình cạnh tranh và chọn lọc giữa các công ty trong ngành Nếu như trước đây, thiết bị chuyên dụng của ngành được đưa vào khai thác theo nhu cầu sản xuất của từng Đài hoặc hỗ trợ các Đài bạn khi có công văn yêu cầu, giai đoạn này các thiết bị được sử dụng tùy tiện không khai thác được hết các tính năng đầu tư của thiết bị hoặc sử dụng sai mục đích Thì bây giờvới sự góp mặt của nhiều công ty từ bên ngoài tham gia vào chu trình sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình thì sự cạnh tranh bắt đầu hình thành; nhiều chương trình từ bên ngoài với chi phí sản xuất tiết kiệm và hiệu quả hơn đang dần chen chân vào các chương trình truyền hình tại các Đài; các công ty truyền dẫn đang hình thành các gói tiết kiệm thu hút các Đài nhỏ mua các kênh sóng của họ
Do đó, xác định đúng giá trị máy móc thiết bị để đầu tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Trang 16để tái đầu tư cho một qui trình sản xuất mới và cùng chia sẻ nguồn tài nguyên thiết
bị và con người để hòa nhập vào một sân chơi mới như là một yêu cầu bức thiết tại các Đài truyền hình trong giai đoạn hiện nay
Trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá, cũng hướng dẫn các phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị Thẩm định giá máy móc thiết bị là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống máy chuyên dùng, như máy phát sóng được vận hành trong ngành đặc thù như ngành truyền hình thì việc thẩm định giá thiết bị để cho thuê là một vấn
đề phức tạp
Vì vậy, để có cơ sở xác định giá cho thuê máy phát sóng một cách đúng đắn, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để cho thuê Nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
Trang 172 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN:
Nhiều vấn đề cần giải quyết trong ngành thẩm định giá còn khá mới mẻ so với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nhưng hiếm có vấn đề nào lại phức tạp vềquan điểm, đa dạng trong cách thức tiếp cận, và gây nhiều tranh cãi như vấn đềthẩm định giá trị thiết bị Dựa trên những nền tảng giả định khác nhau, các phương pháp thẩm định giá thiết bị khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau Thậm chí, cùng một phương pháp thẩm định giá, nhưng do cách thức ước lượng các tham sốđầu vào khác nhau, nên kết quả đầu ra có thể cũng khác nhau
Do vậy, thẩm định giá trị thiết bị không chỉ là một trong những chủ đềthường xuyên được những nhà nghiên cứu thảo luận, mà nó còn thu hút sự quan tâm sâu sắc của những nhà hoạch định, các chuyên viên kỹ thuật trong các ngành khác lấn sân sang Nó thường xuyên được thảo luận vì lẽ dường như chưa có nhà nghiên cứu nào cảm thấy hài lòng về các phương pháp thẩm định giá trị thiết bị hiện có Mỗi một phương pháp thẩm định giá đều có những lý lẽ biện minh cho sự tồn tại của nó, và vấn đề là ở chỗ làm thế nào để lựa chọn được một (hoặc một vài) phương pháp thích hợp nhất trong những điều kiện cụ thể
Aswath Damodaran (2006) đã nghiên cứu tổng kết một số vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến thẩm định giá tài sản, đồng thời chỉ ra những khuynh hướng và thách thức đối với các nghiên cứu về lãnh vực này trong thời gian tới Ông cũng đưa ra 3 phương pháp tổng quát để thẩm định giá tài sản:
- Thẩm định giá dòng tiền chiết khấu (discounted cashflow valuation), xác định giá trị của một tài sản bằng cách qui đổi dòng tiền tương lai của tài sản cần định giá về giá trị hiện tại
- Thẩm định giá tương đối (relative valuation), ước lượng giá trị của một tài sản bằng cách tìm kiếm giá của những tài sản có những đặc điểm chung có thể so sánh
- Thẩm định giá mang tính bất ngờ (Contingent claim valuation), sử dụng những mô hình giá lựa chọn (option pricing models) để đo lường giá trị của tài sản
mà có sự tương đồng về một số đặc điểm Mô hình tài sản này có thể là những tài
Trang 18sản tài chính đã được thương mại hóa, như là: cổ phiếu, chứng nhận hưởng lãi cổphần, chứng nhận tiền gửi, trái phiếu hoặc dựa trên những tài sản thật nhưng chưa được thương mại, như là: dự án, bằng sáng chế
Đoàn văn Trường (2004) đã khái quát các phương pháp thẩm định giá trịthiết bị hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, và chỉ ra một số mặt hạn chếcủa từng phương pháp khi áp dụng vào điều kiện thực tiễn tại Việt Nam Ông không tập trung sâu vào một phương pháp chủ yếu, mà dựa trên cơ sở khái quát tất cả các phương pháp, sau đó dẫn người đọc vào từng ứng dụng cụ thể theo từng mục đích cần thẩm định giá
Michael J Mauboussin (2006) cũng chỉ ra những lỗi lầm tiềm ẩn trong quá trình vận dụng mô hình DCF Ông trích dẫn các nhà nghiên cứu khác để nhấn mạnh rằng mô hình DCF là phương pháp linh hoạt và chính xác để thẩm định tài sản khi xét đến yếu tố dòng tiền theo thời gian Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng những sai sót trong việc ước lượng các thành phần quan trọng của mô hình DCF sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong kết quả thẩm định giá theo mô hình này
