Nâng cao nhận thức các cấp lãnh đạo trong ngành Giao thông

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 129)

vận tải

Điều quan trọng để tổ chức thực hiện tốt đào tạo nguồn nhân lực thành công là cần tạo ra sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của các cấp lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể về vai trò của đào tạo nguồn nhân lực, cần xoá bỏ mọi định kiến về chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên các cấp trong ngành Giao thông vận tải về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực. Cần tăng cường hơn nữa về nhận thức, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền ngành, giúp họ nhận thức đúng đắn về đào tạo nguồn nhân lực, xem đây là một nhiệm vụ kinh tế xã hội của ngành.

nhằm xây dựng nội dung chương trình đào tạo chuẩn phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, tạo ra sức hút lớn đối với đào tạo ở từng chuyên ngành. Thiết lập các trang Website cho trường, cho từng chuyên ngành đào tạo để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người học, cho nhà nghiên cứu, các tổ chức kinh tế xã hội có nhiều cơ hội hơn để tăng cường hợp tác, đầu tư cho giáo dục đào tạo.

Kết luận chƣơng 3

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay cần tuân theo những phương hướng chính sau: nâng cao nhận thức và phối hợp hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải; đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo thống nhất giữa tính khoa học, tính hiện đại và tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải thực hiện tốt các giải pháp cơ bản: phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo; hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và kết hợp các hình thức đào tạo; phát huy tính tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên; đổi mới công tác tổ chức, công tác quản lý trong đào tạo ở các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.

Các giải pháp là một thể thống nhất và toàn diện, quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời; thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần quan trọng thực hiện tốt các giải pháp khác và ngược lại. Các trường của ngành Giao thông vận tải nước ta cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực và trách nhiệm của mình đối với công việc đào tạo nguồn nhân lực, có quyết tâm cao thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của ngành Giao thông vận tải.

KẾT KUẬN

Ngành Giao thông vận tải là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước, cần phải có một đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cơ bản cấp thiết và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và của ngành Giao thông vận tải. Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đồng xã hội; là tổng thể số lượng dân, chất lượng con người và cơ cấu số dân với tất cả sức mạnh và khả năng của nó có thể huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, tình cảm… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải trong tình hình mới phải tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu: có năng lực chuyên môn cao; có tư duy độc lập và sáng tạo; có văn hoá, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ đáp ứng yêu cầu; và có khả năng thích ứng với môi trường công việc. Các yêu cầu quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên sự hoàn thiện cả về đức và tài, phẩm chất và năng lực cho nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải đáp ứng với mọi đòi hỏi của tình hình mới.

Thực trạng của quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay có những ưu điểm và hạn chế

chính là: Đội ngũ giảng viên đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chưa đồng đều và chưa cao; kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, kỹ năng thực hành sư phạm còn nhiều hạn chế; tính tổ chức, kỷ luật và tính kế hoạch của một bộ phận giảng viên chưa cao, đặc biệt là số giảng viên trẻ; một bộ phận giảng viên có biểu hiện thỏa mãn, chủ quan, dừng lại, thiếu ý chí vươn lên. Nhìn chung, sinh viên có nhận thức xã hội, quan điểm sống và học tập tốt, nhưng vẫn còn nhiều biểu hiện lệch lạc. Tổ chức bộ máy quản lý và các điều kiện vật chất phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực đã có tiến bộ, song cũng còn khá nhiều hạn chế và bất cập.

Trong tình hình mới, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở nước ta, phải nắm chắc những vấn đề bất cập đặt ra cần giải quyết. Đó là các vấn đề: sự bất cập giữa yêu cầu của công cuộc đổi mới với năng lực còn hạn chế của đội ngũ làm công tác đào tạo; sự bất cập giữa yêu cầu cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với hạn chế về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực; sự bất cập giữa yêu cầu nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo được nhiều nhân lực có trình độ cao với môi trường đào tạo còn nhiều hạn chế; sự bất cập giữa tính năng động của kinh tế thị trường với sức ỳ của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải hiện nay.

