1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)

128 1,6K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 579 KB

Nội dung

Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu" trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhân loại đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của

sự bùng nổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trướcđến nay Những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây

đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới

Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh

tế, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài Song, dưới tác động của cuộccách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngàytừng giờ thay đổi diện mạo của mình

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủtrương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Saugần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào

Về cơ bản, chúng ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã

có sự tăng trưởng về kinh tế, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệđối ngoại, tình hình kinh tế chính trị cơ bản là ổn định, quốc phòng an ninhđược tăng cường, thế và lực ngày càng được củng cố và phát triển

Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu" trong sựphát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lốisống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đangtừng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dântộc, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống Mặt trái của cơ chế thịtrường đã tạo ra một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội nói chung,một bộ phận thanh niên, sinh viên nói riêng có lối sống chạy theo đồng tiền,buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống dân tộc

Trang 2

Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tếvới tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường,đồng thời phải bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốtđẹp của dân tộc Việt Nam Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII,nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Phát triển tách khỏi cội nguồndân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa Đi vào kinh tế thị trường,hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bảnsắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác,của dân tộc khác.

Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Một số định hướng lớn trong côngtác tư tưởng hiện nay" tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phảivươn tới cái mới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn.Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cộinguồn, giữ được cội nguồn Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi

là những giá trị luân lý đạo đức)

Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc mộtphần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng Liệu chúng ta có thểgiữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt lý tưởng,thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc? Trong những điều kiệnmới của đất nước, chúng ta đã chuẩn bị "hành trang" gì cho họ? Điều tiên quyết

và không thể thiếu đó là "truyền thống dân tộc", những truyền thống đáng tựhào của lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã giúp chúng ta "hộinhập" mà không bị "hòa tan", phát triển mà không bị "mất gốc", trọng truyềnthống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã và đang giúp cho thanh niênViệt Nam nói chung - sinh viên Việt Nam nói riêng nâng cao hơn nữa bảnlĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiệnđại

Trang 3

Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc làvấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay Đó cũng là lý do để tác giả

của luận văn chọn: "Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh

viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)" làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã cónhiều công trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã

đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: "Giá trị

tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1980; "Biện chứng của truyền thống" của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự

nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta" của Đỗ Huy, Tạp chí Thông tin

Khoa học xã hội, số 5-1986; "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,

một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí

Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam

trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội,

1994; "Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị" do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, tháng 4-1995; "Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và

những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài

nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32 do Mạc Văn Trang chủ biên (Viện

nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo), 1995; "Sự biến đổi

định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5-1995; "Quan hệ kinh tế

và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của Nguyễn

Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, 6-1996; "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị

trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý" của Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí

Trang 4

Nghiên cứu lý luận, 2-1997; "Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo

đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay" của Đỗ Huy, Tạp chí Triết

học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn

luyện đạo đức trong

nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Vấn

đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn

Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình

thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay",

Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán, 1999; "Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc

biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 4,

2000; "Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện

nay" của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý,

2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục

lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn

Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với

xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý" của Nguyễn Ngọc

Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001; "Giá trị đạo đức truyền thống

Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay"

của Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Một số biểu hiện của sự biến

đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002;

"Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường" của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Từ "cái thiện" truyền thống

Trang 5

đến "cái thiện" trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hùng

Hậu, Tạp chí Triết học, số 8, 2002; "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống

và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay", Luận

án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh, 2002; "Tiêu chuẩn đạo đức của

người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay" của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý

luận chính trị, số 5, 2003 v.v

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa tolớn đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiệnnay ở nước ta Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trựctiếp đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên ViệtNam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và nguyênnhân của nó, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viênViệt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Hệ thống hóa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, từ đó xácđịnh tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thốngcho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Phân tích thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinhviên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó

Trang 6

- Đề xuất phuơng hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng caohiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Namtrong giai đoạn hiện nay (qua thực tế thành phố Hà Nội).

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục

giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề giáo

dục đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở HàNội

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Thực hiện bản luận văn này tác giả dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống.Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựu của các côngtrình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phântích và tổng hợp quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học nhằm thực hiệnmục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra

6 Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn

- Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dụcnhững giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạnhiện nay

Trang 7

- Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội, bướcđầu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dụcgiá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong điều kiệnphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu, giảng dạy và học tập môn "Đạo đức học" ở các trường đại học vàcao đẳng Đồng thời, nó cũng góp phần nhất định vào việc nhận thức rõ vai tròcủa việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho tầng lớp sinh viên trong giaiđoạn hiện nay Bên cạnh đó, tác giả luận văn cố gắng lượng hóa nội dung các giátrị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, làm cho đạo đức truyền thống dântộc mãi mãi là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi con người Việt Nam luônhướng tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 8

Chương 1

TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1.1 Giá trị và giá trị đạo đức truyền thống

Thuật ngữ "giá trị" ra đời cùng với sự ra đời của triết học Nói cách khác,

ngay từ đầu, gắn với triết học đã có những hiểu biết về giá trị và giá trị học Trướcthế kỷ XIX, những kiến thức về giá trị học đã gắn liền với những tri thức triết học.Sau này, khi khoa học có sự phân ngành, thì giá trị học tách ra thành một mônkhoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng để chỉ một khái niệm khoa học

Khái niệm "giá trị" trở thành trung tâm của giá trị học, nó được sửdụng trong các lĩnh vực như: triết học, xã hội học, tâm lý học, đạo đức học,kinh tế học Trong lĩnh vực kinh tế học, "giá trị" chỉ sức mạnh của vật nàykhống chế lại vật khác khi trao đổi với nhau, để bộc lộ giá trị thì vật phẩmđược làm ra đó phải có ích cho cuộc sống con người và đáp ứng được nhu cầucủa con người Chính vì lẽ đó trong kinh tế, giá trị là yếu tố hàng đầu C.Mácviết: "Lao động có một sức sản xuất đặc biệt, hoạt động là một lao động đượcnhân lên cấp số nhân, hay là một khoảng thời gian như nhau, nó tạo ra giá trịcao hơn so với một lao động giá trị trung bình cùng loại" [40, tr 104-105]

Trong triết học, chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi giá trị là hiện tượngcủa ý thức, là biểu tượng của thái độ chủ quan của con người đối với kháchthể mà người đó đang đánh giá

Chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử củagiá trị, đồng thời khẳng định giá trị có thể nhận thức được và giá trị có tính

Trang 9

thực tiễn Tất cả mọi cái gọi là giá trị đều có nguồn gốc xuất phát từ chínhcuộc sống lao động thực tiễn của con người Do vậy, có thể nói, chỉ trong xãhội loài người mới có cái gọi là giá trị Và chính "con người là giá trị cao nhấtcủa mọi giá trị là thước đo của mọi giá trị Đầu tư vào con người là cơ sở chắcchắn nhất cho sự phát triển người kinh tế - xã hội" [66, tr 11]

Trong hoạt động thực tiễn, giá trị của một sự vật hiện tượng đều đượcxác định bởi sự đánh giá của con người Sự đánh giá đó nằm trong quy luậtcủa sự vận động và phát triển tiến lên trong thế giới, nó phục vụ ngày càng tốthơn cho cuộc sống con người, cho lợi ích và tiến bộ xã hội Có thể nói, "mọigiá trị đều thể hiện mối quan hệ giữa người với vật; chỉ khi nào sự vật kháchquan có ích với con người thì mới là giá trị" [38, tr 32] và "nói đến giá trị lànói đến cái có ích, có lợi cho nhân dân, cho dân tộc, cho sự phát triển của xãhội, nói đến những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu và lợi ích của con ngườitrong lịch sử" [67, tr 136]

Trong cuốn Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát

triển có viết như sau: "Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực,

mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cáiđúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con ngườihành động và vươn tới" [2, tr 16]

Trong cuốn Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết định nghĩa:

Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đốitượng thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm củatoàn bộ xã hội nói chung Giá trị được xác định không phải bởi bảnthân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn)của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người,phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, cácchuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu

Trang 10

hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng,tâm thế và mục đích [63, tr 1462].

