Phát huy tính tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên trong

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 113)

đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay

Phát huy tính tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên là một giải pháp đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay. Dù nhà trường, đội ngũ thầy giáo có thực hiện tốt việc giảng dạy như thế nào chăng nữa; dù nội dung, chương trình có được đổi mới hoàn thiện tốt thế nào chăng nữa, nhưng chất lượng nguồn nhân lực sẽ không thể cao nếu các sinh viên, những người sẽ trở thành nhân lực lao động sau này, lại không biết cách tự học và không có phương pháp học tập tốt.

Công tác đào tạo ở các trường của ngành Giao thông vận tải là đào tạo nguồn nhân lực bậc cao (cao đẳng, đại học, sau đại học), thì vấn đề tự học của sinh viên càng đặt ra một cách bức thiết và với yêu cầu cao.

Tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là con đường cơ bản tạo ra tri thức bền vững cho mỗi sinh viên trong quá trình học hỏi, là công việc thường xuyên của cả cuộc đời. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức của con người. Kiến thức tự học là kết quả của sự hứng thú, niềm say mê tìm tòi, của định hướng ứng dụng, định hướng hoạt động thực

tiễn trong người học - sinh viên. Kiến thức tự học bao giờ cũng thiết thực và sáng tạo; tự học vừa là một vấn đề then chốt của đào tạo, đồng thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa văn hoá, khoa học, xã hội lớn. Cần phải làm cho tự học tự đào tạo thành một nhu cầu văn hoá của sinh viên.

Tự học là công việc của mỗi sinh viên dưới tác động của người dạy, đội ngũ giảng viên, của nhà trường và của toàn bộ môi trường giáo dục đào tạo; phản ánh sâu sắc năng lực tư duy, sự say mê, tinh thần ham học, tính tích cực, sáng tạo của sinh viên. Muốn vậy thì người thầy phải nêu gương cho họ.

Tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo của sinh viên trong các trường của ngành Giao thông vận tải về các mặt để nhanh chóng đảm nhận được khối lượng công việc ngày một tăng là vấn đề cấp bách. Quá trình tự học của sinh viên trước hết là trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc mở rộng mối quan hệ với bên ngoài và tiếp thu bài giảng. Từ đó, sinh viên trong các trường của ngành Giao thông vận tải có phương pháp tư duy sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng học tập.

Để phát huy tính tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải, cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho các đối tượng, trực tiếp là sinh viên về tầm quan trọng và yêu cầu của vấn đề tự học.

Trước hết, sinh viên các trường của ngành Giao thông vận tải cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, trọng trách của mình đối với sự phát triển của ngành Giao thông vận tải nước nhà trong thời kỳ mới. Sinh viên các trường của ngành Giao thông vận tải là lực lượng kế tục và phát huy nguồn lực trí tuệ của ngành Giao thông vận tải. Họ là lớp người đang trong quá trình hoàn thiện, quá trình khẳng định nhân cách và tài năng. Sống trong môi trường thông tin đa chiều và hội nhập quốc tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên có sự chuyển biến cơ bản. Phần lớn sinh viên ở các trường của ngành Giao thông vận tải có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, có ý thức trách

nhiệm với quê hương, đất nước, có hoài bão, ý chí vươn lên. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự biến động mạnh mẽ của tình hình kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, đã dẫn đến sự biến động nhiều mặt trong đời sống sinh viên, trong đó có tác động đến việc học tập của họ.

Trong điều kiện đó, việc nhận thức đúng đắn vấn đề học tập và tự học đối với từng sinh viên ở các trường của ngành Giao thông vận tải càng trở nên quan trọng. Sinh viên cần phải nhận thức đúng đắn, tự học là vấn đề không thể thay thế, là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của họ, tạo nền tảng chức chắc không chỉ về chuyên môn mà còn cả về năng lực thực tiễn, ý chí phấn đấu, khả năng thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội và công tác trong tương lai của chính họ; trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể xem nhẹ việc tự học. Những sinh viên nào có tác phong tự học tốt, có ý chí quyết tâm cao trong tự học, có phương pháp tự học tốt thì khi tốt nghiệp ra trường họ sẽ nhanh chóng hoà nhập với môi trường công tác và đạt hiệu quả công việc cao, ngày càng tiến bộ.

