Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường cơ sở vật

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 124)

chất và xây dựng các cơ sở đào tạo từ các nguồn đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay

Đây là một giải pháp rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học, cao đẳng của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay, cần phải được các cấp, các ngành, các nhà trường nhận thức đúng đắn và thực hiện một cách nghiêm túc.

Hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đào tạo trong ngành Giao thông vận tải nói riêng phải được thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy, bằng quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ, về tự nguyện và bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức trong việc tiếp nhận và đóng góp cho giáo dục đào tao.

Soạn thảo và ban hành các văn bản về phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo cho các cơ sở đào tạo trong ngành; Hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành, xây dựng các quy chế hoạt động theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Soạn thảo và ban hành các quy định đối với việc thực hiện các chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường; Hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh- sinh viên; Kiểm định chất lượng đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề trực thuộc bộ; Kiểm tra, đánh giá về tài chính hàng năm đối với các cơ sở đào tạo.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ cơ quan Bộ, các cấp uỷ Đảng của các cơ quan đơn vị trong ngành, đặc biệt là các cơ sở đào tạo của ngành, thực hiện phối hợp các tổ chức chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội nữ công nhân viên chức… hưởng ứng tích cực đối với giáo dục và đào tạo, tập hợp các lực lượng cùng tham gia xây dựng nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nề nếp kỷ cương dạy - học đến các mối quan hệ bên trong nhà trường và quan hệ nhà trường với xã hội, hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội cho học sinh, sinh viên.

Hướng dẫn các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ thực hiện quy định nghĩa vụ lao động công ích xây dựng trường sở. Củng cố và phát triển diễn đàn Đại hội giáo dục các cấp để thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và của ngành Giao thông vận tải nói riêng.

Tăng cường sự tham gia của đại diện các đoàn thể, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn vào hoạt động trong Hội đồng giáo dục của nhà trường. Tổ chức Hội cựu học sinh, sinh viên các trường để tập hợp lực lượng hỗ trợ nhà trường về tinh thần và vật chất.

Soạn thảo và ban hành tiêu chuẩn khen thưởng thích hợp để áp dụng trong nội bộ ngành để khuyến khích, động viên các địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, gia đình và cá nhân có thành tích nổi bật trong việc tham gia đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục của ngành Giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa tính tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm về chất lượng nguồn nhân lực của các trường; xây dựng mối liên kết giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo thực tế của xã hội, của ngành giao thông vận tải. Cần mạnh dạn thực hiện chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ, có sự liên thông giữa các trường trong ngành với các ngành khác, trong nước và quốc tế với khối lượng kiến thức phù hợp, tập trung đầu tư cho trường Đại học Giao thông vận tải và Đại học Công nghệ Giao thông vận tải để làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ hệ thống các trường của ngành Giao thông vận tải cả nước.

Các chủ thể, mà trực tiếp là các trường của ngành Giao thông vận tải cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực, nhận thức đúng trách nhiệm của mình đối với công việc quan trọng này, có quyết tâm thực hiện các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải. Các giải pháp phải trực tiếp hướng vào tập trung giải quyết những bất cập như đã trình bày ở trên.

Các giải pháp trên là các giải pháp cơ bản, hợp thành một thể thống nhất và toàn diện, quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời; thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần thực hiện tốt các giải pháp khác và ngược lại; trong quá trình tổ chức thực hiện đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực không được coi nhẹ một giải pháp nào.

Thực hiện tốt các giải pháp trên, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải trong tình hình mới mới tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu: có năng lực chuyên môn cao; có tư duy độc lập và sáng tạo; có văn hoá, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ đáp ứng yêu cầu; và có khả năng thích ứng với môi trường công việc, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)