Qua các khái niệm, các quan điểm về giá trị trên đây, có thể khái quátlại như sau:

Thứ nhất, giá trị là tất cả những cái gì mang ý nghĩa tích cực, gắn với

cái đúng, cái tốt, cái đẹp, được con người thừa nhận và xem nó là nhu cầuhoặc có một vị trí quan trọng trong đời sống của mình, là những thành tựugóp phần vào sự phát triển của xã hội

Thứ hai, giá trị không phải là một cái gì nhất thành bất biến mà nó

luôn vận động biến đổi theo thời gian và không gian sao cho phù hợp trongtừng thời điểm nhất định Chính vì vậy, trên thực tế không phải những cái gì

đã có giá trị trong quá khứ đều giữ nguyên giá trị đối với hiện tại Điều đó chothấy giá trị mang tính lịch sử khách quan, sự ra đời tồn tại hay mất đi của mộtgiá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu củatừng thời đại nhất định trong lịch sử

Thứ ba, giá trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã

hội, giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, giátrị giúp con người định hướng và xác định mục đích cho hành động của mình,

là động cơ thúc đẩy hoạt động của con người

Trên thực tế đã có rất nhiều cách phân loại giá trị Dựa vào tiêu chímục đích phục vụ cho nhu cầu của con người, người ta chia ra làm hai loại giátrị: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần

Giá trị vật chất thể hiện rõ nét trong đời sống kinh tế, nó quyết định sựtồn tại và phát triển của xã hội loài người Giá trị tinh thần là những phẩmchất đặc biệt về trí tuệ, tình cảm, ý chí, nó được thể hiện trên các lĩnh vực tưtưởng, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán Những phẩm chất

đó ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống tinh thần và chúng trở thành các chuẩn

Trang 11

mực để con người đánh giá phân biệt cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp trongđời sống hàng ngày, trong quan hệ giữa con người với con người, con ngườivới xã hội.

Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống

xã hội và được con người lựa chọn, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng

xử giữa con người với con người, con người với xã hội, chúng được thực hiệnbởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Giá trịđạo đức biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội

Về khái niệm truyền thống, trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan

điểm khác nhau về vấn đề "truyền thống" Theo Từ điển Bách khoa Triết học

của Liên Xô, "truyền thống" có nguồn gốc từ tiếng Latinh là traditio - sự chuyểngiao, lưu truyền lại - đó là các giá trị tinh hoa văn hóa được lưu truyền từnhững thế hệ trước và nó được gìn giữ ở các xã hội, giai cấp hay nhóm xã hội

nhất định Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn

cầu hóa có đoạn viết: "Từ đây, cái được gọi là truyền thống chỉ khi nào nó trở

thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó bảo tồncuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống củachúng ta" [3, tr 23]

Truyền thống của một cộng đồng dân tộc bao gồm những đức tính, thóiquen, những phong tục tập quán xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau, nó mangcác đặc trưng: cộng đồng, bình ổn, lưu truyền "Nói đến truyền thống là nói đếnphức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những phong tục, lốisống, cách ứng xử, ý chí của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch

sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [3, tr.16-19]

Dưới góc độ khoa học, truyền thống được hiểu theo hai nghĩa Nghĩa

thứ nhất, truyền thống đó là những giá trị tốt đẹp, được lưu truyền từ đời này

Trang 12

qua đời khác, nó đứng vững được trong thời gian và có thể đương đầu vớinhững biến động của lịch sử Hơn nữa, những giá trị ấy có khả năng tạo ra sứcmạnh, sản sinh ra các giá trị mới, đem lại lợi ích cho con người.

Tuy nhiên, trong đó cũng có những cái mà chúng ta vẫn gọi là "truyềnthống" nhưng không đem lại lợi ích cho con người, nhiều khi nó kìm hãm sự

phát triển đây là nghĩa thứ hai, nghĩa tiêu cực của phạm trù này Trong cuốn

Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte, C.Mác viết rằng:

"Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu ócnhững người đang sống" Còn Hồ Chí Minh, trong bài "Đạo đức cách mạng"(tháng 12-1958) cũng đã viết: "Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻđịch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ Chúng ta lại không thểtrấn áp nó, mà phải cải tạo nó rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài"

Hiểu theo nghĩa thứ nhất, truyền thống trở thành một bộ phận thiếtyếu của đời sống con người Nó góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển cuộc sốngcủa chúng ta Tóm lại, sự nhận thức truyền thống không tách rời nhận thức các giátrị

Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị

tinh thần của dân tộc Việt Nam, nó là nhân lõi, là sức sống bên trong của dântộc Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa củadân tộc được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng,những quy tắc ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tựnhiên (mà ngày nay ta gọi là giá trị đạo đức sinh thái) Đặc điểm cơ bản củatruyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng là sự kế thừa.Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã rèn luyện

và tạo nên những thế hệ người Việt Nam giàu lòng yêu nước, yêu thương conngười, cần cù, thông minh, sáng tạo, chịu thương, chịu khó Những đức tính

đó đã trở thành những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mà hàngngàn đời nay chúng ta vẫn nâng niu quý trọng

Trang 13

Nói đến giá trị truyền thống của một cộng đồng dân tộc, chính là nói đến truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc đó Nó chính là những giá trị bình ổn, tốt đẹp, có thể lưu truyền từ đời này qua đời khác, là những cái cần được giữ gìn phát huy phát triển cho phù hợp với xã hội hiện tại

Trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức truyềnthống là một bộ phận thiết yếu, nổi lên hàng đầu, tạo nên cốt lõi của hệ giá trịtinh thần đó Chính vì vậy, khi nói đến những giá trị đạo đức truyền thống dântộc ta, là nói đến những phẩm chất tốt đẹp, quý báu đã được hình thành và bảolưu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam Giá trị đạo đức truyềnthống của dân tộc ta được cô đúc, được thử thách và tái tạo qua nhiều thế hệkhác nhau, theo những bước thăng trầm của lịch sử, nó chứa đựng một tiềmnăng hết sức to lớn và bền vững, nó chính là sức mạnh vốn có của dân tộcViệt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển Giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc ta do chính cộng đồng người Việt Nam tạo lập trongquá trình dựng nước và giữ nước, với tất cả những điều kiện lịch sử đặc thùriêng vốn có, đã tạo nên một bản sắc hết sức độc đáo

1.1.2 Nội dung cơ bản của một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam

Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được hìnhthành, lắng đọng và phát triển qua hàng mấy nghìn năm lao động sáng tạo,chiến đấu kiên cường của cả dân tộc Là kết quả của sự thống nhất biện chứnggiữa nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan

Việt Nam là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á, với địa hình chạydài theo bờ biển và tiếp nối giữa ba vùng: miền núi, đồng bằng, bờ biển Khíhậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều, giàu tài nguyên thiên nhiên, tạođiều kiện thuận lợi và cũng không ít khó khăn cho nghề trồng lúa nước

Trang 14

Về mặt lịch sử, Việt Nam là một quốc gia nhỏ hẹp lại phải trải qua rấtnhiều cuộc đấu tranh chống ách đô hộ, chống kẻ thù từ bên ngoài mà thường

là những kẻ thù hùng mạnh hơn ta gấp bội phần Vì lẽ đó người dân Việt Namluôn luôn tập hợp lại thành một khối đại đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoạixâm và mở mang bờ cõi

Chính trong quá trình ấy, văn hóa Việt Nam đã có dịp giao lưu vớivăn hóa bên ngoài, trong đó văn hóa phương Đông đã ảnh hưởng mạnh mẽđến nền văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Việt Nam Đặc biệt là tưtưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo xâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu và đã

đi sâu vào đời sống tín ngưỡng người dân Việt Nam

Phật giáo truyền bá tư tưởng từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn, yêu thươngchúng sinh Phật giáo cho rằng, có một thế giới vĩnh hằng, tồn tại tích cựcsiêu việt, đó là cõi "niết bàn", nhưng muốn đến được nơi cực lạc đó thì conngười phải sống từ bi, ăn hiền, ở lành, xa lánh mọi ham muốn vật chất, mọithú vui hưởng lạc, sống không tranh giành, yêu thương nhau Đương nhiên, tưtưởng này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, nhưng ít nhiều nó cũngảnh hưởng đến những truyền thống vốn có của ta, làm sâu đậm thêm truyềnthống nhân ái yêu thương con người của dân tộc Việt Nam

Đạo Nho là một hệ thống quan điểm về thế giới, về xã hội và về conngười, là một học thuyết chính trị - đạo đức - xã hội (mà Khổng Tử là ngườikhởi xướng) đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống đạo đức của xã hội ViệtNam Những nội dung tư tưởng của Nho giáo như: Nhân; lễ; chính danh; tamcương; ngũ thường cũng dần thấm sâu vào đời sống, trở thành lối sống,cách ứng xử ở đời của người Việt Nam và được Việt hóa

Đạo gia của Lão Tử cũng góp phần làm phong phú thêm cho truyềnthống vốn có của dân tộc ta, nó góp phần làm mạnh mẽ thêm tinh thần đoànkết thân ái, gắn bó và tinh thần chống áp bức, đô hộ khi có thời cơ

Trang 15

Văn hóa Việt Nam không chỉ giao lưu với văn hóa phương Đông màcòn có sự giao lưu với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp Tuynhiên, khi các trào lưu văn hóa, tôn giáo đó du nhập vào Việt Nam đã đượcnhân dân Việt Nam kế thừa có chọn lọc để hình thành nên những nét riêngđặc trưng cho mình, nhưng cái riêng đó nó vẫn luôn ẩn chứa cái chung tạonên sự tương đồng trong việc hình thành nên các giá trị đạo đức của các dântộc khác trên thế giới.

Cho đến nay, văn hóa Việt Nam tuy có nhiều thay đổi trên nhiều phươngdiện nhưng vẫn giữ được cốt cách, bản sắc văn hóa riêng của mình, hội nhập

mà không hòa tan, không đánh mất mình và vẫn giữ được những giá trị đạođức truyền thống tốt đẹp quý báu của dân tộc Nghị quyết Hội nghị lần thứ

Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) "Về xây dựng và phát

triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", đã khẳng định:

Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá

trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngànnăm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồngnàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết cánhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọngnghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hysinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân;

là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống [10, tr 10-11] Xung quanh việc xác định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ViệtNam, đã có rất nhiều quan điểm của các học giả, các nhà khoa học bàn về vấn

đề này

Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng, những giá trị đạo đức truyền thống củadân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động

Trang 16

cần cù và sáng tạo; trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thốnggiá trị đạo đức của dân tộc [25, tr 74-86]

Giáo sư Trần Văn Giàu nói về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tavới bảy nội dung như sau: "Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,thương người, vì nghĩa" [22, tr 108]

Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong côngtác tư tưởng hiện nay chỉ rõ: "Những giá trị văn hóa truyền thống vững bềncủa dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc,đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó sángtạo trong lao động " [15, tr 19]

Trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước: "Con ngườiViệt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07) đãkhẳng định: Cốt lõi của các giá trị truyền thống là đạo đức, phẩm chất nhân cáchcon người Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước, vì nghĩa, lòng thương người

Tuy còn có sự khác biệt nào đó trong việc sắp xếp thang giá trị đạođức Nhưng nhìn chung, các quan điểm các ý kiến đều thống nhất cao độ ở

một điểm coi chủ nghĩa yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị

đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam Nó là "sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn

bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại" [20, tr 100], là "tiêu điểm của cáctiêu điểm, giá trị của các giá trị" [22, tr 94], là "động lực tình cảm lớn nhấtcủa đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trịđạo đức của dân tộc ta" [48, tr 74]

Tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều có tình cảm yêu quê hương đấtnước mình Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước

là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng, nó xuất phát từ ý thức cộng đồnggắn bó keo sơn Mỗi người dân Việt Nam, đều đặt lợi ích của Tổ quốc lên

Trang 17

trên hết, khi có giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh thân mình, lúc hòa bìnhbiết chăm lo xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước Lòng yêu nước củadân tộc ta đã trở thành triết lý sống, triết lý nhân sinh, trở thành chủ nghĩayêu nước GS Trần Văn Giàu có viết: "Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm củabản thân lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ tình cảm tự nhiên của mỗi ngườiđối với quê hương mình tiến lên thành lý tưởng và hệ thống tư tưởng làmchủ của nhận thức đúng sai, tốt xấu, nên chăng và chỉ đạo rất nhiều phươnglược xây dựng và bảo vệ nước nhà" [21, tr 7]

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đãgắn bó con người với thiên nhiên, với quê hương xứ sở của mình, chính vìvậy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ tình yêu đốivới quê hương làng xóm, yêu cây đa, bến nước, sân đình, nơi có ông bà, cha

mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, bạn bè, bà con hàng xóm, nơi có mồ mả tổtiên Nơi con người hàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì vàxây dựng cuộc sống

Lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử chống giặc ngoạixâm Vì vậy, yêu nước trước hết là tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc Cho dù ở hoàn cảnh nào, nhân dân Việt Nam vẫn luôn kiêncường bất khuất, "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhấtđịnh không chịu làm nô lệ", già trẻ gái trai nhất tề đứng lên đánh giặc, "còncái lai quần cũng đánh" Chính vì vậy mà trải qua hơn một ngàn năm Bắcthuộc, ông cha ta vẫn bám trụ đến cùng, giữ đất, giữ làng, gắn bó với mồ mả

tổ tiên, giữ vững nơi chôn rau, cắt rốn của mình Kiên quyết chống lại chínhsách đô hộ của ngoại bang, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Trong bất kỳhoàn cảnh nào tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam không hề giảm sút

mà nó luôn luôn được hun đúc, âm ỉ cháy trong lòng mỗi người dân nướcViệt

Trang 18

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ngay từ thuở vuaHùng dựng nên nước Văn Lang cho đến thời đại Hồ Chí Minh Với hơn 1000năm đấu tranh giành độc lập từ 197 (TCN) đến 938 (SCN), đầu tiên là cuộc khởinghĩa Hai Bà Trưng, cho đến cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền đánh quân NamHán với chiến thắng giòn giã, đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc Từ

938 - 1789 dân tộc ta liên tiếp đánh tan quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh,Thanh Đến thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc: từ giữa thế kỷ XIX đếnnăm 1975, chúng ta đã đánh thắng cả hai tên đế quốc to: Pháp, Mỹ Với chiếndịch Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất đất nước, giang sơn thu về một mối, nước nhà hoàn toàn độc lập Tại Đại

hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (11-2-1951), Bác Hồ nói: Dân ta có

một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đếnnay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành mộtlàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,

nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước

Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành, được thửthách và được khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, nó đã được bổ sung

và phát triển qua từng thời kỳ, nó là một trong những giá trị truyền thống caoquý và bền vững nhất của dân tộc ta Ngày nay, truyền thống yêu nước củanhân dân Việt Nam thể hiện trong xây dựng đất nước, trước hết là chăm loxây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa Thể hiện ở sự nhấttrí, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vào khả năng, sức mạnh tự lực

tự cường của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Có thể nói rằng, dưới thời đại Hồ ChíMinh, truyền thống yêu nước được phát huy lên tầm cao mới thành lý tưởng:sống, chiến đấu, lao động, học tập vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vìhạnh phúc của nhân dân

Trang 19

Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Truyền thống nhân ái - yêu thương con

người là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, truyền

thống ấy có nguồn gốc sâu xa từ trong sinh hoạt công xã nông thôn, đượccủng cố và phát triển qua quá trình chung lưng, đấu cật khai phá giang sơn,giữ gìn đất nước Tấm lòng nhân nghĩa, nhân ái đó chính là cơ sở cho cách xửthế ở đời của người Việt Nam, là triết lý sống của dân tộc Việt Nam Hết lòng

vì nghĩa cả, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn mà không hề tính toán,lên án mạnh mẽ những kẻ tàn ác "táng tận lương tâm", "phụ tình bạc nghĩa"

Từ trong sâu lắng của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn tìnhyêu quê hương đất nước với lòng nhân ái - yêu thương con người Do vậy,người Việt Nam luôn xả thân vì đất nước, con người yêu nước và con ngườiyêu dân gắn bó chặt chẽ với nhau Trong suốt trường kỳ lịch sử, dân tộc taluôn luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược và bị đồng hóa, hơn ai hết, chúng

ta hiểu rất rõ quyền sống của mình gắn với vận mệnh của Tổ quốc và dân tộc

Lòng nhân ái nhân nghĩa của người Việt Nam còn thể hiện ở lòng vịtha cao thượng, không cố chấp đối với những người lầm đường lạc lối, nhưngbiết lập công chuộc tội, trở về với chính nghĩa Chính tư tưởng "lấy nhânnghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" trong Bình Ngô đạicáo của Nguyễn Trãi là sự thể hiện đỉnh cao của lòng nhân ái đó Người ViệtNam lấy tình yêu thương làm cách xử thế ở đời, đối với kẻ thù thậm chí còn

mở đường hiếu sinh khi thua trận, Vua Quang Trung sau khi đánh bại quânThanh còn cấp lương thảo và phương tiện cho đám tàn quân về nước

Hồ Chủ tịch là hiện thân của lòng nhân ái, nhân nghĩa Xuất phát từlòng thương yêu con người - người lao động, yêu quê hương đất nước, Bác đãbôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc Cả cuộc đời mình, Bác hysinh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Đúng như nhà thơ TốHữu viết: "Bác ơi tim Bác mênh mông thế, ôm cả non sông mọi kiếp người"

Trang 20

Lòng nhân ái của Người đã trở thành sức mạnh, nó đã thấm sâu vào chủ trươngđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, có tác dụng cảm hóa hàngvạn con người lầm đường lạc lối, theo kẻ thù chống lại nhân dân Bác xem họnhư là những đứa con "lạc bầy" cần được cưu mang Bác nói: Giống như bàntay cũng có ngón dài ngón ngắn, nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay.Trong mấy chục triệu người, có người thế này, người thế khác, nhưng tất cảđều là dòng dõi tổ tiên ta, đều là người Việt Nam, nên cần phải khoan dung đạilượng Hàng năm, Đảng và Nhà nước thường có những đợt giảm án cho cácphạm nhân cải tạo tốt, điều đó thể hiện lòng nhân ái của Đảng và Nhà nước ta.

Ngày nay, truyền thống đó được thể hiện trong đường lối đối ngoạicủa Đảng: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thếgiới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" Lòng nhân ái của ngườiViệt Nam cũng là lòng yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dântộc Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhân dân ta bao giờ cũng trọngtình hòa hiếu, cố gắng tránh xảy ra những xung đột

Trong đường lối đối nội, Đảng ta đã khơi dậy các phong trào "uốngnước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng,các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những người già cả neo đơn khôngnơi nương tựa Phát động phong trào xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các dân tộcvùng sâu vùng xa, rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn miền xuôi -miền ngược Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng ta đã khẳng định:Người Việt Nam vốn có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần dân chủ, bìnhđẳng trong quan hệ giữa người với người "Thương nước - thương nhà,thương người - thương mình" là truyền thống đậm đà của nhân dân ta Nhờ cótinh thần yêu nước và dân chủ ấy mà trong suốt quá trình lịch sử bốn ngànnăm, dân tộc ta đã làm nên những chiến công oanh liệt Từ ngày có Đảng,dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, truyền thống yêu nước và

Trang 21

dân chủ của nhân dân ta được nâng lên một trình độ mới và phát huy mạnh

mẽ hơn bao giờ hết

Truyền thống nhân nghĩa nhân ái là một trong những truyền thống tốtđẹp của dân tộc ta Nó là cái gốc của đạo đức, truyền thống này chính lànguồn gốc sâu xa nhất, bền chặt nhất của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, chủnghĩa nhân đạo hiện thực chứ không phải chủ nghĩa nhân đạo chung chungtrừu tượng phi hiện thực, phi lịch sử, phi giai cấp của các giáo lý tôn giáo haytheo cách hiểu của Phoiơbắc

Truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo là một giá trị đạo

đức có từ bao đời của dân tộc Việt Nam Nó được hình thành và phát triểntrong điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên xã hội không ít những khó khăn khắcnghiệt ngay từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước

Về tự nhiên: liên tục xảy ra bão lụt hạn hán, về xã hội: liên tục chiếntranh chống giặc ngoại xâm Nhưng, trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc,những người dân Việt Nam vẫn kiên trì bám đất, bám làng, vừa sản xuất vừađánh giặc để tồn tại và bảo vệ đất nước Sống trong hoàn cảnh khó khăn giankhổ như vậy, nhưng nhờ có đức tính cần cù và tiết kiệm, mà nhân dân ta đã vượtqua, để từng bước tự khẳng định mình trên con đường phát triển của dân tộc

Để có bát cơm thơm dẻo, người nông dân đã phải một nắng hai sương

"bán mặt cho đất bán lưng cho trời", hình ảnh người nông dân trong nhữngcâu ca dao dân ca Việt Nam còn đó: "Trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồngcày vợ cấy con trâu đi bừa" Ông cha ta thường dạy con cháu phải biết quýtrọng thành quả lao động của con người: "Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơmmột hạt đắng cay muôn phần"

Truyền thống cần cù của người Việt Nam luôn gắn với tiết kiệm, vìvậy cần mà không kiệm thì khác nào: "Tiền vào nhà khó như gió vào nhàtrống" Nên ông cha ta thường nhắc nhở con cháu rằng: "Được mùa chớ phụ

Trang 22

ngô khoai Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng" Hồ Chủ tịch đã nêu rõ: conngười phải có bốn đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính, so sánh với bốn mùa củatrời, bốn phương của đất, nếu thiếu một đức thì không thành người:

Trời có bốn mùa: Xuân - hạ - thu - đông;

Đất có bốn phương: Đông - Tây - Nam - Bắc;

Người có bốn đức: Cần - kiệm - liêm - chính

Thiếu một mùa thì không thành trời;

Thiếu một hướng thì không thành đất;

Thiếu một đức thì không thành người [47, tr 631]

Người cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh của mộtdân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ,cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng, là cốt lõi của đạo đức xã hội mới

Ngày nay, cần cù sáng tạo được biểu hiện càng rõ nét trong lao độngsản xuất, trong khoa học- kỹ thuật, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cácphong trào thi đua rộng rãi và thường xuyên trên mọi lĩnh vực: ở biên cương,nơi đồng ruộng, trong nhà máy xí nghiệp, trong nhà trường

Đặc biệt trong quá trình đổi mới đất nước, với mục tiêu "dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", hơn bao giờ hết truyềnthống cần cù sáng tạo càng được phát huy cao độ

Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam cũng hòa vào dòng chảy

của chủ nghĩa yêu nước và trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Đây

là nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch

sử dân tộc

Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc trong việcxây dựng và bảo vệ tổ quốc, đoàn kết là điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc,nhất là khi đất nước có giặc ngoại xâm Từ cách lý giải sự ra đời của dân tộc

Trang 23

Việt Nam trong truyền thuyết "Trăm trứng nở trăm con" Đây chính là sựkhẳng định truyền thống đoàn kết anh em giữa các dân tộc.

Cách dùng từ "đồng bào"- một từ Hán, nhưng chỉ có người Việt Nam

sử dụng để chỉ mối thâm tình "gà cùng một mẹ", cho đến lịch sử hình thànhcủa một dân tộc Việt Nam: theo lời gọi của tiếng trống Hùng Vương mà mườilăm bộ lạc hợp thành một quốc gia Văn Lang thống nhất

Thấy rõ vai trò của yếu tố đoàn kết, cha ông ta luôn có ý thức chốngchính sách chia rẽ của các thế lực ngoại bang và xu hướng cát cứ của các thếlực phong kiến Từ chính sách "dùng người Việt đánh người Việt" của bọnphong kiến phương Bắc đến chính sách "chia để trị" của thực dân Pháp, của

đế quốc Mỹ đều lần lượt bị thất bại trước tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết đã trở thành điểm tựa tinh thầnvững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũngnhư trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Xưa Nguyễn Trãi nói: "Chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân" đểchỉ sức mạnh đoàn kết của nhân dân Dân là gốc, là nền tảng của sự tồn tại vàphát triển Lúc sinh thời Bác Hồ từng nói: Dễ mười lần không dân cũng chịu,khó trăm lần dân liệu cũng xong Và: "Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làmthì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực màlàm thì phải nổi" [46, tr 258] Người còn khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết,đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công" Trước lúc đi xa, Ngườicòn căn dặn các cán bộ, đảng viên: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quýbáu của Đảng và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cầnphải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắtmình" (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969)

Trang 24

Truyền thống giáo dục - hiếu học của người Việt Nam được hình

thành từ nhiều thế hệ Là người Việt Nam ngay từ thuở ấu thơ đã được sốngtrong lời ru của mẹ:

"Qua sông phải bắc cầu Kiều,Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"

Câu hát ru đó đã thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng giáo" của ngườiViệt Nam