Nâng cao nhận thức và phối hợp hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong đào tạo nguồn nhân lực ở các trường của ngành Giao thông vận tải; đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đào tạo nguồn nhân lực phải đảm bảo thống nhất giữa tính khoa học, tính hiện đại và tính định hướng xã hội chủ nghĩa là những phương hướng cơ bản để đẩy mạnh quá trình đào tạo nguồn nhân lực giao thông vận tải trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải thực hiện tốt các giải pháp cơ bản: phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo; hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và kết hợp các hình thức đào tạo; phát huy tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên; đổi mới công tác tổ chức, công tác quản lý trong quá trình đào tạo ở các trường của ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp là một thể thống nhất và toàn diện, quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời; thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần thực hiện tốt các giải pháp khác và ngược lại. Các trường của ngành Giao thông vận tải nước ta cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực và trách nhiệm của mình, có quyết tâm cao thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải nước ta hiện nay là một vấn đề rộng lớn, quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả ngành Giao thông vận tải và của cả xã hội. Phạm vi đề tài này mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ vấn đề. Những kết quả nghiên cứu của tác giả mới chỉ là bước đầu, rất mong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong các trường của ngành Giao thông vận tải được tiếp tục nghiên cứu. Tác giả hy vọng sẽ có đóng góp thêm trong các công trình nghiên cứu sau.%

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (1995), “Nguồn lực con người - nhân tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (2). 2. Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ

đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Bí thư Trung ương (2006), Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của ngành giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Báo Nhân dân (6/12/2007), tr.8

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (18/7/2008), “Thông báo Hội nghị lần thứ bảy”, Báo Quân đội nhân dân.

7. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, (1).

8. Hoàng Chí Bảo (1998), “Con người mới xã hội chủ nghĩa - lý luận và phương pháp luận nghiên cứu”, Tạp chí Triết học, (2).

9. Bộ Giao thông vận tải (1999), Lịch sử phát triển ngành giao thông vận tải, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.

10. Bộ Giao thông vận tải (2005), Báo cáo về nguồn lực của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giao thông vận tải, Tài liệu nội bộ.

11. Bộ Giao thông vận tải (2010), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giao thông vận tải, Tài liệu nội bộ.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ III, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Văn bản pháp luật về giáo dục, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hệ thống giáo dục của Mỹ 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Hải Châu, “Nghiên cứu khoa học giáo dục trong giai đoạn tới”,

Tạp chí Giáo dục, (98), tr.1-2.

16. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (18/7/2008), “Thông báo Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X”, Báo Quân đội nhân dân. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trần Bạch Đằng (2002), “Hướng phát triển nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (25), tr.28-31.

26. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Phạm Minh Hạc và Hồ Sĩ Quý (chủ biên, 2002), Nghiên cứu con người, đối tượng và những phương hướng chủ yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, (1). 29. Hội đồng Lý luận Trung ương (2008), Thông tin lý luận chính trị, Bản

tin nội bộ, (8)

30. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. C. Mác và Ph. Ăngghen (2004), Tuyển tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. C. Mác và Ph. Ăngghen (2004), Tuyển tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. C. Mác và Ph. Ăngghen (2004), Tuyển tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,

42. Phạm Công Nhất (2007), Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (1994),

Tạp chí Triết học, (2).

44. Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Giao thông vận tải

(1995), Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.

45. Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI (2003), Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX-05.

46. Nghiên cứu hệ thống đào tạo và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá trong đào tạo ngành giao thông vận tải giai đoạn 2006-2020

(2006), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Giao thông vận tải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47. Phát triển nguồn lực giáo dục đại học Việt Nam (2001), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Hồ Sỹ Quý (2006), Con người và phát triển con người, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành triết học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

49. Trần Hồng Quân (1995), Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

50. Tạp chí Nghiên cứu con người (2002), (2). 51. Tạp chí Giao thông vận tải (2008), (4).

52. Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội X (2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng ngành Giao thông vận tải) (Trang 129)