Nhận thức đúng đắn vấn đề tự học bao giờ cũng phải thể hiện cụ thể bằng hành động thực tiễn, bằng kết quả học tập ở trường của mình. Sinh viên các trường của ngành Giao thông vận tải cần phải biết khắc phục khó khăn để phấn đấu trong học tập. Những khó khăn đó không chỉ đơn thuần là những khó khăn về kinh tế, về điều kiện vật chất, mà nhiều khi do chính từ “bệnh lười” gây nên, do sử dụng phung phí thời gian vào các cuộc vui chơi vô bổ, sự cản trở của những người bạn không tốt… Mọi sự đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, biện lý do “bận không có thời gian học tập” đều là những biểu hiện không đúng trong sinh viên các trường của ngành Giao thông vận tải, cần phải kiên quyết khắc phục loại trừ.

Có khắc phục được những vấn đề tiêu cực, gây trở ngại trên, thì sinh viên các trường của ngành Giao thông vận tải mới có thể có động cơ học tập

và tự học đúng, việc tự học của họ mới trở nên có ý nghĩa trong quyết định chất lượng học tập của chính họ.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy tính tích cực trong tự học.

Cần nhận thức rằng, phát huy tính tích cực trong tự học không phải là công việc riêng của bản thân sinh viên, không chỉ đòi hỏi sự quan tâm và yêu cầu rất cao về vấn đề tự học đối với sinh viên của các trường của ngành Giao thông vận tải, mà còn có vai trò quan trọng của đội ngũ các giảng viên. Thực tế ở một số trường của ngành Giao thông vận tải hiện nay, giảng viên vẫn còn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, tức là thầy nói, trò nghe, ghi chép,... Như vậy, nếu chỉ dựa vào những gì giáo viên dạy thì người học chỉ có thể chỉ thu được những mảng kiến thức rời rạc và thiếu hoàn thiện, chưa kích thích khả năng tư duy và tính tích cực trong tự học của sinh viên.

Việc học tập là kết quả của sự cố gắng và tích cực của sinh viên trong quá trình tự thiết kế và kiến tạo kiến thức từ những gì giảng viên dạy, điều đó đem lại kết quả cao hơn rất nhiều. Nhưng muốn làm được như vậy, đòi hỏi người giảng viên cũng phải thay đổi phương pháp giảng dạy của mình, để làm sao cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Người giảng viên cần tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi các ý tưởng của mình với thầy cô giáo, với các bạn sinh viên khác; cần tạo điều kiện và cho phép sinh viên tranh luận và bảo vệ những ý tưởng của mình.

Như thế, lớp học có thể vượt ra khỏi sự kiểm soát của giảng viên, nhưng đó không phải là vấn đề kỷ luật học tập, mà đó là yếu tố tích cực. Người giảng viên cần hỗ trợ sinh viên giải quyết các ý kiến tranh luận diễn ra trong lớp học một cách linh hoạt; cần kích thích họ học tập. Sinh viên cần phải độc lập trong những ý tưởng riêng của mình, đưa ra nhiều câu hỏi cho giảng viên và các bạn học, đó là yếu tố tích cực trong học tập. Sinh viên sẽ cảm thấy tự hào và thích thú, hưng phấn khi trao đổi, tranh luận với nhau và trao đổi với giảng viên trong quá trình học tập. Thực hiện dân chủ trong giáo

dục, đây không phải là vấn đề áp đặt cho sinh viên mà mang tính chất gợi mở hướng dẫn sinh viên. Môi trường học tập mang yếu tố tích cực trên, cần mở rộng và phát huy trong tất cả các trường của ngành Giao thông vận tải. Giảng viên của các trường của ngành Giao thông vận tải cần tạo một bầu không khí vui vẻ, dân chủ trong lớp học. Không khí vui vẻ, hài hước, dân chủ sẽ giúp giảng viên và sinh viên làm việc có hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập.

Việc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy tính tích cực trong quá trình tự học không chỉ thuần tuý là tạo môi trường thuận lợi trên lớp học, dù đó là vấn đề rất quan trọng đối với việc tự học của sinh viên, mà còn cần phải tạo môi trường thuận lợi hơn, phong phú hơn và rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên, tức là môi trường của từng trường và môi trường của cả ngành Giao thông vận tải, gắn với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.

Theo đó, từng trường của ngành Giao thông vận tải cần chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng, rèn luyện phương pháp và duy trì môi trường giáo dục lành mạnh, thực sự có văn hoá, dân chủ và đoàn kết, một môi trường mà ở đó có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập, cho tính tích cực tự học của sinh viên được phát huy cao nhất.