Mặc dù có nhiều tác giả cùng quan tâm nghiên cứu về chủ đề này nhưng vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết và có chiều sâu về lĩnh vực thẩm định giáthiết bị chuyên dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình Vì vậy mục đích của đềtài là nhằm nghiên cứu những phương pháp luận để thẩm định giá những thiết bịđặc thù trong ngành truyền hình
Trang 193 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Thẩm định giá máy phát sóng để cho thuê
Phạm vi nghiên cứu: Máy phát sóng tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
4 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Trong thẩm định giá trị máy móc thiết bị có nhiều phương pháp khác nhau đểxác định giá trị nhưng việc tìm ra được phương pháp tối ưu để thẩm định giá một máy móc thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình nhằm mục đích cho thuê, cụthể ở đề tài này là hệ thống máy phát sóng của Đài truyền hình Tp HCM, thì không phải là câu trả lời dể dàng Bởi việc tìm ra phương pháp tối ưu phù hợp với từng trường hợp, điều kiện, môi trường hoạt động của thiết bị đòi hỏi người nghiên cứu phải xét đến nhiều yếu tố ảnh hưởng
Dựa trên cơ sở xác định giá trị thiết bị, tác giả sẽ có những gợi ý chính sách giúp chủ sở hữu thiết bị xây dựng một mức giá cho thuê hợp lý theo hoàn cảnh cụthể tại doanh nghiệp
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu ở trên, đề tài tập trung giải quyết những câu hỏi nghiêu cứu là:
Câu 1: Phương pháp nào thích hợp để thẩm định giá hệ thống máy phát sóng tại Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh ?
Câu 2: Tính mức giá cho thuê thiết bị chuyên dụng như thế nào ?
Trang 205 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên, đề tài được kỳvọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc hệ thống hóa các tri thức thuộc lĩnh vực thẩm định giá trị thiết bị, đặc biệt là xây dựng mô hình thẩm định giá cho ngành truyền hình và những ngành có mối quan hệ tương tự
Học viên nhận thức sâu sắc rằng nếu đề tài này được bảo vệ thành công, thì không những quá trình nghiên cứu đã cơ bản đạt được mục tiêu phương pháp luận,
mà kết quả nghiên cứu còn là nền tảng cho những nổ lực học hỏi lâu dài hơn, nhằm phát triển một tài liệu học thuật phục vụ trực tiếp cho công tác chuyên môn của bản thân trong thời gian tới
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Sử dụng lý thuyết: tác giả sử dụng lý thuyết kinh tế học, tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam dùng làm cơ sở lý luận cho việc thẩm định giá máy móc thiết bị, được tác giả áp dụng trong chương 1
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: lập bảng câu hỏi và thu thập ý kiến trực tiếp của các chuyên gia về đánh giá chất lượng còn lại, hao mòn thiết bị, chi phí bảo trì bảo dưỡng, chi phí sửa chữa được tác giả sử dụng ở phần đầu chương 3
- Chọn phương pháp thẩm định giá để xác định giá trị của máy móc thiết bị, xác định mức độ hao mòn hữu hình và vô hình, và xác định giá trị còn lại của máy móc thiết bị được tác giả sử dụng ở phần giữa chương 3
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích dữ liệu nhằm gợi mở chính sách gia tăng lợi nhuận của người cho thuê được tác giả vận dụng phân tích ở cuối chương 3
Trang 217 NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP:
Nguồn dữ liệu:
- Nguồn dữ liệu được tác giả thu thập từ 30 chuyên gia hoạt động trong ngành truyền hình với thâm niên công tác từ 10 năm trở lên như: Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Tp HCM chịu trách nhiệm kỹ thuật, trưởng và phó các Ban kỹ thuật của Đài, và các kỹ sư thường xuyên tham gia có các hoạt động tư vấn đầu tư trong các dự án phát triển kỹ thuật của Đài
- Một số nguồn dữ liệu quá khứ được tác giả thu thập từ Ban tài chính của Đài, cụ thể là chi phí lắp đặt và đào tạo của hệ thống máy phát sóng
Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu:
- Để có được bảng câu hỏi hoàn chỉnh, trước tiên học viên tự xây dựng bảng câu hỏi sơ khởi theo kinh nghiệm trên 12 năm công tác tại Đài truyền hình Tp HCM Sau đó, học viên tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia trong ngành để thu thập thêm các ý kiến bổ sung Dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được, học viên xây dựng khung câu hỏi hoàn chỉnh
- Học viên sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp 30 chuyên gia đang hoạt động tại Đài truyền hình Tp HCM với 12 câu hỏi
- Sau khi thu thập được số liệu học viên sử dụng phương pháp thống kê đểphân tích dữ liệu và đưa ra một số nhận định về các thông tin dữ liệu thu thập được
- Dựa trên các dữ liệu có được kết hợp với phương pháp thẩm định giá phù hợp, học viên tiến hành thẩm định giá hệ thống máy phát sóng với mục đích cho thuê Từ đó, học viên gợi mở một số chính sách để người cho thuê lựa chọn một mức giá cho thuê hợp lí
Thiết kế bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế theo các đặc tính sau:
+ Dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc
+ Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng và mở
Trang 22+ Đối tượng điều tra: hỏi trực tiếp những chuyên viên đang hoạt động trong ngành truyền hình.
8 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài lời mở đầu (từ trang 01 đến trang 9) trình bày những vấn đề chung liên quan đến mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, luận văn này gồm 3chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về thẩm định giá trị máy móc và thiết
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia (trang 103)
Phụ lục 2: Danh sách chuyên gia (trang 107)
Phụ lục 3: Khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định (108)
Trang 23CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ
Trang 241.1 THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ THIẾT BỊ.
1.1.1 Khái niệm về thẩm định giá.
Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ, thể hiện những đặc tính riêng biệt, và đồng thời cũng đưa ra những tiêu chuẩn để xác định giá trị Có rất nhiều khái niệm của các tác giả khác nhau để làm
rõ việc hiểu như thế nào về thẩm định giá Theo ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (UBTCTĐGQT, 2006, trang 431), định nghĩa một cách ngắn gọn: “thẩm định giá là quá trình ước tính giá trị” Còn giáo sư W.Seabrooke thuộc Viện Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh cho rằng “thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định” (Cục quản lý giá, 2007, trang 203) Theo giáo sư Lim Lam Yuan, Tổng thư ký Hiệp hội thẩm định giá Asean, Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức thẩm định giá thế giới định nghĩa rằng “thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trịcho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường” (Cục quản lý giá, 2007, trang 203)
Ở nước ta, khoản 2, điều 4 của Pháp lệnh giá Việt Nam chỉ rõ:”Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”
Có thể thấy khái niệm về thẩm định giá ở Việt Nam cũng chứa đựng những nội dung cơ bản, và tương tự như khái niệm thẩm định giá trên thế giới, nghĩa là cũng bao hàm một sự ước tính giá trị của một tài sản nhất định Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng mục đích của thẩm định giá chính là xuất phát điểm cho việc lựa chọn quy trình và phương pháp để ước tính giá trị của tài sản Mục đích thẩm định giá khác nhau có thể dẫn đến các quy trình và phương pháp ước tính giá trị tài sản khác nhau Ngay cả quá trình ước tính cũng hàm chứa khả năng tạo ra những kết quảthẩm định giá không thống nhất cho cùng một loại tài sản và cùng một mục đích thẩm định giá, bởi việc ước tính ấy có thể được thực hiện dựa trên những nền tảng giả định và niềm tin khác nhau
Trang 25Từ tất cả những khái niệm trên, theo cách hiểu của tác giả thẩm định giá có thể được hiểu như sau: “Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sởhữu tài sản được thể hiện dưới hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định
rõ tại một thời điểm xác định”
1.1.2 Thiết bị, giá trị thị trường của thiết bị và thẩm định giá trị thiết bị.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 3), máy móc thiết bị có thể bao
gồm: những máy móc thiết bị không cố định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ Một loại máy cụ thể thực hiện một loại công việc nhất định
Theo Đoàn văn Trường (2004), máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây
chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và trong trường hợp đặc biệt có thể bao gồm cả nhà xưởng
+ Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất bao gồm một dây chuyền các loại tài sản
mà trong đó có thể bao gồm các nhà xưởng, máy móc thiết bị
+ Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy móc, một cái máy là chủng loại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó có một số chi tiết hay phụ tùng tạo thành để thực hiện một loại công việc nhất định
Thiết bị phụ trợ: Là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực hiện các chức năng của doanh nghiệp
Như vậy máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc (và cả nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản xuất
Máy móc thiết bị được coi như là tài sản khi nó có khả năng đưa lại một nguồn lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp và tính được chi phí hoặc giá thành của tài sản đó
Giá trị thị trường của máy móc thiết bị là lượng tiền xác định mà một máy móc thiết bị cụ thể sẽ được trao đổi vào thời gian thẩm định giá giữa một người mua
có thiện chí và người bán có thiện chí trong một giao dịch có thời gian đủ dài, qua
đó các bên có hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc (cục quản lý giá, 2007)
Trang 26Thẩm định giá máy móc thiết bị là sự đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị máy móc thiết bị vào ngày thẩm định giá tại một thời điểm cụ thể cho một mục đích cụ thể và sử dụng một phương pháp phù hợp.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2), lợi ích cho thuê là một hình thức của quyền tài sản, xuất phát từ những mối quan hệ hợp đồng giữa người cho thuê, là người sở hữu tài sản cho thuê, và người đi thuê hay người thuê, là người nhận quyền sử dụng tài sản cho thuê trong một thời gian, và thanh toán một khoảntiền thuê hay một giá trị kinh tế khác