Truyền thống "Tôn sư trọng giáo" là một nội dung trong học thuyếtcủa Khổng Tử, khi vào Việt Nam đã trở thành một nội dung đạo lý của ngườiViệt Nam Học trò Việt Nam luôn ghi nhớ: "Cơm cha, áo mẹ, nghĩa thầy",

"Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy"

"Không thầy đố mày làm nên", đó là một triết lý sống của người ViệtNam Là cây phải có gốc, là sông phải có nguồn, để trở thành một con ngườiđúng nghĩa phải có thầy Nhớ công ơn thầy vừa là đạo lý, vừa là nét đẹp truyềnthống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam

Hiếu học là một truyền thống trong giáo dục của người Việt Nam từxưa đến nay Có thể nói, ngay từ xa xưa con người đã sớm nhận thức đượchọc hành không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân Chính

vì vậy, người xưa thường nói: "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bấttri đạo" (Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con ngườikhông học thì không biết đạo) và: "Hiếu nhân, bất hiếu học kỳ tế dã ngu" (Kể

cả những người mong muốn làm điều nhân đức chí thiện nhưng không học thìcũng bị sự ngu dốt che lấp đi)

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục, với truyền thốnghiếu học, tôn trọng hiền tài, nên ngay từ xưa, ông cha ta đã biết chăm sóc, bồidưỡng nhân tài cho đất nước Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là kiểutrường đại học quốc lập đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, để đào tạo nhân

Trang 25

tài Trong bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, hiệu Đại Bảo thứ ba năm 1442 ở VănMiếu (Hà Nội) còn ghi: Hiền tài là nguyên khí của Nhà nước, nguyên khívững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy,cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo việc gâydựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân vănhóa thế giới - luôn luôn quan tâm và coi trọng giáo dục Cả cuộc đời và sựnghiệp của Người cũng chỉ phấn đấu cho một mục đích tối cao là làm sao để

"ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Bác đã đặt hy vọng vàolớp trẻ mai sau, Bác nói: "Non sông ta có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc

ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc, năm châu đượchay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" (Thư gửihọc sinh cả nước, tháng 9/1945)

Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc ta bước sang một kỷ nguyênmới, kỷ nguyên độc lập tự do Mọi công dân đều có điều kiện bình đẳng đểthực hiện quyền lợi và nghĩa vụ học tập Mọi tầng lớp người Việt Nam đãhăng hái tham gia chiến đấu và học tập theo lời kêu gọi của Đảng của Bác Hồ.Tháng 10-1945, Chính phủ thành lập "Hội đồng cố vấn học chính" để nghiêncứu chương trình cải cách giáo dục Từ đó, ngành giáo dục nói chung, giáodục đào tạo đại học, cao đẳng nói riêng, của đất nước ta ngày càng phát triển

Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóaVIII đã nhấn mạnh:

Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục

là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa độingũ giáo viên, cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tưtưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Ưu tiên xâydựng các trường sư phạm Phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo",

Trang 26

sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ theo tài năng và cống hiếnvới tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học [8, tr 13]

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta ý thức một cách đầy đủchủ trương "giáo dục là quốc sách hàng đầu", là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điềukiện để phát huy nguồn lực con người Việc phát huy truyền thống hiếu học,tôn trọng người hiền tài càng trở nên có ý nghĩa, tôn trọng trí thức, tôn trọngnhân tài, tôn trọng sáng tạo trên cơ sở, nền tảng đạo đức trong sáng Trongnhững giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hóa Đảng ta nêu rõ: "Quantâm giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ Có chínhsách trọng dụng người tài" [10, tr 81-82]

Trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ giáo viên vàcác cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức

và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao Đội ngũnày về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồidưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đấtnước

1.1.3 Sinh viên - tầng lớp xã hội đặc thù

"Sinh viên" là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở cáctrường đại học và cao đẳng Ở một số nước, nội hàm của khái niệm sinh viênđược mở rộng hơn Chẳng hạn, ở nước Pháp thuật ngữ "sinh viên" không chỉdùng để gọi những người đang học trong các trường đại học và cao đẳng, màcòn dùng cho cả những người đang học trong các trường trung học và cáctrường dạy nghề

Sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng tăng lên

cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội Nếu nhưnăm học 1997-1998 cả nước có 126 trường cao đẳng và đại học (không kể các

Trang 27

trường thuộc khối an ninh quốc phòng), thì đến năm học 2002-2003, số lượngcác trường đại học đã lên tới 202 trường Năm học 1997-1998, cả nước có671.120 sinh viên, đến năm học 2002-2003 đã lên tới 1.020.667 người Sinhviên nước ta hiện nay chiếm 0,96% dân số và chiếm tới 4% lực lượng thanhniên, đạt 188 sinh viên trên một vạn dân Số sinh viên trong các trường ngoàicông lập ngày càng tăng (chiếm 11%) [61, tr 10].

Nói đến sinh viên là nói đến đội ngũ trí thức trong tương lai, là lựclượng trẻ, có học thức, nhạy cảm với cái mới, năng động và sáng tạo, ham họchỏi, là những chủ nhân tương lai của đất nước Là tầng lớp xã hội được giađình, nhà trường, xã hội hết sức quan tâm, chăm sóc Trong cuộc sống xã hội,sinh viên giữ nhiều vị trí: là sinh viên, là người con, người anh, người chị,người em, người bạn Tuy vậy, về vị trí thực trong xã hội chưa được xácđịnh, bởi vì họ chưa có nghề nghiệp ổn định, mà hoạt động chính của họ làhọc tập và bước đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học, tham gia vào các hoạtđộng

xã hội

Trong sự phát triển đất nước, sinh viên giữ một vị trí quan trọng, sau khirời ghế nhà trường họ có thể sẽ giữ những vai trò, những trọng trách ở nhiềulĩnh vực khác nhau trong xã hội Họ có thể sẽ là những nhà chính trị, nhàngoại giao, nhà khoa học, là kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, hay nhà doanh nghiệpv.v Lúc đó họ đã có một vị trí đích thực và đóng một vai trò quan trọngtrong sự phát triển xã hội

Tại Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ V, nguyên Tổng Bí thư ĐỗMười đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xãhội có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứngđáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiệnnay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận có vai trò hết sức quantrọng"

Trang 28

Thật vậy, sinh viên là nguồn dự trữ, là tài sản quý báu của quốc gia.Ngay từ khi đất nước còn chiến tranh, đội ngũ sinh viên đã từng gắn bó và cónhững đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng và thắng lợi của dân tộc.Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đội ngũ sinh viênViệt Nam càng nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân, trướcdân tộc.

Theo các kết quả điều tra xã hội học gần đây của Viện Nghiên cứuThanh niên, Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tư tưởng Văn hóaTrung ương cho thấy, nhận thức về các vấn đề xã hội của thanh niên, sinhviên hiện nay ngày càng được mở rộng, phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn

Họ không chỉ chú ý đến việc nâng cao trình độ khoa học - công nghệ màcòn có ý thức nâng cao sự hiểu biết của mình về lịch sử, truyền thống văn hóadân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức về phápluật, về quyền và nghĩa vụ của công dân trong quá trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kết quả thăm dò dư luận 1.265 sinh viên của Trung tâm Nghiên cứu

dư luận xã hội - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương trong quý I năm 2003cho thấy, nhiều sinh viên đã xác định nhận thức về chính trị - xã hội là mộttrong những khuôn mẫu để phấn đấu noi theo 51,5% sinh viên tham gia đợtkhảo sát này nhận thức rõ về sự cần thiết có sự hiểu biết về lịch sử dân tộc;hơn 40% mong muốn có nhiều hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam; 36% muốn có nhiều hiểu biết về chủ nghĩa Mác -Lênin Cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh năm 2001 trong các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Hồ ChíMinh có gần 2.000 lượt sinh viên tham gia cổ vũ Các cuộc thi "tự bạch" nhânngày sinh Các Mác, thi lý luận chính trị về lòng yêu nước, về lý tưởng củathanh niên là phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội [61, tr 23-24]

Trang 29

Tóm lại, nói đến sinh viên là nói đến tầng lớp trí thức trẻ trong tươnglai, có trình độ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là những người cólòng nhiệt tình và cũng rất nhạy cảm trong cuộc sống Đây là nét nổi bật có ởtầng lớp sinh viên Những ước mơ, những hoài bão lớn là động lực chắp cánhcho những người sinh viên thời nay bay cao bay xa Với lòng nhiệt tình, tínhhăng say, không chịu lùi bước trước những khó khăn thử thách của cuộc đời,đại bộ phận sinh viên có chí tiến thủ, vươn lên trong học tập Bên cạnh những

