Tổng quan về các hệ thống thiết bị kỹ thuật của đài truyền hình thành phố

Một phần của tài liệu Thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để thuê. Nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 58)

ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Ðài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) là đài do nhà nước quản lý, trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP HCM, bắt đầu phát sóng từ ngày 01/05/1975. HTV phủ sóng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. HTV hiện phát sóng trên 2 kênh 7 và 9 (kỹ thuật tương tự - analogue). Ngoài ra, HTV còn phát sóng 4 kênh HTV1, HTV2, HTV3, HTV4 (kỹ thuật số - digital). Kênh 7 là kênh thông tin giải trí và thương mại quảng cáo. Kênh 9 tập trung các chương trình khoa giáo. HTV1 là kênh thông tin công cộng. HTV2 là kênh thể thao. HTV3 là kênh thiếu nhi và HTV4 là kênh khoa học giáo dục. Các chương trình chính phục vụ người xem gồm có tin tức, khoa học giáo dục, chuyên đề, thể dục thể thao, phim truyện, phim hoạt hình, ca nhạc, sân khấu, giải trí … Với thiết bị, công nghệ hiện đại đang từng bước chuyển sang kỹ thuật số và một nguồn nhân lực giỏi, HTV hiện là một trong hai Đài truyền hình lớn của Việt Nam.

Để sản xuất ra một chương trình thành phẩm phát trên sóng truyền hình phải qua rất nhiều giai đoạn và nhiều thiết bị kỹ thuật được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Qui trình sản xuất ra một chương trình truyền hình.

Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.

Thiết bị cần thẩm định giá Thiết bị phát hình phát sóngThiết bị Thiết bị hậu kỳ Camera Phim trường Xe Viba/uplink

2.1.1 Một số hệ thống thiết bị kỹ thuật chuyên dụng đang hỗ trợ cho chu trình sản xuất các chương trình truyền hình của Đài và có thể cho thuê.

Xe truyền hình vệ tinh.

Truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh lên vệ tinh, phục vụ cho các chương trình truyền hình trực tiếp, cầu truyền hình…nơi không thể truyền tín hiệu bằng cáp quang hoặc viba.

Cấu hình một xe truyền hình vệ tinh điển hình được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Xe truyền hình vệ tinh.

Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.

- Một chiếc xe tải, có tải trọng khoảng 4 tấn để vận chuyển các thiết bị từ nơi này đến nơi khác.

- Một hệ thống động cơ để di chuyển chảo lên xuống hoặc sang trái phải. - Một chảo 2m được làm từ sợi carbon có nhiệm vụ thu nhận và phát tín hiệu lên vệ tinh.

- 2 LNB băng Ku và băng C, có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu có tầng số cao về giải trung tầng cho phép của các đầu thu và ngược lại.

- Một bộ mã hóa điều chế tín hiệu vệ tinh, có nhiệm vụ mã hóa tín hiệu vệ tinh theo dạng mã mong muốn và điều chế tín hiệu đã được mã hóa thành tín hiệu vệ tinh.

- Một bộ khuếch đại công suất băng C và ku, có nhiệm vụ nâng công suất lên mức mong muốn để bức xạ điện từ trường truyền tín hiệu lên vệ tinh.

Xe truyền hình lưu động

Thực hiện nhiệm vụ ghi hình, truyền hình ảnh và âm thanh đến xe uplink, cáp quang hoặc viba…

Cấu hình một xe truyền hình lưu động điển hình được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 2.3: Xe truyền hình lưu động.

On Air

Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.

- Hệ thống 5 camera kỹ thuật số. Dùng camera có độ nhạy cao, biến đổi AD 14bit, tỉ số nhiễu trên tạp âm cao, mức smear nhỏ và sử dụng cáp Triax sẽ cung cấp chất lượng hình tuyệt vời. Cùng với ống kính có các thông số đáp ứng trong quá trình làm các chương trình ca nhạc, trò chơi, toạ đàm...

- Hệ thống kiểm tra tín hiệu (Monitor). Sử dụng monitor loại LCD cho phép tín hiệu tái tạo tuyệt vời với góc nhìn rộng tới >85°, tiết kiệm điện năng, không gian lắp đặt.

- Hệ thống VTR định dạng DVCAM sẽ cho phép hệ thống có được chất lượng ghi hoàn hảo. DVCAM là định dạng đại đa số của các Đài trên cả nước nên có sự thuận lợi khi đưa chương trình đi phát, dự thi, trao đổi thông tin và sử dụng quen thiết bị.

- Video Switcher-Router hệ thống này làm dự phòng trong trường hợp nếu như Video Switcher gặp sự cố. Nó có thể thay thế tạm thời trong trường hợp cần thiết, khẩn cấp.

- Hệ thống làm chữ cho phép thiết lập biểu tượng 2D hoặc 3D, có thư viện các hình mẫu đáp ứng các công việc về làm tin và quảng cáo. Đầu ra của bộ làm chữ bằng đường SDI cho phép chất lượng hình ảnh tốt nhất.

- Hệ thống phân phối tín hiệu audio, video và chuyển đổi A/D, D/A. Hệ thống này nhằm giao diện với các thiết bị khác và chuyển đổi tín hiệu. Sử dụng thiết bị Modul cho phép dễ dàng bảo dưỡng, tiết kiện diện tích và giá thành hợp lý.

- Hệ thống Audio đáp ứng các nhu cầu về làm chương trình ca nhạc, trò chơi, hoà nhạc, lồng tiếng... Kết hợp các loại Micro có dây và không dây, bên cạnh đó có bộ trễ tiếng, hạn mức cho phép đạt hiệu quả cao phục vụ các chương trình âm nhạc, lồng tiếng.

- Hệ thống Intercom, Tally cho phép người đạo diễn truyền tải thông tin đến phát thanh viên, quay phim, kỹ thuật viên. Đáp ứng nhu cầu về cơ động, hệ thống Intercom tích hợp cả thiết bị có dây và không dây trong dây truyền.

Phim trường nhà hát.

Là nơi sản xuất các chương trình lớn trên truyền hình, tập trung rất nhiều thiết bị hiện đại nhất Việt Nam, gồm 1 số thiết bị tiêu biểu như:

- Camera Hitachi SK900 ống kính 24x7 - Camera Hitachi SK900 ống kính 18x7.6

- Máy tạo chữ ( CG) : Chyron Duet Digital LEX

- Máy phóng ( projector ) : 16000 Ansi Roadster S+16K - Cần cẩu 7m Agriment ( crane)

- Các màn hình quan sát, kiểm tra các đường tín hiệu hình vào ra… - Các thiết bị điều khiển âm thanh và ánh sáng

- Bàn điều khiển tín hiệu vào ra và tạo kỹ xảo hình ảnh. - Hê thống Đèn phim trường và âm thanh phim trường …

Sơ đồ 2.4: Hệ thống thiết bị phim trường.

Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.

Thiết bị vi ba.

Truyền dẫn tín hiệu hình tiếng trong phạm vi nhỏ ở một khu vực, do bị giới hạn bởi các vật cản là cây cối, nhà cao tầng và đường cong của vỏ trái đất. Một hệ thống vi ba có thể bao gồm các bộ phận như:

 Khối điều khiển phát  Anten phát

 Khối thu RF

 Khối điều khiển thu  Anten thu

Dưới đây là cấu hình hệ vi ba điển hình, điểm đến điểm.

Sơ đồ 2.5: Mô hình hệ thống vi ba điển hình.

Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.

Thiết bị phát hình.

Đây là những thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu hình tiếng từ các nơi gởi về, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật về âm thanh và hình ảnh trước khi cho phép phát sóng hay lưu trữ.

Sơ đồ 2.6: Hệ thống phát hình.

Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM

2.1.2 Hệ thống máy phát sóng (đây là hệ thống thiết bị cần thẩm định giá).

Cấu hình cơ bản của một hệ thống máy phát sóng sẽ gồm 3 hệ chính: hệ máy phát sóng, hệ kiểm tra tín hiệu và tháp Anten.

Hiện nay trên thế giới có các mô hình sử dụng máy phát sóng phổ biến như sau:

Sơ đồ 2.7: Cấu hình các hệ máy phát sóng phổ biến. O FF IC IA L ST AN D -B Y O FF IC IA L ST AN D -B Y O FF IC IA L ST AN D -B Y O FF IC IA L ST AN D -B Y O FF IC IA L ST AN D -B Y O FF IC IA L ST AN D -B Y O FF IC IA L ST AN D -B Y Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.

Với mục tiêu tạo sự an toàn và ổn định cho làn sóng HTV thì việc dự phòng cho máy phát là một yêu cầu không thể thiếu. Do đó, theo sơ đồ cấu hình trên cho thấy với mô hình dự phòng chủ động (Active Reserve) thì máy phát được dự phòng tốt nhất. Hệ thống máy phát sẽ bao gồm 2 Exciter và 2 khối công suất (Amplifier). Một bộ cộng công suất (Power Combiner) sẽ cộng công suất từ hai khối công suất, vốn lúc nào cũng được chạy bởi 1 trong 2 exciter và đưa lên anten. Cấu hình này cho phép máy phát hoạt động tiếp tục với phân nửa công suất ngay cả khi một exciter và một khối amplifier gặp sự cố. Cấu hình hệ thống máy phát dự phòng chủ động phù hợp với việc phát các kênh sóng yêu cầu độ an tòan, ổn định làn sóng cao như kênh HTV7, HTV9 và HTV2.

Với hệ thống đòi hỏi độ dự phòng tương đối thì hệ thống máy phát theo cấu hình Dual Driver là một lựa chọn hợp lý. Với cấu hình Dual Driver gồm 2 exciter gắn với 1 amplifier có chức năng tự chuyển mạch, hệ thống cho phép hoạt động bình thường khi 1 trong 2 exciter gặp sự cố. So sánh với điều kiện thực tế thì cấu hình Dual Driver sẽ là một giải pháp phù hợp cho kênh truyền hình kỹ thuật số DVB-T. Với công suất máy phát nhỏ, bộ amplifier của máy phát hình DVB-T không phải làm việc với điều kiện khắc nghiệt như analog, điều này cho phép ta chỉ dự phòng phần exciter cho máy phát mà thôi.

Hình 2.1: Mặt hiển thị hệ máy phát sóng.

Hình 2.2: Kết cấu hệ máy phát sóng.

Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM. Sau đây là đặc tính kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống máy phát sóng:

a. Máy phát.

Công suất của 2 máy phát VHF, UHF sẽ là 22 – 25KW, công suất máy DVB-T là 6.2 – 6.4KWrms. (bù trừ cho độ suy hao cáp khi cột anten là 250m). Tất cả các máy phát là máy phát có cấu trúc không nối dây trong kết cấu nội tại máy. Cấu trúc cơ khí của tất cả các máy phát phải là cấu trúc thật dễ dàng cho việc lắp ráp các module máy để tiện cho việc bảo trì và sửa chữa. Tất cả các máy phát đều là loại máy giải nhiệt nước. Đều có cơ chế dự phòng nóng – Active Reserve. Các máy phát Analog (VHF + UHF) đều là máy phát có kiểu khuếch đại hình tiếng riêng. Máy phát DVB-T phải là máy phát có các mode điều chế phân cấp và hỗ trợ phát DVB-H. Tất cả máy phát Analog phải dễ dàng chuyển sang phát sóng số trong

tương lai. Hệ thống giải nhiệt bằng nước cho tất cả các máy phát phải có hệ thống dự phòng và chuyển đổi bằng tay hoặc tự động.

Bộ chủ sóng.

Các bộ chủ sóng của tất cả máy phát là các chủ sóng có kết cấu modular (kết cấu module). Dễ dàng chuyển đổi sang các tần số khác trong giải tần đang hoạt động. Đối với các bộ chủ sóng của các máy analog được xử lý số hóa và dễ dàng chuyển đổi thành chủ sóng số trong tương lai. Tất cả chủ sóng của các máy Analog được sửa sai trước cho tần công suất (pre-correction), chủ sóng máy DVB-T có DAP.

Khối khuyếch đại công suất và nguồn.

Các ngăn công suất là 100% bán dẫn và có thể thay đổi cho nhau và thậm chí ngăn công suất hình cũng có thể thay thế cho công suất tiếng. Đối với máy phát VHF các sò công suất phải sử dụng kiểu MOSFET. Đối với máy UHF và DVB-T các sò công suất phải là kiểu LDMOS. Các ngăn công suất và nguồn có hệ thống tự bảo vệ riêng và thông báo các thông số về hệ thống giám sát và điều khiển trung tâm của máy. Tất cả các ngăn công suất và nguồn của tất cả máy phát đều có khả năng thay thế nóng khi có hư hỏng xảy ra. Tất cả các ngăn công suất hoạt động toàn band (toàn VHF band III cho 2 máy phát VHF và toàn băng UHF cho máy phát UHF và DVB-T). Tất cả các bộ nguồn của các máy phát được ổn áp, các bộ nguồn này được gắn chung trong các ngăn công suất hoặc có thể gắn rời, một ngăn nguồn cho một ngăn công suất hoặc tối đa là 2 ngăn công suất.

b. Hệ thống điều khiển và giám sát.

Tất cả máy phát có khả năng điều khiển và giám sát theo các chuẩn kết nối và nghi thức phổ biến hiện nay như: TCP/IP, RS232, Bitbus, Parallel, Netlink, Modem, SNMP. Hệ thống giám sát của tất cả các máy phát có khả năng chỉ thị và giám sát chi tiết đến từng module nhỏ của máy và đến từng con fet công suất.

Các thiết bị đầu vào:

Các thiết bị có khả năng hoạt động bền bỉ với độ ổn định cao. Tất cả các màn hình hiển thị là LCD. Tất cả các thiết bị trong hệ thống đầu vào là thiết bị

SDI. Việc giám sát tín hiệu Audio được thể hiện lên màn hình cùng với tín hiệu Video. Hệ thống giám sát được các tín hiệu khi bắt đầu mới vào Đài Phát và các tín hiệu sau các máy phát một cách rõ ràng và khoa học. Hệ thống đầu vào thiết kế bao gồm cả đường nguồn tín hiệu chính và dự phòng.

Các thiết bị và phụ kiện liên quan:

Hệ thống máy lạnh, tủ điện, hệ thống chiếu sáng được thiết kế khoa học và hợp lý. Các thiết bị khác: 01 bộ Combiner (UHF + DVB-T), một số RF adapter 3-1/8” ra 6-1/8”, 01 máy phân tích phổ. 01 ampli + 01 nguồn dự phòng cho mỗi máy phát. 02 tải giả UHF 25KW cho máy UHF Analog và DVB-T. Một số máy tính destop để giám sát và điều khiển máy phát từ xa. Tuyến cáp quang và thiết bị thu – phát tín hiệu quang tương ứng từ phòng tổng khống chế đến phòng máy phát. Và tòan bộ thiết bị, vật tư, linh kiện … để đưa tín hiệu từ phòng tổng khống chế của đài đến phòng máy phát và đưa vào hệ thống ống dẫn sóng của Anten mới 250m của đài.

c. Tháp Anten 250m:

Tháp Anten bao gồm cột tháp và các anten phát sóng được gắn trên đỉnh, có nhiệm vụ truyền tín hiệu sóng truyền hình đi xa, ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ như hệ thống ống dẫn sóng, chống sét, đèn báo không, thang máy... hổ trợ cho công tác bảo trì sửa chữa và đảm bảo cho tháp anten hoạt động an toàn.

 MMDS - 1KW

 VHF CH7 - 20KW and CH9 - 20KW.

 UHF 40KW

Hình 2.3: Tháp Anten 250m.

2. 2. TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY PHÁT SÓNG TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP HỒ CHÍ MINH.

Ở nước ta khi chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thay thế dần nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp; trong điều kiện đất đai, tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân, đặc biệt là tài sản thuộc doanh nghiệp Nhà nước còn rất lớn, hàng năm ngân sách Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm mới trang thiết bị nhiều ngàn tỷ đồng. Đài truyền hình Tp HCM cũng không nằm ngoài cơ chế này, các thiết bị phục vụ sản xuất các chương trình truyền hình và phát sóng đều là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Do đó, việc khai thác và sử dụng những trang thiết bị này đều theo cơ chế công văn giấy tờ (xin cho), nghĩa là đơn vị nào có nhu cầu sử dụng thiết bị chỉ cần có công văn yêu cầu khi nào thực hiện xong chương trình thì gởi trả lại cho đơn vị quản lý bảo quản. Chính điều này dẫn đến một số bất cập: khai thác thiết bị một cách lãng phí, tùy tiện, không sử

Một phần của tài liệu Thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để thuê. Nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)