1.1.3 Mục tiêu và cơ sở thẩm định giá trị thiết bị.
Thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng được thực hiện cho những mục tiêu cụ thể Mục tiêu của thẩm định giá quyết định việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá thích hợp, đó là thẩm định giá dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường Từ đó, giúp thẩm định viên lựa chọn đúng phương pháp thẩm định giá Do vậy thẩm định viên cần nắm vững về mục tiêu thẩm định giá thông qua việc trao đổi với khách hàng về loại tài sản cần thẩm định nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm định giá
Giá trị thị trường: số tiền ước tính mà một tài sản có thể trao đổi được vào ngày thẩm định giá giữa một người mua tự nguyện (muốn mua) với một người bán
tự nguyện (muốn bán) trong khoảng thời gian giao dịch đủ dài, và trong các giao dịch khách quan sau khi có hoạt động marketing xác thực, trong đó các bên đã hành động một cách hiểu biết lẫu nhau, thận trọng và không bị áp đặt (Đoàn văn Trường, 2009)
Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị để tính thuế
a Thẩm định giá cho mục đích tài chính:
Trang 27Thuật ngữ “mục đích tài chính” bao trùm một loạt các yêu cầu lớn cho hàng hoạt mục đích như: bảng cân đối tài sản của công ty, các chức năng kế toán và kiểm toán, các tiến trình chuyển giao và sát nhập, thế chấp đi vay, quản lý và thanh
lý tài sản, mua hoặc bán, thẩm tra chi phí mua có đúng với thực tế thị trường được chấp nhận cả ở trong nước và quốc tế không, góp vốn của mỗi bên trong liên doanh,
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Những hoạt động thẩm định giá này được thực hiện sau khi nhận được chỉ dẫn từ những người như chủ ngân hàng, chủ đầu tư, nhà quản lý và thanh lý tài sản, luật sư, kế toán viên và các bên liên doanh Bất kỳ một thẩm định giá máy móc thiết bị nào được thực hiện cho các mục đích tài chính sẽ phản ánh giá trị thị trường của máy móc thiết bị đó tại ngày thẩm định, dù mục đích của thẩm định là gì Do
đó, cơ sở để thẩm định giá cho mục đích tài chính là giá trị thị trường
b Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm:
Các công ty kinh doanh muốn chắc chắn rằng số vốn đầu tư to lớn của họ được bảo vệ trong trường hợp có sự cố, do vậy các tài sản như tàu bè, hàng hóa, máy móc cần phải được đánh giá cho mục đích bảo hiểm Thẩm định giá trị tài sản nhằm mục đích bảo hiểm sẽ phải phù hợp với các chính sách và điều kiện bảo hiểm và phụ thuộc vào: giá trị khôi phục tài sản hoặc giá trị bồi thường
Giá trị khôi phục tài sản là chi phí cần thiết để thay thế, sửa chữa hoặc tái xây dựng lại, nhằm đưa tài sản trở lại những điều kiện tương tự như tình trạng trước
đó của tài sản, nhưng không được tốt hơn hay rộng hơn những điều kiện của tài sản khi còn mới
Giá trị bồi thường của tài sản là chi phí cần thiết để thay thế, sửa chữa hoặc tái xây dựng lại tài sản, nhằm đưa tài sản trở lại những điều kiện tương tự như tình trạng trước đó của tài sản, nhưng không được tốt hơn hay rộng hơn những điều kiện của tài sản tại thời điểm mà tổn thất xảy ra, có xem xét đến tuổi đời, điều kiện bảo trì và thời gian hữu ích của tài sản đó
Do đó, cơ sở để thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm là giá trị phi thị trường
Trang 28c Thẩm định giá cho mục đích thế chấp:
Một cầm cố của tài sản là giao dịch giữa một bên là người phải cầm cố - giao quyền lợi của mình cho một bên khác - người nhận đồ thế chấp, như là một vật đảm bảo cho món vay nợ Giao dịch bị tác động bởi các điều khoản ghi trong văn bản cầm cố, trong đó người phải cầm cố thường thỏa thuận trả lãi trên món vay nợ ở
tỷ lệ phần trăm đã cho Trong một số trường hợp văn bản cầm cố quy định cho thanh toán theo định kỳ vốn và lãi
Người phải cầm cố giữ quyền thu hồi lại tài sản của mình, xóa nợ tạo ra bởi văn bản cầm cố bằng cách trả lại số tiền vay nợ cho người nhận đồ thế chấp, gọi
là “tài sản ròng sau khi trả nợ”
Trong việc thẩm định giá cho các mục đích cầm cố, ngoài các nguyên tắc thông thường của thẩm định giá được áp dụng, nhà thẩm định giá còn phải chú ý tới
vị trí của người nhận cầm cố trong mối liên hệ đối với tài sản, và các biện pháp có khả năng áp dụng đối với người nhận cầm cố trong trường hợp người phải cầm cố thất bại
Cơ sở để thẩm định giá cho mục đích cầm cố là giá trị thị trường Nhà thẩm định giá phải xem xét không chỉ là giá trị thị trường hiện tại, mà còn phải xem xét liệu giá trị đó có khả năng được duy trì trong tương lai, và tài sản có sẵn sàng bán trong cuộc bán tài sản bắt buộc hay không
d Thẩm định giá cho mục đích tính thuế:
Cơ sở kinh tế để tính thuế phải mang tính khách quan ở cả hai khía cạnh
về chất lượng và số lượng Thẩm định giá để tính thuế có nghĩa là đồng thời tiến hành quản lý thuế quan và thẩm định giá tài sản Ý nghĩa quan trọng của hệ thống thẩm định giá để tính thuế được minh chứng và công nhận ở nhiều quốc gia vì những nguyên nhân sau:
- Hệ thống này sẽ thúc đẩy chính sách quản lý bằng pháp luật trên toàn quốc
- Hệ thống này hổ trợ để tính thuế công bằng và hợp lý
Trang 29- Việc xây dựng một hệ thống thẩm định giá làm cơ sở tính thuế là việc làm cần thiết và hữu ích, nó góp phần mở rộng phạm vi thẩm định giá tài sản và tăng cường việc quản lý thẩm định giá tài sản.
