Đa dạng hóa chương trình, hình thức đào tạo trong các trường

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 110)

thuộc ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay

Do nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho ngành Giao thông vận tải đến năm 2020 là rất lớn: Giai đoạn 2011-2020 do nhu cầu bổ sung cán bộ và yêu cầu đào tạo năng lực kiến thức, chuyên môn cho lao động là rất lớn khoảng 650.000 lượt/năm, trong khi đó khả năng đáp ứng của các trường trong ngành giao thông vận tải và các ngành khác có đào tạo có liên quan đến giao thông vận tải ước tính 281.000 người/năm, với số lượng này thì chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của ngành giao thông vận tải, vì vậy cần phải đa dạng hóa chương trình và phương thức đào tạo.

Mục tiêu đào tạo trước hết là phải gắn chặt với nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nội dung đào tạo phải đổi mới để đảm bảo kiến thức cơ bản vững phù hợp với nghề nghiệp tương ứng, việc dạy và học phải có trọng tâm, không dàn trải. Trên cơ sở các chương trình khung chuẩn do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành cho Đại học, Cao đẳng và chương trình khung chuẩn do Tổng Cục dạy

nghề ban hành cho dạy nghề dài hạn và ngắn hạn, từ đó các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu bổ sung, tăng cường kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành Giao thông vận tải sát với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trong nội dung giảng dạy cần hướng cho học sinh, sinh viên làm quen và tìm lời giải cho các tình huống thực tế. Cập nhật những kiến thức hiện đại, làm tiền đề cho việc phát huy năng lực trong thực tế công tác.

Đa dạng hóa chương trình đạo tạo nghề, phát triển cả đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn tùy theo nhu cầu của ngành Giao thông vận tải và của xã hội. Đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt đối với các nghề do hệ thống trường dạy nghề của Bộ đang đảm nhận cần phải thu phí đào tạo từ người đi học hoặc từ tổ chức cử đi đào tạo. Các Tổng công ty và các Doanh nghiệp lớn phải có trường tự đào tạo công nhân cho mình và chịu trang trải một phần chi phí đào tạo. Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ bản cho những lĩnh vực đào tạo nghề quan trọng và những nơi khó khăn, hỗ trợ một phần kinh phí chi thường xuyên cho đào tạo nghề, kể cả các trường do Tổng công ty quản lý.

Xây dựng chương trình chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức Nhà nước. Xây dựng chương trình chuyển tiếp đa giai đoạn, chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên cho người lao động.

Cùng với đa dạng hóa chương trình đào tạo cho phù hợp với các lĩnh vực hoạt động của ngành Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ cần phải đa dạng hóa phương thức đào tạo. Đa dạng hóa phương thức thức đào tạo bao gồm cả việc đào tạo tập trung theo trường lớp, đào tạo tại chức, đào tạo tại chỗ ngay trong quá trình sản xuất.

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế hiện nay, để đảm bảo cho quá trình hội nhập với khu vực và thế giới cần phải đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhất là trong lĩnh vực đào tạo nhân lực.

Thu hút, tận dụng mọi khả năng, cơ hội từ phía nước ngoài để giúp đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, chuyên gia của ngành nhằm cập nhật kiến thức mới và nâng dần trình độ ngang tầm với tri thức của thế giới. Hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ trang thiết bị với công nghệ tiên tiến phục vụ việc học tập, xây dựng một số phòng học, thực hành hiện đại cho ngành. Mặt khác việc mở rộng quan hệ quốc tế còn tạo khả năng trao đổi đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học cũng như sinh viên, học sinh học nghề với các nước có trình độ khoa học mới hoặc các lĩnh vực mà trong nước chưa có kinh nghiệm.

Thông qua việc đưa lao động đi làm việc, học nghề tại nước ngoài, cần phải giúp cho họ tiếp cận được những tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như khoa học quản lý sản xuất mới ở các nước có nền kinh tế phát triển để họ không những nâng cao được tay nghề mà còn có cơ hội mở rộng tầm nhìn, hiểu biết của mình.

Đa dạng hóa chương trình, hình thức đào tạo trên cơ sở chuẩn hóa chất lượng và nâng cao hiệu quả để tạo thuận lợi cho mọi cá nhân có cơ hội tiếp nhận giáo dục - đào tạo ở địa điểm và thời gian thích hợp; đáp ứng nhu cầu thay đổi của người học chính là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

Cùng với việc đa dạng hóa chương trình và hình thức đào tạo, cần phải đổi mới căn bản phương pháp, nội dung đào tạo theo hướng hội nhập với hệ thống đào tạo quốc tế mà trước hết là đối với bậc đại học và cao đẳng.

Phương pháp đào tạo Đại học của Việt Nam hướng tới cá thể hóa phương pháp dạy và học, phương pháp “giải quyết vấn đề” nhằm khai thác tối đa tiềm năng của người học và hình thành ở người học khả năng thích nghi tốt nhất, nhanh nhất, tinh thần phê phán khách quan, khoa học, tư duy sáng tạo và có phương pháp tự học suốt đời. Ngày nay, nói đến hiện đại hóa giáo dục không thể không nói đến tin học hóa, sử dụng Internet. Đáng tiếc là vẫn

có cơ sở đào tạo xây dựng chương trình dạy nghề theo cấu trúc chương trình của các trường đại học truyền thống, điều đó làm cho tỷ lệ khá lớn sinh viên học chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó cần sớm thiết kế lại mục tiêu và chương trình đào tạo cho phù hợp với tính chất của loại hình đào tạo. Đòi hỏi bức xúc nhất đối với giáo dục đại học nước ta là làm sao để đảm bảo chất lượng đào tạo trong điều kiện quy mô đào tạo ngày càng tăng, mức đầu tư kinh phí còn hạn chế. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Giao thông vận tải cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, tăng quyền tự chủ cho các trường đại học…

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 110)