ưu điểm đó, trong đội ngũ sinh viên cũng còn tồn tại một số hạn chế như: tínhbồng bột, muốn tự khẳng định mình trong khi bản thân chưa có đủ điều kiện,

và khi thất bại thì dễ nản chí và trượt dài Do vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh

lý lứa tuổi sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng, để có phương phápgiáo dục, vận động sinh viên một cách khoa học, thiết thực, phù hợp

1.1.4 Tính tất yếu, sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường dựa trên sự phân cônglao động xã hội có sự phân chia về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế với nhau.Yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trìnhtoàn cầu hóa đời sống kinh tế hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế thị trường

là một tất yếu khách quan Từ khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường,thực tiễn cho thấy sức sản xuất được giải phóng, năng suất lao động ngày mộttăng, tạo tiền đề vật chất nâng cao đời sống của nhân dân Kích thích tiềmnăng sáng tạo của con người, hình thành nên các cá nhân độc lập, phát triển tựchủ cá nhân, con người năng động hơn, luôn vươn lên để tự khẳng định mình.Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII

đã nhận định về kinh tế thị trường như sau:

Về vấn đề này, Bộ Chính trị cho rằng: từ ngày đổi mới tớinay, trong nhiều nghị quyết của Trung ương, Đảng ta luôn nhậnđịnh thị trường là sản phẩm của nhân loại, không chỉ riêng có của

Trang 30

chủ nghĩa tư bản, do đó Đảng chủ trương xđy dựng vă phât triểnnền kinh tế nhiều thănh phần, vận hănh theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhă nước theo định hướng xê hội chủ nghĩa Trongthực tiễn, phương hướng phât triển kinh tế đó đê mang lại nhiềuthănh tựu; về mặt văn hóa, trong Dự thảo Nghị quyết đê khẳng định

"những tâc động tích cực to lớn" của nó [10, tr 29]

Tổng kết thực tiễn quâ trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng

xê hội chủ nghĩa, tại Đại hội đại biểu toăn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đêkhẳng định: "Cơ chế thị trường đê phât huy tâc dụng tích cực to lớn đến sựphât triển kinh tế - xê hội Nó chẳng những không đối lập mă còn lă một nhđn

tố khâch quan cần thiết của việc xđy dựng vă phât triển đất nước theo conđường xê hội chủ nghĩa" [7, tr 26]

Bín cạnh những thănh tựu đê đạt được trong những năm qua, chúng tacũng đang phải đối mặt với một thực tế đâng buồn, đó lă sự xuống cấp về mặtđạo đức hiện nay trong đời sống xê hội Những hiện tượng băng hoại về đạođức đang lă nỗi nhức nhối của xê hội chúng ta Vấn đề đạo đức xê hội, đạođức câ nhđn đang diễn ra hết sức phức tạp, đang có sự đấu tranh giữa câi mới,câi tiến bộ, câi thiện, với câi cũ, câi lạc hậu, câi âc; giữa chủ nghĩa vị tha vớichủ nghĩa vị kỷ, giữa lối sống trung thực với thói dối trâ chạy theo đồng tiền Dẫn đến tình trạng trong gia đình con câi bất hiếu với cha mẹ, anh chị emquay lưng lại với nhau Đđy lă một tình trạng đảo lộn về câc chuẩn mực đạođức truyền thống dđn tộc, lăm hoen ố những giâ trị đạo đức truyền thống mẵng cha ta đê đổ biết bao nhiíu mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả mâu xương đểtạo dựng nín

Vấn đề tâc động của cơ chế thị trường đối với đạo đức đê có nhiềucâch lý giải khâc nhau Có quan điểm cho rằng, kinh tế thị trường vă đạo đức

lă băi xích lẫn nhau, kinh tế thị trường căng phât triển thì đạo đức căng suythoâi Có quan điểm lại cho rằng, kinh tế thị trường tạo khả năng đẩy nhanh

Trang 31

sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống, nó sẽ nâng cao trình độ luân lý vàđạo đức xã hội Cuộc sống chứng tỏ rằng kinh tế thị trường đã tác động đếnđạo đức theo cả hai hướng: cả tích cực, lẫn tiêu cực Trong văn kiện Hội nghịlần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, với thái độ khách quan vàkhoa học, Đảng ta khẳng định:

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, nhất thiết phải thấy mặttrái của cơ chế thị trường Chúng ta không quy mọi xấu xa đều do

cơ chế thị trường, nhưng không thể không thấy rằng về khách quan

mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã

khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người

ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú

ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý tới lợi íchtrước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản [10, tr 30]

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, sinh viên có đủ điều kiện để bộc lộ hết khả năng vốn có của mình,đồng thời đây cũng là một thách thức lớn đối với sinh viên hiện nay, vì kinh

tế thị trường không giống như trong nhà trường, mà nó là sự cạnh tranh khốcliệt có khi là sự thất bại, thất nghiệp và tệ nạn xã hội Cạnh tranh là quy luậttất yếu của cơ chế thị trường, có cạnh tranh tích cực làm lành mạnh hóa hoạtđộng của con người, có cạnh tranh khốc liệt theo kiểu "luật rừng", "cá lớnnuốt cá bé" gây hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống nhân dân, làm biếndạng mối quan hệ giữa người với người Trong gia đình, hiện tượng con cáihắt hủi cha mẹ vì lợi ích kinh tế Ở nhà trường, trò khinh thầy, đi ngược lạitruyền thống "tôn sư trọng giáo" Ngoài xã hội, quan hệ giữa người với ngườitheo kiểu "đèn nhà ai nấy rạng", "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" Làmột tầng lớp xã hội đặc thù, do đó sinh viên cũng chịu tác động từ hai phíacủa kinh tế thị trường

Trang 32

Trong tình hình thế giới hiện nay, kẻ thù vẫn chưa từ bỏ âm mưuthôn tính và phá hoại chúng ta Với "diễn biến hòa bình", kẻ thù tấn côngchúng ta chủ yếu trên các lĩnh vực văn hóa để làm xói mòn niềm tin củanhân dân vào sự nghiệp của Đảng, làm băng hoại đạo đức, lối sống của nhândân Đối tượng trực tiếp của chúng là lớp trẻ, trong đó có sinh viên - nhữngngười chủ nhân tương lai của đất nước Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi sinh viên, lợi dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện đại - nhất

là dịch vụ mạng, sách báo, phim ảnh Kẻ thù dùng đủ mọi thủ đoạn hòng lôikéo sinh viên xa rời cội nguồn, sống quay lưng lại với chế độ, với nhân dân,với dân tộc, khuyến khích sinh viên tìm đến sự hưởng thụ mà không thiếtnghĩ đến tương lai Về phần mình, có không ít sinh viên chưa tự ý thứcđược vai trò, vị trí của họ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Sống ỷ lại

bố mẹ, không chịu phấn đấu rèn luyện Trong học tập còn có hiện tượngthiếu trung thực như: chạy điểm, chạy bằng, thờ ơ với các sinh hoạt đoànthể Vì ngại khó, ngại khổ, nên có tính toán thực dụng trong việc chọn ngànhnghề Một số thích lối sống hưởng thụ đua đòi, ăn chơi, sống buông thả, dẫnđến vi phạm pháp luật và các chuẩn mực xã hội Đây đó còn xảy ra hiệntượng sinh viên, giết người, cướp của, tự tử , con số nghiện hút trong sinhviên cũng không phải là ít Theo báo cáo của đề tài cấp bộ, mã số B2001-36-

28, tháng 10/2003, của ThS Đỗ Kim Thanh (chủ nhiệm đề tài), cho thấy:trên địa bàn Hà Nội năm 2003 có khoảng gần 1.000 sinh viên nghiện ma túy

Từ thực trạng đó, việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho sinhviên trong giai đoạn hiện nay, là một việc làm cần thiết và hết sức cấp bách

Có như vậy, mới góp phần giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, bảotồn được bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta.Mặt khác, tính tất yếu và sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay, cũng là một đảm bảo chothành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Trang 33

- Sinh viên với sự hiểu biết của họ về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Đại đa số sinh viên ngày nay là những người sống có lý tưởng, có ước

mơ và hoài bão lớn lao Họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách trongcuộc sống hàng ngày để thực hiện ước mơ của mình vì ngày mai lập thân, lậpnghiệp Phần lớn sinh viên nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm của mìnhtrong học tập, trong cuộc sống, cố gắng phấn đấu rèn luyện để trở thành mộttrí thức trẻ tương lai, có đầy đủ các phẩm chất, năng lực, và bản lĩnh chính trịvới trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, góp phần vào sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Định hướng giá trị về cuộc sống của thanh niên sinh viên hiện nay là:

có kiến thức, có ý chí tự lập, coi trọng giá trị đạo đức, sống có mục đích Kếtquả nghiên cứu gần 1.000 sinh viên đại diện cho các trường đại học, cao đẳng

ba miền Bắc, Trung, Nam về tình hình tư tưởng thanh niên Việt Nam chothấy, định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong cuộc khảo sát này là:

Trang 34

tưởng Văn hóa Trung ương tiến hành năm 2003 với chủ đề "Hình mẫu sinh

viên phấn đấu noi theo" như sau:

- Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, bạn bè: 69,1%

- Có chí hướng phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên: 58,4%

- Tích cực tham gia hoạt động xã hội và các phong trào: 55,3%

- Coi trọng đạo lý, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: 54,6%

- Nhanh nhạy trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa

- Học giỏi các môn mà mình cho là cần thiết: 34%

- Biết cách ăn mặc trang điểm đúng mốt: 15,8% [61, tr 48-49].Cuộc sống ngày càng phát triển, tính tích cực xã hội của sinh viên ngàycàng được phát huy Mặc dù sinh viên đến trường với nhiệm vụ chính là họctập và rèn luyện, bên cạnh nhiệm vụ đó, họ còn tham gia tích cực vào các hoạtđộng mang tính xã hội cao, như: hiến máu nhân đạo, ngày thứ bảy tình nguyện,phòng chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ những gia đình thươngbinh liệt sĩ, những người già cả cô đơn không nơi nương tựa, chăm sóc các bà

mẹ Việt Nam anh hùng, vệ sinh môi trường Đặc biệt, tại Seagames 22 vừaqua, hình ảnh người sinh viên áo xanh tình nguyện viên trên đường phố HàNội không chỉ khắc sâu trong tâm trí người dân Việt Nam mà cả bạn bè trênthế giới

Những hoạt động này đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn vàkhông thể thiếu trong đời sống sinh viên, khơi dậy tính tích cực xã hội của họ,

Trang 35

góp phần to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách sinh viên ngay từ khi cònngồi trên ghế nhà trường.

- Kế thừa là quy luật phát triển của ý thức xã hội nói chung, ý thức đạo đức nói riêng.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sự kế tiếp cácphương thức sản xuất khác nhau Cho đến nay, xã hội loài người đã trải quanăm hình thái kinh tế - xã hội, tương ứng với nó có năm dạng hình thái ý thứcđạo đức khác nhau Mỗi hình thái ý thức đạo đức ra đời thường kế thừa nhữngnhân tố đạo đức tích cực của các hình thái ý thức đạo đức trước đó Đây làvấn đề có tính quy luật trong sự phát triển của đời sống đạo đức xã hội Chẳnghạn, những giá trị phổ quát toàn nhân loại như: con người sống phải biết yêuthương nhau, giúp đỡ nhau, vị tha, bao dung, sống đầy tình nhân ái, phê phánnhững thói hư tật xấu tất cả những giá trị đó được lưu truyền từ đời nàysang đời khác, và thậm chí từ dân tộc này sang dân tộc khác Ngoài ra, có một

số các phạm trù đạo đức học được hình thành ngay từ thời cổ đại như: hạnhphúc, lương tâm, nghĩa vụ nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, mà chúng ta vẫn

thường gọi những phạm trù này là những phạm trù đạo đức truyền thống Tuy

nhiên, nội dung của các phạm trù đó có thay đổi ít nhiều, nó phản ánh đờisống xã hội đang vận động và phù hợp với quá trình vận động đó

Kế thừa là quá trình phát triển của ý thức xã hội nói chung của đạođức nói riêng, kế thừa là nhân tố, là vòng khâu của sự phát triển, là cái cầu nốigiữa cái cũ và cái mới Tính kế thừa của đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh

tế - xã hội, vào tính giai cấp, tính dân tộc Kế thừa trong sự phát triển của đạođức không thể tồn tại một cách biệt lập tách rời các hình thái ý thức xã hộikhác như: pháp luật, triết học, tôn giáo, nghệ thuật Bên cạnh đó, sự pháttriển của đạo đức còn phụ thuộc vào sự giao lưu với văn hóa bên ngoài, qua

đó mà làm cho bản thân nó trở nên phong phú, đa dạng hơn trong sự pháttriển Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa người ta đã nêu ra những

Trang 36

chuẩn mực về "tự do, bình đẳng, bác ái" nhưng mới chỉ là hình thức, vì lợi íchgiai cấp của giai cấp tư sản, vì điều kiện kinh tế - xã hội chưa đủ để thực hiệnnhững tư tưởng, chuẩn mực đạo đức đó Dưới chủ nghĩa xã hội những giá trịđạo đức này cần kế thừa, phát triển và biến nó thành hiện thực trong đời sống

xã hội

- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc giúp cho sinh viên chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó ra đời từ tồn tại xã hội, chịu

sự chi phối của tồn tại xã hội Quá trình hình thành và phát triển của đạo đứcbởi hai con đường, đó là: tự phát và tự giác Ngay từ khi con người còn đangsống trong xã hội cộng sản nguyên thủy, mặc dù con người chưa đạt tới trình

độ hiểu biết về đạo đức, hay được hưởng một nền giáo dục về đạo đức.Nhưng có thể nói, những quan điểm về đạo đức thời đó đã bắt đầu manh nha.Bằng trực quan, cảm tính, kinh nghiệm, người nguyên thủy cũng đã nhận biếtrằng: phải biết dựa vào nhau để duy trì sự tồn tại của mình, biết hợp tác vớinhau và bình đẳng về lợi ích cũng như lao động, họ bảo nhau rằng "khôngđược đàn áp nhau, không được lấy phần của người khác" - đó là điều thiện

Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi, càng ngày các mối quan hệgiữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiêncàng trở nên phức tạp, phong phú hơn như chính đời sống hiện thực của nó.Con người cần có những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức nhất định để điềuchỉnh các mối quan hệ Lúc này con người cần được giáo dục về đạo đức - quá trình hình thành và phát triển đạo đức thông qua giáo dục là một quá trình

tự giác

Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên hiện nay lànâng cao nhận thức về đạo đức cho họ Giúp họ chuyển các ý niệm, quanđiểm đạo đức từ tự phát thành tự giác, từ thụ động sang chủ động, không

Trang 37

ngừng nâng cao trình độ nhận thức về đạo đức từ thấp đến cao, từ trình độnhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học Nhận thức thôngthường hình thành dần dần do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống hàngngày, còn nhận thức khoa học phản ánh các giá trị đạo đức một cách tổnghợp, khái quát; phản ánh tất cả các giá trị đạo đức của quá khứ, hiện tại vàtương lai Những tri thức về đạo đức giúp họ hiểu biết về những chuẩn mực,những nguyên tắc, quy tắc đạo đức, cái quy định mọi hành vi ứng xử của họ vớinhững người xung quanh, với cộng đồng Nếu thiếu những tri thức này sinhviên sẽ không nhận thức được đâu là cái tốt đâu là cái xấu, đâu là cái thiệnđâu là cái ác và hành động của họ sẽ dễ dẫn đến sai lầm, bởi lẽ người ta chỉhành động đúng trong chừng mực người ta hiểu biết chính xác Giáo dục đạođức cho sinh viên là giúp cho sinh viên chuyển những hiểu biết về nhữngnguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, để họ tự nguyện điều chỉnh hành vi củamình trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp người ta biết phânbiệt đâu là cái thiện cái ác; đâu là cái đẹp cái xấu, nhưng họ vẫn có thể viphạm đạo đức Do vậy, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho sinhviên phải gắn nó với niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức - một trong nhữngyếu tố quyết định hành vi đạo đức của con người, để giúp cho họ chuyển cácquan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, giúp cho sinh viên hiểu rõ mụcđích và việc làm của mình là đúng hay sai, có phù hợp với những chuẩn mựcđạo đức của dân tộc mình hay không, là một việc làm hết sức cần thiết Mỗisinh viên đều được hưởng một nền giáo dục ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhàtrường phổ thông, từ trong gia đình và ngoài xã hội, mức độ tiếp thu của họthường không giống nhau, sự hiểu biết của họ về những giá trị đạo đức truyềnthống của dân tộc cũng không phải như nhau Người thì cho những chuẩnmực, những giá trị đạo đức truyền thống này là lỗi thời là lạc hậu là khôngphù hợp với hiện tại, số khác thì ngược lại Có người thì cho rằng, những giátrị đạo đức truyền thống của dân tộc chỉ đúng với trước đây, còn hiện nay thì

Trang 38

không phù hợp, không còn có tác dụng đối với xã hội hiện tại Do vậy sinhviên có tự giác nhận thức được những chuẩn mực, những giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc hay không? Một phần do sự giáo dục của gia đình,nhà trường, xã hội, một phần do chính bản thân sinh viên nhận thức Yếu tố tựnhận thức của chủ thể đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điềuchỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ xã hội.