Cơ sở để thẩm định giá cho mục đích tính thuế là giá trị phi thị trường
e Thẩm định giá cho mục đích đầu tư:
Sự tăng trưởng lợi nhuận và tính cạnh tranh của một doanh nghiệp tùy thuộc phần lớn vào tính hữu hiệu và sự lựa chọn có hiệu quả các phương án đầu tư Lựa chọn các phương án đầu tư có một vị trí quan trọng trong công tác tài chính, vì
nó là một nhân tố chủ yếu trong quá trình sinh lợi lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt trong nguồn vốn đầu tư hữu hạn nhưng lại có rất nhiều cơ hội để lựa chọn Quátrình lựa chọn này rất phức tạp bởi vì đa số các cơ hội đầu tư đều có bản chất dài hạn, còn kết quả của nó nằm trong tương lai xa và khó dự đoán Vì vậy để có một quyết định đầu tư khôn ngoan, những người ra quyết định đầu tư còn phải dùng đến công cụ để giúp họ trong việc so sánh các điều lợi và bất lợi của các phương án đầu
tư khác nhau
Cơ sở thẩm định giá cho mục đích đầu tư là giá trị thị trường
1.1.4 Nguyên tắc thẩm định giá trị thiết bị.
Khi xác định giá trị của máy móc thiết bị, người mua và bán hoặc người thuê
và người cho thuê phải chú ý đến quan hệ cung cầu thị trường, quyền sở hữu tài sản, lợi ích của máy móc thiết bị có thể mang lại trong tương lai và nhiều yếu tốkhác…Trong lĩnh vực truyền hình, máy móc thiết bị cũng khá đa dạng về chủng loại, và cũng là nơi diễn ra khá nhiều các hoạt động mua bán Do đó, giá trị thịtrường của một tài sản máy móc thiết bị được xác định dựa trên những nguyên tắc
cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Sự thay thế.
Giới hạn trên của giá trị tài sản có xu hướng được tạo ra bởi chi phí mua một tài sản thay thế cần thiết tương đương, với điều kiện là không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế Khi đó một người mua thận trọng sẽ không trảnhiều tiền hơn để mua một tài sản thay thế như vậy trong thị trường mở
Trang 30Nguyên tắc 3: Quan hệ cung và cầu.
Giá trị thị trường được xác định bởi sự tác động qua lại của các lực lượng cung cầu trên thị trường vào ngày thẩm định giá Trên thị trường giá cả có xu hướng thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung
Khi thẩm định giá thì các lực lượng thị trường phải được phân tích và đánh giá cẩn thận về sự tác động của nó đến giá trị tài sản Khi phân tích các thông tin thịtrường thu thập được, cần thiết phải cân nhắc đến tình trạng thị trường khi thực hiện các điều chỉnh
Giá trị thị trường của máy móc thiết bị được lắp đặt trên dây truyền sản xuất hay mua bán trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào lượng cung và cầu trên thịtrường tại ngày thẩm định giá
Nguyên tắc 4: Dự kiến các lợi ích tương lai.
Khi ước tính giá trị nên luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai hơn là sựthực hiện quá khứ
Thẩm định giá trị là nhiệm vụ dự kiến lợi ích nhận được từ quyền sở hữu tài sản
Khi thẩm định giá máy móc thiết bị, ngoài các yếu tố thực tại cần phân tích giá trị tài sản trong dự kiến lợi ích của người chủ sở hữu thu được từ tài sản đó trong tương lai Những dự tính của người mua hay người chủ sở hữu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản
Trang 31Nguyên tắc 5: Những thay đổi trong mô hình kinh tế xã hội.
Nhận ra các chiều hướng ảnh hưởng đến tài sản cần thẩm định giá, và những hậu quả có thể nhìn thấy được như mức độ lạc hậu của chức năng, giai đoạn hiện tại trong chu kỳ sống của khu vực; dự đoán các điều kiện thị trường và phản ứng của người mua để dự kiến về thị trường tương lai là rất cần thiết đối với công tác thẩm định
1.1.5 Quy trình thẩm định giá trị thiết bị.
Quy trình thẩm định giá là một kế hoạch thực hiện có tổ chức và logic, được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được
Nhìn chung, qui trình thẩm định giá máy móc thiết bị tương tự như qui định thẩm định giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá máy thiết bị
B1 Xác định vấn đề (xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và
cơ sở thẩm định giá).