Ba là, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên.

Phương pháp tự học là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng tự học của sinh viên. Để kích thích tính tích cực tự học của sinh viên, các trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải còn cần phải quan tâm đến việc thay đổi phương pháp học tập, phương pháp tự học cho sinh viên, thay đổi môi trường học tập cho sinh viên để từ đó sinh viên mới có một kết quả học tập tốt, tính tích cực tự học được phát huy. Đây là một biện pháp rất quan trọng, trực tiếp phát huy tính tích cực trong tự học của sinh viên.

Các trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải trước hết phải chú trọng đến phương pháp tự học, vì ngày nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là cực kỳ nhanh chóng, nên học tập là một quá trình - học tập suốt đời, học tập thường xuyên mới đáp ứng được sự tiến bộ này. Tự học của sinh

viên là sinh viên tự suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp, phẩm chất, động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành của mình. Trong quá trình dạy học trong các trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải ở nước ta hiện nay, tự học của người học đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Để học được suốt đời thì sinh viên phải có khả năng tự học, khả năng này cần được rèn luyện ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy quá trình tự học phải bao hàm dạy sinh viên biết tự học.

Muốn phát huy được tính chủ động sáng tạo của sinh viên, các trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải, đặc biệt là đội ngũ giảng viên cần phải rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên, đây không những là một phương tiện để nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu quan trọng của dạy học, của đào tạo nguồn nhân lực, nhằm trang bị kiến thức, nền tảng, kỹ năng cơ bản và dạy cách học cho sinh viên, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê để học tập suốt đời và cống hiến tốt hơn cho xã hội.

Trong các phương pháp học thì phương pháp tự học là phương pháp có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Trong đó, kỹ năng tự học bao gồm kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung và trình tự công việc cần làm; kỹ năng phân phối, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý; biết cách đọc sách và nghiên cứu tài liệu, biết cách ghi chép, hệ thống hoá, khái quát hoá các phương tiện có thể tự học có hiệu quả. Những kỹ năng tự học này cần phải rèn luyện liên tục trong quá trình học tập của sinh viên, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải nước ta hiện nay.

Bốn là, tăng cường trao đổi học tập lẫn nhau trong sinh viên.

Bên cạnh tự học, các trường của ngành Giao thông vận tải cần phải chú ý đến “cùng học” theo nhóm, theo lớp, từ đó rèn luyện khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và khả năng quản lý cho sinh viên. Tự học là quan trọng, nhưng nếu ta tuyệt đối hoá tự học lại là điều không đúng, vì điều đó có thể

làm thiếu đi tính đúng đắn, tập thể của người học, sinh viên chỉ biết vận dụng trí tuệ cá nhân là chính, có thể không biết học hỏi tập thể. “Học thầy không tầy học bạn”. Vì thế, các trường của ngành Giao thông vận tải cần chỉ dẫn và tạo điều kiện, phương tiện tốt cho sinh viên liên tục tự học thông qua sự khám phá, tư duy cảm xúc, thử nghiệm các ý tưởng, làm các thực nghiệm, đồng thời thông qua việc thảo luận, tranh luận các quan điểm, kiến thức trong các nhóm, tổ, lớp học. Sinh viên cần phải dạy học lẫn nhau. Quá trình học tập cộng tác chung đó tạo ra những kết quả học tập tích cực cho tất cả sinh viên cả về kiến thức và phương pháp học tập; phát huy tính năng động cá nhân và tạo tâm lý tập thể lành mạnh; từng sinh viên sẽ tích cực tham gia học nhóm, tập thể, tiếp nhận và sơ đồ hoá kiến thức, nâng cao năng lực làm chủ kiến thức của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trao đổi học tập lẫn nhau giữa các sinh viên phải là một hướng, một biện pháp quan trọng mà các trường của ngành Giao thông vận tải cần quan tâm tổ chức thực hiện chu đáo, có hiệu quả, tránh mọi biểu hiện gò ép, hình thức. Các nhóm, các tập thể sinh viên sẽ phát huy tác dụng tích cực nếu được tổ chức tốt, trên cơ sở sự đồng thuận về tư tưởng, tâm lý, tạo ra một tâm lý tập thể sinh viên lành mạnh. Cần xây dựng các tập thể lớp học, các nhóm sinh viên tư học tốt, có hiệu quả, mang tính điển hình trong từng khoá, từng chuyên ngành đào tạo, từng trường của ngành Giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 113)