truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường dựa trên sự phân công lao động xã hội có sự phân chia về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đời sống kinh tế hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Từ khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thực tiễn cho thấy sức sản xuất được giải phóng, năng suất lao động ngày một tăng, tạo tiền đề vật chất nâng cao đời sống của nhân dân. Kích thích tiềm năng sáng tạo của con người, hình thành nên các cá nhân độc lập, phát triển tự chủ cá nhân, con người năng động hơn, luôn vươn lên để tự khẳng định mình. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nhận định về kinh tế thị trường như sau:
Về vấn đề này, Bộ Chính trị cho rằng: từ ngày đổi mới tới nay, trong nhiều nghị quyết của Trung ương, Đảng ta luôn nhận định thị trường là sản phẩm của nhân loại, không chỉ riêng có của chủ nghĩa tư bản, do đó Đảng chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thực tiễn, phương hướng phát triển kinh tế đó đã mang lại nhiều thành tựu; về mặt văn hóa, trong Dự thảo Nghị quyết đã khẳng định "những tác động tích cực to lớn" của nó [10, tr. 29].
Tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa" [7, tr. 26].
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, chúng ta cũng đang phải đối mặt với một thực tế đáng buồn, đó là sự xuống cấp về mặt đạo đức hiện nay trong đời sống xã hội. Những hiện tượng băng hoại về đạo đức đang là nỗi nhức nhối của xã hội chúng ta. Vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân đang diễn ra hết sức phức tạp, đang có sự đấu tranh giữa cái mới, cái tiến bộ, cái thiện, với cái cũ, cái lạc hậu, cái ác; giữa chủ nghĩa vị tha với chủ nghĩa vị kỷ, giữa lối sống trung thực với thói dối trá chạy theo đồng tiền... Dẫn đến tình trạng trong gia đình con cái bất hiếu với cha mẹ, anh chị em quay lưng lại với nhau... Đây là một tình trạng đảo lộn về các chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc, làm hoen ố những giá trị đạo đức truyền thống mà ông cha ta đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu xương để tạo dựng nên.
Vấn đề tác động của cơ chế thị trường đối với đạo đức đã có nhiều cách lý giải khác nhau. Có quan điểm cho rằng, kinh tế thị trường và đạo đức là bài xích lẫn nhau, kinh tế thị trường càng phát triển thì đạo đức càng suy thoái. Có quan điểm lại cho rằng, kinh tế thị trường tạo khả năng đẩy nhanh sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống, nó sẽ nâng cao trình độ luân lý và đạo đức xã hội. Cuộc sống chứng tỏ rằng kinh tế thị trường đã tác động đến đạo đức theo cả hai hướng: cả tích cực, lẫn tiêu cực. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, với thái độ khách quan và khoa học, Đảng ta khẳng định:
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, nhất thiết phải thấy mặt trái của cơ chế thị trường. Chúng ta không quy mọi xấu xa đều do cơ chế thị trường, nhưng không thể không thấy rằng về khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã
khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý tới lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản... [10, tr. 30].
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sinh viên có đủ điều kiện để bộc lộ hết khả năng vốn có của mình, đồng thời đây cũng là một thách thức lớn đối với sinh viên hiện nay, vì kinh tế thị trường không giống như trong nhà trường, mà nó là sự cạnh tranh khốc liệt có khi là sự thất bại, thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của cơ chế thị trường, có cạnh tranh tích cực làm lành mạnh hóa hoạt động của con người, có cạnh tranh khốc liệt theo kiểu "luật rừng", "cá lớn nuốt cá bé" gây hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống nhân dân, làm biến dạng mối quan hệ giữa người với người. Trong gia đình, hiện tượng con cái hắt hủi cha mẹ vì lợi ích kinh tế. Ở nhà trường, trò khinh thầy, đi ngược lại truyền thống "tôn sư trọng giáo". Ngoài xã hội, quan hệ giữa người với người
theo kiểu "đèn nhà ai nấy rạng", "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại"... Là một tầng lớp xã hội đặc thù, do đó sinh viên cũng chịu tác động từ hai phía của kinh tế thị trường.