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế máy móc, thiết bị, qua đó ghi nhận các đặc trưng về kỹ thuật, công dụng; đặc điểm pháp lý của máy móc, thiết bị
- Xác định mục đích thẩm định giá và các nguồn tài liệu cần thiết nào phục
vụ cho công việc thẩm định giá
- Ngày có hiệu lực của việc thẩm định giá, mức thu tiền dịch vụ thẩm định giá (sau khi thoả thuận với khách hàng) và thời gian hoàn thành báo cáo thẩm định
- Hợp đồng thẩm định giá: cần thảo luận mục đích, nội dung, phạm vi, đối tượng thẩm định giá đã được ghi nhận trong hợp đồng thẩm định giá, nhằm tránh việc khiếu nại, không chấp nhận kết quả thẩm định sau này
B2 Lập kế hoạch thẩm định giá.
- Cần có kế hoạch, trình tự thu thập tài liệu trên thị trường làm cơ sở để so sánh, cụ thể là nguồn tài liệu đúng đắn, đáng tin cậy, chính xác
Trang 32- Cần có kế hoạch phân tích tài liệu thu thập được, tài liệu nào có thể sử dụng được và tài liệu nào không sử dụng được.
- Lập đề cương báo cáo thẩm định giá và chứng thư (văn bản trả lời) kết quả thẩm định giá
- Lên lịch thời gian về tiến độ thực hiện kế hoạch phù hợp, để hoàn thành báo cáo thẩm định đúng thời hạn cho khách hàng
B3 Thu thập số liệu thực tế (khảo sát hiện trường nếu có).
- Thu thập các thông tin về giá trên thị trường thế giới và thị trường trong nước liên quan đến tài sản, hàng hoá cần thẩm định giá
- Cần phân biệt nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu và thứ yếu, các tài liệu chi tiết thuộc từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như: kỹ thuật, kinh tế, khoa học, xã hội
- Phân tích so sánh về các đặc điểm có thể so sánh được của tài sản, lựa chọn thông tin phù hợp nhất làm cơ sở thẩm định giá
B5 Xác định giá trị tài sản thẩm định giá
Mục đích của bước này là dự kiến kết quả thẩm định giá tài sản một cách hợp lý nhất:
- Căn cứ mục đích, loại tài sản và các thông tin thu thập được, lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp
- Tính toán và dự kiến kết quả thẩm định giá
B6 Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá.
Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục đích của công việc thẩm định giá Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm của toàn bộ công việc
Trang 33thẩm định giá, là kết quả của những nỗ lực và kỹ năng nghề nghiệp của nhà thẩm định giá Báo cáo kết quả thẩm định giá do thẩm định viên về giá lập theo qui định tại tiêu chuẩn số 04 Kết thúc bước này, doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức có chức năng thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định giá của mình đến khách hàng bằng chứng thư thẩm định giá.
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỔ BIẾN.
Khi thẩm định giá máy móc thiết bị, các nhà thẩm định thường sử dụng một hoặc kết hợp những phương pháp sau:
1.2.1 Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá
Trường hợp áp dụng: phương pháp này thường dùng để thẩm định giá những máy móc thiết bị dùng cho việc mua hoặc bán, thế chấp, và đánh thuế
Các bước tiến hành định giá máy móc thiết bị:
Bước 1: Tìm kiếm thông tin về các tài sản được bán trong thời gian gần đây
mà có thể so sánh với tài sản đối tượng cần định giá làm chuẩn để so sánh Máy
Trang 34móc thiết bị được sử dụng làm máy chuẩn phải có cùng nguyên lý, đặc tính cấu tạo, cùng seri sản xuất, do một hãng hoặc do cùng nước chế tạo với máy móc thiết bị cần thẩm định giá, có giá bán trên thị trường mở trong thời gian gần nhất với thời điểm nghiên cứu thẩm định giá.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra các tài sản có thể so sánh, để xác định giá trị của
nó và đảm bảo rằng các tài sản này là có thể so sánh được
Bước 3: Xác định chỉ tiêu cơ bản của máy móc thiết bị để đối chiếu so sánh Chỉ tiêu cơ bản của máy móc thiết bị là chỉ tiêu phản ánh khả năng gia công, khả năng sử dụng…Mọi sự thay đổi của các chỉ tiêu này sẽ tác động tới sự thay đổi giá của máy móc thiết bị
Bước 4: Phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau (tốt hơn và xấu hơn) của mỗi một tài sản so với tài sản mục tiêu, và điều chỉnh giá bán (có thể tăng lên hoặc giảm đi) của các tài sản này so với tài sản mục tiêu
Bước 5: Xác định giá thị trường của máy cần thẩm định
Trên cơ sở tìm kiếm máy móc thiết bị có cùng công dụng, nhưng hơn kém về đặc tính kỹ thuật chủ yếu, có giá thị trường đã biết làm máy chuẩn Từ đó xác định giá thị trường máy cần thẩm định theo công thức berim
x
N
N G
G1 : là giá trị của máy móc thiết bị cần định giá G0 : là giá trị của máy móc thiết bị có cùng công dụng có giá bán trên thịtrường được chọn làm giá chuẩn
N1 : là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy cần định giá N0 : là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy chuẩn (đã có giá bán trên thị trường)
x : là số mũ hãm độ tăng giá theo đặc trưng kỹ thuật cơ bản
