Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường ra làm 4 loại:
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: là thị trường mà trong đó số lượng người tham gia thị trường phải tương đối lớn, doanh nghiệp có thể tham gia và rút khỏi thị trường một cách dể dàng, sản phẩm của các doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau, người mua và người bán phải nắm được thông tin thực tế về giá cả của các sản phẩm trên thị trường.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên và giá sản phẩm luôn bằng nhau và bằng doanh thu trung bình (AR).
MR = AR = P
Lợi nhuận sẽ tối đa hóa khi doanh thu biên bằng chi phí biên và bằng giá bán.
MC = MR = P
Do sự dể dàng trong sự gia nhập và rời bỏ ngành trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, bảo đảm cho giá sản phẩm ngang bằng với chi phí trung bình dài hạn tối thiểu P = LACmin, đây là một kết quả lý tưởng. Vì mục đích của hoạt động kinh tế là thỏa mãn tối đa cho người tiêu thụ được lợi trên 2 mặt: mua được khối lượng sản phẩm lớn với mức giá thấp nhất.
Cạnh tranh hoàn toàn giúp cho các ngành sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên điều kiện cần thiết để tồn tại cạnh tranh hoàn toàn là một thị trường sản phẩm tương đối lớn, cũng như phạm vi hoạt động của doanh nghiệp phải đủ lớn để nó có thể tiến hành sản xuất với quy mô tối ưu. Nhờ đó sản phẩm được sản xuất với chi phí trung bình thấp nhất.
- Thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường mà trong đó có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay là rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường; sản phẩm của các doanh nghiệp có phân biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng,... và có khả năng thay thế cao độ cho nhau, nhưng không thay thế hoàn toàn.
Mỗi doanh nghiệp là người duy nhất sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của mình nên mỗi doanh nghiệp đều có chút ít thế lực độc quyền, có thể kiểm soát giá sản phẩm của mình, thể hiện đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp là co giãn nhiều, nhưng không co giãn hoàn toàn (đường cầu hơi dốc xuống). Do đó, doanh thu biên luôn nhỏ hơn mức giá (MR<P).
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, cân bằng dài hạn được xác lập khi mức giá bằng chi phí trung bình dài hạn và lớn hơn chi phí biên dài hạn: P = LAC > LMC. Do đó, giá cả và chi phí trung bình của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nhưng sản lượng lại nhỏ hơn.
So với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền hoạt động kém hiệu quả hơn, các doanh nghiệp thiết lập quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu, giá bán lớn hơn chi phí biên (P>MC).
Lợi nhuận sẽ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. MC = MR
- Thị trường độc quyền nhóm: là thị trường mà trong đó chỉ có một số ít người bán, thị phần của mỗi doanh nghiệp là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm có thể là đồng nhất hay phân biệt. Các doanh nghiệp mới khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn gia nhập ngành.
Doanh nghiệp độc quyền nhóm khi đưa ra quyết định giá nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì phải sản xuất ở sản lượng thỏa MR=MC. Tuy nhiên, doanh nghiệp độc quyền nhóm còn phải tính đến phản ứng của doanh nghiệp khác khi đưa ra quyết định giá.
- Thị trường độc quyền hoàn toàn: là thị trường mà trong đó chỉ có người bán duy nhất và rất nhiều người mua, không có đường cung, không có quan hệ một – một giữa giá cả và sản lượng cung ứng, sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt, khó có sản phẩm thay thế.
Doanh thu trung bình bằng giá bán ở các mức sản lượng AR = P
Lợi nhuận sẽ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên MC = MR
Doanh nghiệp sản xuất trong thị trường độc quyền thường sản xuất sản lượng nhỏ hơn và bán với mức giá cao hơn so với doanh nghiệp sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
Do độc quyền, doanh nghiệp thường quyết định chính sách giá theo từng mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC
D E MC P 1 1 1 > MC khi /ED/>1
/ED/>1: cầu co giản nhiều
+ Mục tiêu tối đa hóa doanh thu:
Để đạt doanh thu tối đa thì điều kiện là MR = 0 ở một mức sản lượng, và giá cả được xác định trên đường cầu P>MR.
+ Mục tiêu tối đa hóa sản lượng bán với điều kiện không bị lỗ:
Mục tiêu này thường đặt ra trong trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Với mục tiêu tối đa hóa sản lượng bán với điều kiện không bị lỗ thì điều kiện là TR = TC hoặc P = AC.
+ Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức so với chi phí trung bình:
Kỹ thuật định giá này rất phổ biến trên thực tế, nếu gọi lợi nhuận định mức so với chi phí trung bình là a thì giá bán được tính như sau:
P = (1+a)AC. Hay P = AC + aAC
Trong kỹ thuật này, phần lợi nhuận tăng thêm được tính dựa trên chi phí trung bình. Trong một số trường hợp, tùy theo điều kiện của doanh nghiệp và thị trường phần lợi nhuận tăng thêm này có thể được tính dựa trên doanh thu (hay giá bán).
+ Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức so với doanh thu, giá bán được tính theo công thức sau:
a AC P
1
Hay P = AC + aP