1.2 YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên phải chú ý tới đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi

Giáo dục đạo đức là hoạt động chung tác động đến nhiều đối tượng:học sinh, sinh viên, cán bộ và ngay chính bản thân những nhà giáo dục.C.Mác viết:

Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sảnphẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục, rằng do đó con người

đã biến đổi là sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nềngiáo dục đã thay đổi, - cái học thuyết ấy quên rằng chính những conngười làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cầnphải được giáo dục [41, tr 10]

Sinh viên Việt Nam hiện nay phần lớn có độ tuổi trung bình từ 19 tuổiđến 23 tuổi, đây là giai đoạn hai của lứa tuổi thanh niên, và là giai đoạn conngười có sự trưởng thành về mặt sinh học cũng như mặt xã hội

Về mặt sinh học, giai đoạn này bộ não con người phát triển khá hoànthiện Các nhà chuyên môn cho rằng, trọng lượng của bộ não người lúc này

đã đạt tới mức tối đa trọng lượng não của người bình thường (khoảng1.400gam) và chứa khoảng 14-16 tỷ nơron thần kinh So với lứa tuổi thiếu

Trang 39

niên, lúc này nơron thần kinh của sinh viên có khả năng dẫn truyền luồngthông tin tốt hơn (nhanh hơn, chính xác hơn, sức chịu đựng cao hơn).

Về mặt xã hội, ở giai đoạn này sinh viên đã biết suy nghĩ đến tươnglai của mình, của dân tộc và họ đã có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ côngdân Họ đã có những trăn trở trước những khó khăn của đất nước, họ đã cónhững hoài bão và ước mơ làm một việc gì đó để có thể góp phần làm thayđổi vận mệnh của Tổ quốc, với ý chí "dời non lấp biển" và tinh thần xả thân

vì nghĩa

Sinh viên hiện nay ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong xã hội.Càng ngày chúng ta càng thấy sinh viên năng động hơn, hăng hái và tích cực,táo bạo hơn trong cuộc sống Họ hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội

và góp phần đáng kể trong đời sống xã hội cũng như trong sự phát triển củabản thân

Tuy vậy, nhìn vào mặt trái của sinh viên chúng ta thấy cũng còn nhiềuđiều đáng quan tâm, suy nghĩ Đó là những biểu hiện của lối sống hưởng thụ,lười biếng, chuộng hình thức, coi thường những người xung quanh kể cả phápluật, dẫn đến sa đà vào những tệ nạn xã hội, thậm chí tham gia vào những vụgiết người cướp của, mại dâm, ma túy, rượu chè, cờ bạc Tất cả những cái

đó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên

Từ khi còn ngồi trên ghế trường tiểu học, trường phổ thông, học sinh

đã được nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục các chuẩn mực đạo đứctruyền thống dân tộc Tuy nhiên, sự giáo dục này chỉ phù hợp với lứa tuổi họcsinh, bước vào trường đại học và cao đẳng, sinh viên đã có nhiều thay đổi Do

đó, trong các trường đại học và cao đẳng cần có những phương pháp giáo dụcnhững giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên mới hơn, hấp dẫn hơn, phùhợp với tâm sinh lý lứa tuổi của họ Làm sao khắc phục được những mặt hạn

Trang 40

chế và khơi dậy những mặt tích cực của sinh viên, giúp họ củng cố niềm tin

và tự ý thức được hành vi trách nhiệm của mình đối với xã hội với cộng đồng

Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục đạo đức trong các trường đạihọc và cao đẳng chưa được quan tâm một cách đúng mức Môn đạo đức còn

bị coi nhẹ Gần đây tình trạng đó đã từng bước được khắc phục, tuy nhiên vẫnchưa đáp ứng yêu cầu tình hình hiện tại Do đó, cần có sự bổ sung tích cựcvào chương trình giáo dục lý luận chính trị bộ môn khoa học này, cần tạo ramôi trường giáo dục lành mạnh bổ ích, vì dư luận xã hội lành mạnh sẽ có tácdụng to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp vớilợi ích của cộng đồng Đồng thời, dư luận cũng lên án mạnh mẽ những thói

hư tật xấu những hành vi tàn ác vô lương tâm và nêu các tấm gương đạo đức

để sinh viên học tập noi theo

Ngoài ra, có thể áp dụng các hình thức sân khấu hóa hoạt động giáodục truyền thống, tạo ra các sân chơi lành mạnh bổ ích cho sinh viên để sinhviên vừa học mà chơi, chơi mà học, để giúp cho họ hướng tới những ước mơ,hoài bão, lớn lao

1.2.2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của cuộc chạy đua "ai thắngai" trên bình diện "chất xám" Tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phầnrất lớn vào thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên - những trí thức tương lai, nhữngchủ nhân mai sau của đất nước Cuộc sống luôn luôn chứng tỏ rằng, trí tuệ lànguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc, một phần tài nguyên đóđang nằm trong mỗi một sinh viên Việc phát huy năng lực sáng tạo của sinhviên, khơi dậy tiềm năng trí tuệ to lớn ở họ có ý nghĩ vô cùng to lớn đối vớitương lai dân tộc

Ngày đăng: 11/04/2013, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu kết luậnHội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
2. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển", Triết học, (2), tr. 16-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vìmục tiêu phát triển
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
3. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thốngtrước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
4. Lê Duẩn (1976), Cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1986
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần hai) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần hai)Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BanChấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một sốđịnh hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2004
16. Nguyễn Khoa Điềm (2004), Bài phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác Tư tưởng - Văn hóa toàn quốc năm 2004, Đà Nẵng, ngày 19 - 21/2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu kết luận hội nghị triển khai côngtác Tư tưởng - Văn hóa toàn quốc năm 2004
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Năm: 2004
17. Phạm Văn Đồng (1989), Hồ Chủ tịch, tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chủ tịch, tinh hoa của dân tộc, lương tâm củathời đại
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1989
18. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
19. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Nghiên cứu lý luận, (2), tr. 24-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đốivới đạo đức người cán bộ quản lý
Tác giả: Nguyễn Tĩnh Gia
Năm: 1997
20. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ViệtNam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1980

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Những giá trị và định hướng giá trị của sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)
Bảng 2.1 Những giá trị và định hướng giá trị của sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (Trang 57)
Bảng 2.2.: Sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá về những biểu hiện tiêu cực trong sinh viên - Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)
Bảng 2.2. Sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá về những biểu hiện tiêu cực trong sinh viên (Trang 60)
Bảng 2.2.: Sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá - Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)
Bảng 2.2. Sinh viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá (Trang 60)
Bảng 2.3: Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước - Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)
Bảng 2.3 Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước (Trang 71)
Bảng 2.3: Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước - Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)
Bảng 2.3 Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước (Trang 71)
4. Đánh giá của sinh viên về nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên hiện nay  (qua các hình thức: tuyên truyền,truyền thống cho sinh viên hiện nay  (qua các hình thức: tuyên truyền, - Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)
4. Đánh giá của sinh viên về nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên hiện nay (qua các hình thức: tuyên truyền,truyền thống cho sinh viên hiện nay (qua các hình thức: tuyên truyền, (Trang 121)
3. Đánh giá của sinh viên về những giá trị đang được kế thừa và đang bị mai một - Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội)
3. Đánh giá của sinh viên về những giá trị đang được kế thừa và đang bị mai một (Trang 121)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w