Số mũ hãm độ tăng giá (x) luôn luôn nhỏ hơn 1, đa số các loại máy móc thiết bị hệ số mũ hãm x bằng 0,7 Tuy vậy, cũng có một số ít trường hợp số mũ
Trang 35hãm độ tăng giá bằng 0,75; 0,8; 0,85; 0,95 Số mũ này xác định được qua tổng kết thực tế giá của từng loại máy như:
- Đối với máy công cụ x = 0,7 – 0,75
- Đối với máy phát điện nếu hiệu suất đạt 90 – 95% thì x được tính
Ví dụ: Thẩm định giá một máy xúc bánh lốp do hãng Komatshu Nhật Bản sản xuất năm 1998 có công suất máy 200cv dung tích gầu xúc 0,8m3 Qua tập hợp thông tin thị trường được biết máy xúc bánh lốp Komatshu sản xuất năm 1998 có công suất máy 120cv, dung tích gầu xúc 0,5m3, có mức giá thị trường là 720 triệu đồng
Tính toán:
Đối với máy xúc, lấy đặc trưng cơ bản về đặc tính kinh tế kỹ thuật là dung tích gầu xúc, áp dụng công thức berim để tính:
- Do đây là máy công cụ nên ta chọn hệ số mũ x = 0,7
- N1: là dung tích gầu của máy cần thẩm định giá, N1= 0,8m3
- N0: là dung tích gầu của máy chuẩn, N0= 0,5m3
5 , 0
8 ,
0 0,77
, 0 0
Giá trị thị trường của máy cần thẩm định giá sẽ là:
993 38 ,1 720 0
1 0
Trong thí dụ này, do máy chuẩn cùng một hãng, cùng một nước sản xuất, và sản xuất cùng một thời điểm năm 1998 so với máy cần thẩm định giá, nên không
Trang 36cần điều chỉnh bổ sung thêm các hệ số chênh lệch về chất lượng, cũng như tỷ lệ lạm phát Trong trường hợp thẩm định giá máy móc thiết bị đang hoạt động tại nơi sản xuất của doanh nghiệp, thì giá trị thị trường của máy móc thiết bị không phải chỉ có giá mua, mà bao gồm các chi phí để máy có thể hoạt động được (chi phí cho việc vận chuyển, lắp đặt, cân chỉnh, hệ thống ghép nới điện, hơi, nước ) Việc thẩm định giá cũng cần tính đến dự định của người chủ sở hữu tài sản, người vận hành tài sản đó trên khía cạnh sử dụng dự tính, kế hoạch duy tu bảo dưỡng, và yêu cầu sản xuất trước mắt cũng như lâu dài.
Ưu điểm:
- Là phương pháp hầu như không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật
- Nó thể hiện sự đánh giá về giá trị của thị trường, vì vậy nó có cơ sở vững chắc, có sức thuyết phục trong khi trình bày báo cáo, và được các cơ quan pháp lý công nhận
- Phương pháp so sánh trực tiếp không có công thức hay mô hình cố định,
mà nó dựa vào sự hiện diện của các giao dịch thị trường để cung cấp dấu hiệu của giá trị Vì vậy khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi các nhà thẩm định phải có kinh nghiệm và kiến thức thị trường để tiến hành việc thẩm định giá một cách thích hợp
Hạn chế:
- Cần thiết phải có thông tin, các dữ liệu thường mang tính chất lịch sử Do
đó, cần có những điều kiện cần thiết để thực hiện được phương pháp so sánh như: chất lượng thông tin phải cao, thông tin thu thập được có thể so sánh được, thị trường cần phải ổn định
- Có khi việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt về kỹ thuật của tài sản mục tiêu cần thẩm định nên khó có thể tìm được một tài sản đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với tài sản mục tiêu Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của phương pháp này Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự biến động mạnh về giá
Trang 371.2.2 Phương pháp thu nhập (hay phương pháp đầu tư)
Phương pháp thu nhập: là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chuyển
đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản, thành giá trị hiện tại của tài sản (quá trình chuyển đổi này còn được gọi là quá trình vốn hoá thu nhập) để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá
Cách tính: có 2 phương pháp.
Dùng phương pháp vốn hóa trực tiếp:
Vốn hoá trực tiếp là phương pháp sử dụng thu nhập để ước tính giá trị tài sản bằng cách chuyển hoá lợi tức của một năm Việc chuyển hoá này thực hiện đơn giản bằng cách chia thu nhập cho tỷ suất vốn hoá thích hợp hay nhân với hệ số thu nhập
Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp dòng tiền đều và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị là vĩnh viễn (điều này khó xảy ra trong thực tế)
Bước 1: Ước tính thu nhập do tài sản mang lại Mỗi loại thu nhập ứng với mỗi loại tỷ suất vốn hoá thích hợp
Bước 2: Tìm tỷ suất vốn hoá hoặc hệ số thu nhập thích hợp với loại thu nhập
Bước 3: Áp dụng công thức vốn hoá trực tiếp
R
I
V
Trong đó: V : giá trị tài sản
I : thu nhập ròng trong một năm,
R : tỷ suất vốn hoá
Dùng phương pháp dòng tiền chiết khấu:
Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp ước tính giá trị của tài sản bằng cách chiết khấu tất cả các khoản thu, chi của dòng tiền dự kiến phát sinh trong tương lai về thời điểm hiện tại, có tính đến yếu tố lạm phát và không ổn định của thu nhập
Trang 38Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp dòng tiền đều hoặc không đều, và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị là hữu hạn.
Bước 1: Ước tính doanh thu từ việc khai thác tài sản
Bước 2: Ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác tài sản
Bước 3: Ước tính thu nhập ròng hay dòng tiền từ doanh thu và chi phí
(CFt)
Bước 4: Ước tính giá trị thu hồi của tài sản vào cuối kỳ (Vn)
Bước 5: Ước tính tỷ suất vốn hoá thích hợp (r)
Bước 6: Xác định giá trị tài sản bằng công thức
Trường hợp dòng tiền không đều
CF V
V : Giá trị thị trường của tài sản,
CFt : Thu nhập ròng năm thứ t,
Vn : Giá trị thu hồi của tài sản vào năm thứ n,
n : Thời gian nắm giữ tài sản,
r : tỷ suất chiết khấu
Trường hợp dòng tiền đều
n
V r
CF V
Ưu điểm:
- Đây là phương pháp có cách tính rõ ràng, dể thuyết phục
- Xác định được giá trị thiết bị dựa vào dòng thu nhập trong tương lai
Nhược điểm:
- Do phải ước tính doanh thu và chi phí trong tương lai nên kết quả thẩm định giá chỉ mang tính tương đối
Trang 391.2.3 Phương pháp chi phí:
Là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương đương với tài sản cần thẩm định giá có tính đến hao mòn thực tế của tài sản cần thẩm định giá (nếu có) để ước tính giá trị của tài sản cần thẩm định giá
Hao mòn thực tế của tài sản: là tổng mức giảm giá của tài sản do hao mòn vật chất và do sự lỗi thời (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) về tính năng tác dụng của tài sản
Hao mòn hữu hình là hao mòn vật lý gây ra do các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu…) làm giảm giá trị của tài sản trong quá trình sử dụng
Hao mòn vô hình là loại hao mòn phát sinh do tiến bộ kỹ thuật, do thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ hoặc do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ làm giảm giá trị của tài sản trong quá trình sử dụng
Phương pháp chi phí thường được ứng dụng để thẩm định giá trong những trường hợp sau:
- Thẩm định giá tài sản dành cho mục đích sử dụng riêng biệt như: nhà máy hóa chất, cơ sở lọc dầu, nhà máy điện là các tài sản ít có những chứng cứ so sánh thị trường
- Thẩm định giá cho các mục đích bảo hiểm
- Là phương pháp mà người đấu thầu hay kiểm tra đấu thầu thường sử dụng
- Phương pháp chi phí cũng thường được sử dụng như là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp thẩm định giá khác
Trang 40- Phương pháp chi phí phải sử dụng cách tiếp cận cộng tới, song tổng của nhiều bộ phận chưa chắc đã bằng với giá trị của toàn bộ tài sản.
- Việc ước tính khấu trừ hao mòn tích lũy có thể trở nên rất chủ quan
và khó thực hiện do có những sự khác nhau trong định nghĩa và thuật ngữ, cũng như không có một phương pháp riêng biệt nào được áp dụng rộng rãi để ước tính hao mòn
- Người thẩm định giá cần phải thông thạo kỹ thuật về máy móc và thiết bị, và phải có đủ kinh nghiệm để có thể áp dụng được phương pháp định giá này
Để tính giá trị máy móc khi thẩm định giá theo phương pháp này có hai trường hợp có thể xảy ra.
+ Trường hợp 1: máy móc thiết bị là máy mới Giá trị máy móc thiết bị
bằng tổng chi phí thay thế hiện tại (GCGC: Gross current replace cost) Đây là loại chi phí để thay thế một tài sản hiện có bằng một tài sản giống hoàn toàn hoặc hầu như tương tự về mặt công suất và tiềm năng phục vụ Ngoài “giá xuất xưởng” (giá tối thiểu) của tài sản mới, cần tính thêm cước phí vận chuyển, thuế hải quan và các loại thuế khác (nếu có áp dụng), chi phí kỹ thuật, thiết kế, chi phí lắp đặt và chạy thử nghiệm
Những số liệu này có thể thu thập theo các cách thức sau:
a Thông qua liên lạc với các cơ quan hoặc nhà sản xuất ở các nước bằng cách tiếp xúc, hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc như: fax, mail,
b Từ kho lưu trữ của cơ quan thẩm định giá về những giá có được trong khi thẩm định giá các thiết bị tương tư trong thời gian gần đây
c Thông qua việc trao đổi, thảo luận với đội ngũ cán bộ có trình
độ cao, bao gồm cả giám đốc kỹ thuật và kỹ sư cao cấp Sử dụng những kiến thức của họ về tài sản hiện có kết hợp với những giá có được từ những nhà cung cấp thiết bị