Trong tình hình thế giới hiện nay, kẻ thù vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính và phá hoại chúng ta. Với "diễn biến hòa bình", kẻ thù tấn công chúng ta chủ yếu trên các lĩnh vực văn hóa để làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp của Đảng, làm băng hoại đạo đức, lối sống của nhân dân. Đối tượng trực tiếp của chúng là lớp trẻ, trong đó có sinh viên - những người chủ nhân tương lai của đất nước. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên, lợi dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện đại - nhất là dịch vụ mạng, sách báo, phim ảnh. Kẻ thù dùng đủ mọi thủ đoạn hòng lôi kéo sinh viên xa rời cội nguồn, sống quay lưng lại với chế độ, với nhân dân, với dân tộc, khuyến khích sinh viên tìm đến sự hưởng thụ mà không thiết nghĩ đến tương lai... Về phần mình, có không ít sinh viên chưa tự ý thức được vai trò, vị trí của họ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Sống ỷ lại bố mẹ, không chịu phấn đấu rèn luyện. Trong học tập còn có hiện tượng thiếu trung thực như: chạy điểm, chạy bằng, thờ ơ với các sinh hoạt đoàn thể. Vì ngại khó, ngại khổ, nên có tính toán thực dụng trong việc chọn ngành nghề. Một số thích lối sống hưởng thụ đua đòi, ăn chơi, sống buông thả, dẫn đến vi phạm pháp luật và các chuẩn mực xã hội. Đây đó còn xảy ra hiện tượng sinh viên, giết người, cướp của, tự tử..., con số nghiện hút trong sinh viên cũng không phải là ít. Theo báo cáo của đề tài cấp bộ, mã số B2001-36- 28, tháng 10/2003, của ThS. Đỗ Kim Thanh (chủ nhiệm đề tài), cho thấy: trên địa bàn Hà Nội năm 2003 có khoảng gần 1.000 sinh viên nghiện ma túy.
Từ thực trạng đó, việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, là một việc làm cần thiết và hết sức cấp bách. Có như vậy, mới góp phần giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn được bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Mặt khác, tính tất yếu và sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay, cũng là một đảm bảo cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Sinh viên với sự hiểu biết của họ về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
Đại đa số sinh viên ngày nay là những người sống có lý tưởng, có ước mơ và hoài bão lớn lao. Họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống hàng ngày để thực hiện ước mơ của mình vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Phần lớn sinh viên nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm của mình trong học tập, trong cuộc sống, cố gắng phấn đấu rèn luyện để trở thành một trí thức trẻ tương lai, có đầy đủ các phẩm chất, năng lực, và bản lĩnh chính trị với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Định hướng giá trị về cuộc sống của thanh niên sinh viên hiện nay là: có kiến thức, có ý chí tự lập, coi trọng giá trị đạo đức, sống có mục đích... Kết quả nghiên cứu gần 1.000 sinh viên đại diện cho các trường đại học, cao đẳng ba miền Bắc, Trung, Nam về tình hình tư tưởng thanh niên Việt Nam cho thấy, định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong cuộc khảo sát này là:
- Có kiến thức: 639/821 = 77,8% - Ý chí tự lập: 567/821 = 69,1% - Có lòng yêu nước: 505/821 = 58,5% - Coi trọng giá trị đạo đức: 480/821 = 58,5% - Có tín nhiệm: 440/821 = 53,6% - Có bằng cấp: 52,9% - Sống tiết kiệm: 399/8221 = 43,6%
Đánh giá về định hướng giá trị của sinh viên cũng được thể hiện rõ nét qua kết quả thăm dò dư luận với sự tham gia của 1.265 sinh viên của 18 tỉnh thành phố trong cả nước do Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tiến hành năm 2003 với chủ đề "Hình mẫu sinh
viên phấn đấu noi theo" như sau:
- Có ý chí tự lập: 77,4%
- Học giỏi đều các môn: 70,7%
- Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, bạn bè: 69,1%
- Giỏi ngoại ngữ: 63,2%
- Có hiểu biết về tin học: 59,8%
- Có chí hướng phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên: 58,4% - Tích cực tham gia hoạt động xã hội và các phong trào: 55,3%
- Coi trọng đạo lý, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: 54,6% - Nhanh nhạy trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa
tiên tiến của thế giới: 49,3%
- Học giỏi các môn mà mình cho là cần thiết: 34%
- Biết cách ăn mặc trang điểm đúng mốt: 15,8% [61, tr. 48-49]. Cuộc sống ngày càng phát triển, tính tích cực xã hội của sinh viên ngày càng được phát huy. Mặc dù sinh viên đến trường với nhiệm vụ chính là học tập và rèn luyện, bên cạnh nhiệm vụ đó, họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động mang tính xã hội cao, như: hiến máu nhân đạo, ngày thứ bảy tình nguyện, phòng chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ, những người già cả cô đơn không nơi nương tựa, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, vệ sinh môi trường... Đặc biệt, tại Seagames 22 vừa qua, hình ảnh người sinh viên áo xanh tình nguyện viên trên đường phố Hà
Nội không chỉ khắc sâu trong tâm trí người dân Việt Nam mà cả bạn bè trên thế giới.
Những hoạt động này đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn và không thể thiếu trong đời sống sinh viên, khơi dậy tính tích cực xã hội của họ, góp phần to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Kế thừa là quy luật phát triển của ý thức xã hội nói chung, ý thức đạo đức nói riêng.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sự kế tiếp các phương thức sản xuất khác nhau. Cho đến nay, xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, tương ứng với nó có năm dạng hình thái ý thức đạo đức khác nhau. Mỗi hình thái ý thức đạo đức ra đời thường kế thừa những nhân tố đạo đức tích cực của các hình thái ý thức đạo đức trước đó. Đây là vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển của đời sống đạo đức xã hội. Chẳng hạn, những giá trị phổ quát toàn nhân loại như: con người sống phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau, vị tha, bao dung, sống đầy tình nhân ái, phê phán những thói hư tật xấu... tất cả những giá trị đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và thậm chí từ dân tộc này sang dân tộc khác. Ngoài ra, có một số các phạm trù đạo đức học được hình thành ngay từ thời cổ đại như: hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ... nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, mà chúng ta vẫn thường gọi những phạm trù này là những phạm trù đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, nội dung của các phạm trù đó có thay đổi ít nhiều, nó phản ánh đời sống xã hội đang vận động và phù hợp với quá trình vận động đó.
Kế thừa là quá trình phát triển của ý thức xã hội nói chung của đạo đức nói riêng, kế thừa là nhân tố, là vòng khâu của sự phát triển, là cái cầu nối giữa cái cũ và cái mới. Tính kế thừa của đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, vào tính giai cấp, tính dân tộc. Kế thừa trong sự phát triển của đạo đức không thể tồn tại một cách biệt lập tách rời các hình thái ý thức xã hội
khác như: pháp luật, triết học, tôn giáo, nghệ thuật... Bên cạnh đó, sự phát triển của đạo đức còn phụ thuộc vào sự giao lưu với văn hóa bên ngoài, qua đó mà làm cho bản thân nó trở nên phong phú, đa dạng hơn trong sự phát triển. Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa người ta đã nêu ra những chuẩn mực về "tự do, bình đẳng, bác ái" nhưng mới chỉ là hình thức, vì lợi ích giai cấp của giai cấp tư sản, vì điều kiện kinh tế - xã hội chưa đủ để thực hiện những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức đó. Dưới chủ nghĩa xã hội những giá trị đạo đức này cần kế thừa, phát triển và biến nó thành hiện thực trong đời sống xã hội.
- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc giúp cho sinh viên chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó ra đời từ tồn tại xã hội, chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của đạo đức bởi hai con đường, đó là: tự phát và tự giác. Ngay từ khi con người còn đang sống trong xã hội cộng sản nguyên thủy, mặc dù con người chưa đạt tới trình độ hiểu biết về đạo đức, hay được hưởng một nền giáo dục về đạo đức. Nhưng có thể nói, những quan điểm về đạo đức thời đó đã bắt đầu manh nha. Bằng trực quan, cảm tính, kinh nghiệm, người nguyên thủy cũng đã nhận biết rằng: phải biết dựa vào nhau để duy trì sự tồn tại của mình, biết hợp tác với nhau và bình đẳng về lợi ích cũng như lao động, họ bảo nhau rằng "không được đàn áp nhau, không được lấy phần của người khác" - đó là điều thiện.
Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi, càng ngày các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên càng trở nên phức tạp, phong phú hơn như chính đời sống hiện thực của nó. Con người cần có những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức nhất định để điều