Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải)

141 1.4K 15
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  BÙI TRƢỜNG GIANG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát một số trƣờng Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - BÙI TRƢỜNG GIANG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát một số trƣờng Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG CHÍ BẢO HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9 1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải 9 1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực 9 1.1.2. Quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực 14 1.1.3. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 19 1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 25 1.2.1. Tác động của trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải 25 1.2.2. Tác động của cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải 28 1.2.3. Tác động của chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý và nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải 35 1.3. Vai trò và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 39 1.3.1. Vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 39 1.3.2. Những yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 48 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 55 2.1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 55 2.1.1. Thực trạng đội ngũ những người làm công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 55 2.1.2. Thực trạng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 65 2.1.3. Thực trạng nhận thức, học tập, nghiên cứu của sinh viên trong ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 72 2.1.4. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và điều kiện vật chất phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 82 2.2. Những vấn đề đặt ra trong đào tạo nguồn nhân lực của các trường thuộc ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 87 2.2.1. Sự bất cập giữa yêu cầu của công cuộc đổi mới với năng lực còn hạn chế của đội ngũ làm công tác đào tạo 87 2.2.2. Sự bất cập giữa yêu cầu cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với hạn chế về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành 90 2.2.3. Sự bất cập giữa yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đào tạo được nhiều nhân lực có trình độ cao với môi trường đào tạo còn nhiều hạn chế 92 2.2.4. Sự bất cập giữa tính năng động của kinh tế thị trường với sức ỳ của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 93 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 97 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 97 3.1.1. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo trong các trường ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 97 3.1.2. Đa dạng hóa chương trình, hình thức đào tạo trong các trường thuộc ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 105 3.1.3. Phát huy tính tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên trong đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 108 3.1.4. Đổi mới công tác tổ chức, công tác quản lý trong đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 114 3.1.5. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường cơ sở vật chất và xây dựng các cơ sở đào tạo từ các nguồn đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 119 3.2. Kiến nghị 122 3.2.1. Bộ Giao thông vậ n tả i cần sớm bổ sung và hoàn thiện quy hoạch về phát triển giáo dục-đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 122 3.2.2. Ngành Giao thông vậ n tả i cần chủ động , tích cực thực hiện các chủ trương chính sách liên quan đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 122 3.2.3. Đối với các Bộ, Ngành có liên quan đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 123 3.2.4. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực 124 3.2.5. Nâng cao nhận thức các cấp lãnh đạo trong ngành Giao thông vận tải 124 KẾT LUẬN 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 PHỤ LỤC 133 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Đây là thời cơ, thuận lợi để các quốc gia hợp tác trao đổi về khoa học và công nghệ, về kinh nghiệm quản lý, về thị trường hàng hoá và lao động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản… dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC… Đó là thời cơ lớn nhưng cũng đan xen cả những thách thức lớn đối với sự phát triển của Việt Nam. Để đón kịp thời cơ, khai thác có hiệu quả những thuận lợi và chủ động vượt qua những thách thức chúng ta phải phát huy năng lực tư duy, trí tuệ và sáng tạo của con người Việt Nam, thực hiện những đột phá về thể chế kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như Đại hội XI của Đảng đã xác định. Đây là vấn đề cơ bản và quyết định sự phát triển bền vững của nước ta. Nguồn nhân lực nước ta trong một thời gian dài do bị tác động của chiến tranh, của thời kỳ bao cấp kéo dài cùng với điều kiện kinh tế - xã hội còn lạc hậu nên đã có những hạn chế nhất định. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển năng lực tư duy, trí tuệ và sáng tạo của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo dục - Đào tạo có một vị trí quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục trong hệ thống các nhà trường là con đường ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho người học một cách cơ bản, có hệ thống và hiệu quả nhất. 2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đưa đất nước từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Đó là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến khoa học, công nghệ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại. Để thực hiện chủ trương trên, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng đề ra “phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [17, tr.85]. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà còn là quá trình biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm đưa xã hội phát triển lên một trình độ mới về chất, do đó, phát triển con người, đào tạo nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách, then chốt, phải đi trước một bước, góp phần tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội. Từ nhận thức đó, Đảng ta đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17, tr.21]. Ngành giao thông vận tải hiện nay là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước, quản lý các lĩnh vực như: cầu đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không, đăng kiểm trên cả nước, do đó phải có một đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ. Đáp ứng yêu cầu đó, trong những năm qua các trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải đã đào tạo ra một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên giỏi, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 hay không điều đó còn tùy thuộc vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, việc 3 nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cấp thiết, căn bản và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về nâng cao năng lực nhận thức, tư duy của con người trong phát triển kinh tế, xã hội, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Nổi bật có các công trình nghiên cứu như: - “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PTS. Mai Quốc Chánh (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” do TS. Đỗ Minh Cương - PGS. TS Nguyễn Thị Loan chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách làm rõ quan điểm, định hướng chiến lược và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển năng lực giáo dục bậc cao ở nước ta trong thời kỳ mới. - “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của TS. Bùi Thị Ngọc Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Cuốn sách tập trung làm rõ quan niệm về trí tuệ và nguồn lực trí tuệ; vai trò, đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt Nam 4 - bộ phận tinh hoa trong nguồn nhân lực Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - “Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài” do PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ và TS Nguyễn Đắc Hưng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về lịch sử giáo dục Việt Nam, những cơ hội, thách thức và nhiệm vụ đặt ra đối với giáo dục Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Từ đó, các tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng và nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của PGS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Cuốn sách giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực ở một số nước trên thế giới dưới tác động của giáo dục - đào tạo, đồng thời nêu bật vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. - Bên cạnh đó, còn có các bài viết, các chuyên đề nghiên cứu được đăng trên các báo, tạp chí đề cập nhiều đến vấn đề nguồn lực con người như: “Nguồn lực con người trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000” của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 4, 1990; “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người” của GS,TS. Hoàng Chí Bảo đăng trên tạp chí Triết học, số 1,1993; “Con người mới xã hội chủ nghĩa - lý luận và phương pháp luận nghiên cứu” của GS,TS. Hoàng Chí Bảo đăng trên tạp chí Triết học, số 2,1998; “Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS Phạm Minh Hạc, Tạp chí Lao động và xã hội, số 3, 2001 5 - Đặc biệt là chương trình khoa học cấp Nhà nước KHXH-05 “Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI” (11/2003). Có những công trình đáng chú ý như: “Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI” của TSKH Lương Việt Hải; “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đầu thế kỷ XXI” của TS Nguyễn Hữu Dũng; “Một số những thay đổi của quản lý nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong cơ chế thị trường” của TS Vũ Hoàng Ngân. Nhìn chung, các công trình đều khẳng định yêu cầu phát triển đào tạo nguồn nhân lực và ý nghĩa của việc nhận thức đúng đắn các chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Song, do yêu cầu của thời đại và của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phân tích thực trạng và luận chứng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay vẫn là một việc làm cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Hầu hết các công trình nghiên cứu này đã tập trung nghiên cứu các phương diện khác nhau của sự phát triển đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam và đề xuất những giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực, từ giáo dục - đào tạo đến giải quyết việc làm, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu “Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay”. Chọn vấn đề này làm đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. [...]... vận tải ở Việt Nam hiện nay Phân tích, làm rõ đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay nó có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định, đề xuất yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng đào 19 tạo nguồn nhân lực trong các trường này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới Hiện nay đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam. .. điểm, những nhân tố tác động và vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay + Phân tích thực trạng của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải hiện nay + Đề xuất một số giải pháp cơ bản và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải trong... cầu đào tạo nguồn nhân lực mà đối tượng đào tạo là lứa tuổi thanh niên Phải thông qua đào tạo kết hợp với tự đào tạo để họ trở thành nguồn nhân lực bậc cao của ngành Giao thông vận tải 1.2 Những nhân tố tác động đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 1.2.1 Tác động của trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành. .. một số trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay * Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học tập về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. .. Trên cơ sở làm rõ thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trong ngành Giao thông vận tải ở nước ta hiện nay, luận văn đề xuất những những giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay * Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ khái niệm: nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó... thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bao gồm chủ thể đào tạo, đối tượng đào tạo, môi trường đào tạo và các hoạt động tổ chức, quản lý đào tạo ở một số trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay * Phạm vi nghiên cứu: Luận... cơ bản của đào tạo nguồn nhân lực: - Quy định phương hướng, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải - Quyết định đến việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải - Chi phối đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải - Quyết định đến lòng say mê, yêu ngành, yêu nghề... nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học Quan điểm của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo nguồn nhân lực của ngành là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường thuộc ngành Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, chất lượng đào tạo là động lực phát triển; tăng cường mở rộng các loại hình đào tạo, liên doanh liên kết với các trường, ... Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề con người, nhân tố con người Vận dụng các quan điểm đó vào việc đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay * Cơ sở thực tiễn: Luận văn bám sát thực tiễn đổi mới trong 25 năm qua, đặc biệt là thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực ở một số trường đại học, cao đẳng thuộc ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay * Phương pháp... lao động ngành Giao thông vận tải 30 Việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở quán triệt mục tiêu, chủ trương, cần vận dụng cụ thể vào ngành Giao thông vận tải, để xác định mục tiêu, định hướng, cũng như nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp với từng cấp học: trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học của ngành Giao thông vận tải Theo . vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở một số trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong. trong đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 48 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN. nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay 97 3.1.1. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo trong các trường ngành

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực

  • 1.1.2. Quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực

  • 3.2. Kiến nghị

  • KẾT KUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan