1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc pdf

100 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

LUẬN VĂN: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và trong sản xuất. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, phụ nữ Việt Nam đã dũng cảm tham gia vào các phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng chính mình. Ngày nay, trong không khí sôi động của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ hăng hái tham gia vào các hoạt động xây dựngphát triển đất nước trong thời kỳ mới. Quá trình đó cùng với đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động. Cơ chế kinh tế mới đã làm cho mọi hoạt động của người dân Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng càng trở nên năng động, sáng tạo hơn, đồng thời họ từng bước hình thành những chuẩn mực, những quan hệ đạo đức mới trong xã hội. Qua 15 năm đổi mới chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động đến các tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ. Vấn đề việc làm, sự nghèo đói, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nạn mại dâm, ma túy, hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ đang là những vấn đề bức bách; những giá trị đạo đức truyền thống ít được chú trọng, có nơi, có lúc còn bị mai một. Trong xã hội xuất hiện những thái độ, hành vi đạo đức không lành mạnh trong các quan hệ xã hội, một bộ phận người dân nói chung, phụ nữ nói riêng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Tình trạng đó lan tràn nhiều nơi, ảnh hưởng tới đạo đức người phụ nữ. Do vậy, việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống phụ nữ nói riêng trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ là công việc rất cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa lý luậnthực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu như: "Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, 1980); "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của GS Nguyễn Hồng Phong (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963). Trong các công trình nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được hình thành trong lịch sử và vận động tới ngày nay. Giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ là một bộ phận của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về truyền thống đạo đức của phụ nữ GS Trần Quốc Vượng đã có công trình nghiên cứu "Truyền thống phụ nữ Việt Nam" do Nxb Văn hóa - dân tộc phát hành năm 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về truyền thống đạo đức người phụ nữ. Trước những đổi thay không ngừng của đất nước, nhiều chuẩn mực đạo đức mới ra đời, nhưng cũng nhiều giá trị đạo đức truyền thống dân tộc bị mai một, suy thoái. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định các giá trị đạo đức truyền thống cần được kế thừa, phát huy trong điều kiện mới có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: Hội nghị khoa học "Giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam" do Viện Mác - Lênin và Tạp chí Cộng sản tổ chức năm 1982 được in trong hai tập sách có tên "Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam" do Nhà xuất bản Thông tin lý luận ấn hành năm 1983. Công trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07) trong đó có kết quả của đề tài "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" (KX-07-02) khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần được phát huy trong giai đoạn cách mạng mới. Cùng với việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức như "Đạo đức mới" của GS Vũ Khiêu (Nxb Khoa học xã hội, 1974); "Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới" của GS Tương Lai (Nxb Sự thật, 1983), và Hội nghị khoa học "Về việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức trong thời kỳ quá độ" do Ban Đạo đức học - Viện Triết học và ủy ban Khoa học xã hội nhân văn tổ chức năm 1983, với các chủ đề: Phụ nữ và vấn đề hình thành đạo đức mới, văn hóa đạo đức và vấn đề giáo dục con người mới, truyền thốnghiện đại trên lĩnh vực đạo đức Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương đề cập đến vấn đề kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc như "Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc" của PGS Nguyễn Văn Huyên (Tạp chí Triết học, số 4, 1998); "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nayviệc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ" của PGS Nguyễn Chí Mỳ và Nguyễn Thế Kiệt (Tạp chí Cộng sản, số 15, 1998) ; một số công trình nghiên cứu của cá nhân như "Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay" (Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Minh Hiệp, 2000). Các bài viết về vấn đề phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay như "Phụ nữ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của Trương Mỹ Hoa, Tạp chí Cộng sản, số 20, 1996; "Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI" của GS Lê Thi (Tạp chí Cộng sản, số 20, 2000) Như vậy, vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ, vấn đề đạo đức mới của toàn dân nói chung, phụ nữ nói riêng đã được nhiều người, nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc, vì vậy, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề đặt ra trong luận văn. 3. Mục đích của luận văn Từ những nội dung, yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay; qua tìm hiểu thực trạng và một số vấn đề nảy sinh trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên luận văn phải giải quyết ba nhiệm vụ, đó là: - Chỉ ra được những nhân tố tác động tới đạo đức người phụ nữ hiện nay. - Xác định được các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát huy; những yêu cầu, nội dung của các chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay nước ta. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức truyền thống phụ nữ cần được kế thừa, phát huy đây về mặt tích cực. Luận văn chủ yếu tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức của người phụ nữ hiện nay, được nảy sinh từ khi Đảng ta chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986), qua khảo sát thực tế tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, vấn đề xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ. Phương pháp chủ yếu để thực hiện luận văn này là tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, trừu tượng - cụ thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để so sánh đối chiếu, sử dụng những số liệu của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc đã được công bố. 6. Cái mới và ý nghĩa của luận văn Luận văn xác định được những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát huy đối với người phụ nữ Việt Nam; những yêu cầu, nội dung cơ bản về chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay. Luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Luận văn góp phần vào việc nhận thức vai trò lâu dài của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ trong sự nghiệp xây dựngphát triển đất nước hiện nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ, về đạo đức mới của người phụ nữ trong trường Đảng và các trường học Vĩnh Phúc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong hai chương, bốn tiết. Chương 1 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay 1.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộcgiá trị đạo đức truyền thống phụ nữ 1.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Giá trị là khái niệm trung tâm của giá trị học với tính cách là một khoa học và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn như triết học, tâm lý học, đạo đức học, xã hội học, kinh tế học với những nội dung rộng hẹp, cụ thể khác nhau. Giá trị là ý nghĩa của những hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu tích cực của con người, là những thành tựu góp phần vào sự phát triển xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người. Giá trị có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó là cơ sở để con người căn cứ vào đó mà xác định mục đích, phương hướng sống cho hoạt động của mình. Vì vậy, "nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm cả quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới" [7, tr. 16]. Như vậy, có những giá trị chung toàn nhân loại, cũng có giá trị lâu bền được kế thừa qua nhiều thời đại và được nâng cao lên, nhưng cũng có những giá trị có phạm vi ảnh hưởng và thời gian tồn tại ít hơn. Có những giá trị sẽ mất đi hoặc mờ nhạt dần khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi và có những giá trị mới được hình thành. Những giá trị chung, phổ biến được coi như phương tiện cơ bản tạo nên sự liên kết các thành viên trong cộng đồng. Trong việc nghiên cứu giá trị, cấp độ chung nhất giá trị được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần được chia thành các loại giá trị cơ bản như: giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị chính trị, giá trị thẩm mỹ Giá trị đạo đức được hình thành từ trong lịch sử và trường tồn đến hiện đại, tạo thành giá trị truyền thốnggiá trị hiện đại. Mỗi dân tộc đều có truyền thống của mình do lịch sử để lại. Truyền thống dân tộc là những đức tính, những lề thói, phong tục đã trở nên ổn định được đông đảo thừa nhận và đã ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội, được nối dài theo nhiều thế hệ, qua nhiều đời của dân tộc. Từng dân tộc khác nhau có truyền thống khác nhau, "giá trị truyền thống dân tộc được cô đúc nên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc cho nên có thể nói, giá trị truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất cốt lõi văn hóa dân tộc" [39, tr. 9]. Dân tộc Việt Nam với các điều kiện địa lý, môi trường, lịch sử và xã hội đã hình thành nên những nét giá trị truyền thống riêng. Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, nó là một dòng chảy liên tục nảy sinh, phát triển trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước của cha ông ta, và được tích lũy, lưu truyền, chắt lọc, chuyển giao, tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác. Giá trị đạo đức truyền thống là cái tồn tại mãi mãi với dân tộc "sau tất cả những gì đã mất đi trong quá trình vận động" [46, tr. 103]. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu để xác định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đã được nhiều người, nhiều nhà khoa học quan tâm. GS Trần Văn Giàu cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [25, tr. 94]. GS Vũ Khiêu đưa ra quan điểm, trong những truyền thống quý báu của dân tộc, nổi bật nhất là truyền thống đạo đức và khẳng định, truyền thống đạo đức của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nước; truyền thống đoàn kết; lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [42, tr. 74-86]. Kết quả nghiên cứu của Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" (KX-07) cũng khẳng định: cốt lõi của các giá trị truyền thốngđạo đức, phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước, vì nghĩa, lòng thương người [8, tr. 32- 34]. Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cũng được đề cập đến trong một số Văn kiện của Đảng và các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay khẳng định: "Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc. Đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động" [14, tr. 19]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựngphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có viết: [...]... lịch sử của từng thời đại mà được phát triển, bổ sung những phẩm chất mới làm phong phú và bền vững thêm các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc 1.2 Nội dung, yêu cầu của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay 1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự biến đổi những giá trị đạo đức của phụ nữ hiện nay * Sự tác động của nền kinh tế thị... những giá trị làm nên bản sắc Việt Nam, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Đạo đức truyền thống là tiền đề trực tiếp cho sự hình thành và phát triển của đạo đức cách mạng (đạo đức mới) Đạo đức cách mạng của người phụ nữ là sự tiếp nối và phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của các thời đại trước để lại Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ trong. .. vậy, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ là tất yếu khách quan Đạo đức mới mà chúng ta xây dựng cho người phụ nữ hiện nay có tiền đề từ đạo đức truyền thống, song phải chú ý tránh thái độ bảo thủ, đề cao quá mức truyền thống, xem nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới cũng như thái độ hư vô chủ nghĩa, gạt bỏ mọi giá trị truyền thống đều là phản khoa học Thực tế. .. những giá trị trong sáng và tiến bộ của đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, đạo đức truyền thống phụ nữ nói riêng đã từng tạo nên ý nghĩa tích cực trong sự phát triển phẩm chất đạo đức phụ nữ nước ta khi xưa, thì giờ đây các giá trị ấy vẫn không ngừng được phát huy những ảnh hưởng tích cực của mình trong quá trình xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện đại 1.2.2 Nội dung, yêu cầu của việc. .. theo trình độ phân cực rõ nét Phụ nữ thường lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực có thu nhập thấp Trong điều kiện như vậy, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống đạo đức phụ nữ trong quá trình hình thành đạo đức mới của người phụ nữ không tránh khỏi những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với đạo đức của người phụ nữ hiện nay Kinh tế thị trường bằng lợi ích vật... cực trong sự phát triển đạo đức của người phụ nữ Việt Nam khi xưa, thì giờ đây những giá trị ấy vẫn không ngừng phát huy những ảnh hưởng tích cực trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho người phụ nữ hiện đại Đảng và Nhà nước ta đã ghi nhận vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với tư duy và hành động của phụ nữ nước ta trong sự nghiệp cách mạng của đất nước Tuy nhiên, trong khi kế thừa các giá. .. cận về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc phần trước và từ những nhận định trên về truyền thống đạo đức phụ nữ Việt Nam Có thể rút ra những nét tiêu biểu của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc biểu hiện phụ nữ Việt Nam là: - Yêu nước, anh hùng, bất khuất - Đảm đang - Yêu thương chồng con - Phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc - Trung hậu Truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc được Chủ tịch... giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trên cơ sở phát triển kinh tế văn hóa, xã hội Trong sự phát triển xã hội thì kinh tếđạo đứcmối quan hệ biện chứng, ý thức đạo đức mới ra đời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế cũng phụ thuộc vào tác động trở lại của ý thức xã hội trong đó có đạo đức Nếu tăng trưởng kinh tế mà suy thoái về đạo đức, mai một về giá trị truyền thống. .. đạo đức truyền thống đã thấm sâu vào đời sống tinh thần của cả dân tộc qua các thế hệ và chính chúng đã làm nên sức mạnh Việt Nam suốt nhiều thế kỷ, tạo nên dáng vóc Việt Nam với bản sắc riêng Nhiệm vụ của chúng ta là phải giữ gìn và phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức mà cha ông ta đã tạo nên trong lịch sử 1.1.2 Những nét tiêu biểu của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đạo đức truyền thống của. .. của phụ nữ Truyền thống đạo đức phụ nữ là một bộ phận hữu cơ của truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống ấy đã được Bác Hồ viết trong thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày phụ nữ Quốc tế: "Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù" [61, tr 85] Tại Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII năm 1997, Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng khẳng định: Truyền thống . LUẬN VĂN: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc Mở. nhằm phát huy hơn nữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay ở nước ta. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Những giá trị đạo đức truyền thống. giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Luận văn góp phần vào việc nhận thức vai trò lâu dài của việc phát huy các giá trị

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn An, (1998) "Truyền thống tôn trọng phụ nữ hay tập quán "trọng nam khinh nữ"?" Khoa học về phụ nữ (1), tr. 25 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống tôn trọng phụ nữ hay tập quán
2. Lê Thị Tuyết Ba (1999), "Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", Triết học (1), tr. 9 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Tuyết Ba
Năm: 1999
3. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Bandzeladze
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
4. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Bandzeladze
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
5. Trường Chinh (1963) Bàn về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn hóa văn nghệ
Nhà XB: Nxb Văn hóa nghệ thuật
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), "Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường", Triết học (1), tr 3 - 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1995
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển", Triết học (2), tr 16 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000
Tác giả: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1997
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết 09 Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, (Lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 09 Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1995
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền xã hội ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền xã hội Việt "Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
19. Phạm Văn Đồng (1961), Vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1961
21. Trần Thị Minh Đức (1995), "Tâm lý "trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện nay", Khoa học về phụ nữ (4), tr. 6 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý "trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện nay
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 1995
25. Bảo Định Giang (1992), "Sống nhân nghĩa một truyền thống cực kỳ tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy", Tạp chí Cộng sản (4), tr. 46-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống nhân nghĩa một truyền thống cực kỳ tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy
Tác giả: Bảo Định Giang
Năm: 1992
26. Đặng Thái Giáp (2000), "Đạo đức và pháp luật với an ninh trật tự trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Cộng sản (2), tr. 27 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức và pháp luật với an ninh trật tự trong nền kinh tế thị trường
Tác giả: Đặng Thái Giáp
Năm: 2000
27. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1980

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN