Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp

93 1.5K 5
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG TRUNG DŨNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Chính trị học Hà Nội – 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG TRUNG DŨNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Thu Hƣơng Hà Nội – 2013 3 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” là công trình khoa học của riêng tôi. Các nội dung, số liệu được nêu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, chính xác. Tôi xin chịu trách nhiệm về cam kết của mình. Tác giả Hoàng Trung Dũng 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH : Công nghiệp hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HĐH : Hiện đại hóa KTXH : Kinh tế - xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc QCDC : Quy chế dân chủ QPAN : Quốc phòng - an ninh UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN 9 1.1. Nhận thức chung về Dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ sở 9 1.1.1. Một số khái niệm 9 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ và Dân chủ xã hội chủ nghĩa 12 1.1.3. Thực hiện Quy chế dân chủ, nội dung quan trọng của dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở nước ta 18 1.2. Thực hiện Quy chế dân chủ xã, phường, thị trấn là phương thức phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta 25 1.2.1. Tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn 25 1.2.2. Những định hướng phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 27 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY 31 2.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, VHXH của tỉnh Hà Tĩnh 31 2.2. Những điều kiện tác động đến quá trình thực hiện Quy chế dân chủ 33 2.3. Nội dung, cách thức triển khai QCDC ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Tĩnh 34 2.4. Kết quả trên các lĩnh vực, nguyên nhân thành công, hạn chế 39 2.5. Một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn 53 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 56 3.1. Dự báo tình hình và phương hướng thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Tĩnh 56 3.2. Những giải pháp chủ yếu thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 59 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 82 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ là mục tiêu, là khát vọng hướng tới của con người và xã hội loài người, là nhu cầu khách quan đối với sự phát triển bền vững của tất cả các nước. Ngày nay, cuộc đấu tranh vì dân chủ, vì sự tiến bộ xã hội đang trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Đối với nước ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của dân chủ. Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề dân chủ lại càng được đề cao, dân chủ XHCN được khẳng định là bản chất của chế độ, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Nền dân chủ XHCN và việc đảm bảo dân chủ ở Việt Nam không chỉ được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng mà còn được thể chế hoá và bảo đảm thực hiện thông qua Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, kể từ khi Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị 30 - CT/TW, ngày 18/12/1998 về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nền dân chủ XHCN được triển khai đồng bộ, rõ nét hơn. Theo đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là sự thể hiện quyết tâm củng cố, hoàn thiện, phát triển nền dân chủ XHCN trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước theo định hướng XHCN. Là một địa phương ở khu vực Bắc miền Trung, sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị về Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhìn chung trên mọi mặt đời sống, chính trị, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh có nhiều chuyển biến tích cực. Triển khai thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Dân chủ ở cơ sở) đã tạo động lực giúp Hà Tĩnh khơi dậy tiềm năng, nguồn lực 3 vật chất, tinh thần trong nhân dân; củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, nhân dân; là cơ sở để các địa phương xây dựng phong cách ứng xử của người lãnh đạo, quản lý; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp ủy, chính quyền; làm cầu nối cho nhân dân sát cánh bên Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, việc triển khai thực hiện QCDC trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình sự phát triển. Nhận thức về QCDC của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, của cán bộ, đảng viên, trong đó có một số người đứng đầu chưa đầy đủ. Một số quy định của Đảng và Nhà nước về thực hiện dân chủ chưa được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Tình trạng phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung cả nước. Điều kiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục, văn hóa trong nhân dân giữa các vùng, miền chưa đồng đều. Một số nơi quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm. Nhân dân chưa được hưởng đầy đủ quyền được biết, được bàn, được kiểm tra, thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ của địa phương, nhất là huy động nguồn lực đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tham gia đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện chế độ, chính sách, cung cấp thông tin về công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của công, sách nhiễu chưa được ngăn chặn triệt để. Trình độ dân trí nhìn chung chưa đồng đều; ý thức về dân chủ chưa cao, khả năng nhận thức về văn hóa dân chủ còn nhiều bất cập; một bộ phận nhân dân chưa thấy hết nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, đi ngược lại lợi ích cộng đồng xã hội. Hiện tượng lợi dụng dân chủ, dân chủ quá trớn, vi phạm kỷ luật, kỷ cương, vi phạm pháp luật còn xảy ra ở không ít các địa phương. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “tôn giáo” để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 4 Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh Hà Tĩnh sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, sớm trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó yếu tố hết sức quan trọng là tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân. Do đó, tập trung thực hiện QCDC ở cơ sở là yêu cầu khách quan, cần thiết, là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Từ thực tiễn việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua và xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình dân chủ hóa, đồng thời để làm tài liệu cho các cấp, các ngành tham khảo trong việc thực hiện dân chủ, tôi chọn nội dung “Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bàn về vấn đề dân chủ, đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những phạm vi khác nhau; được đề cập trong nhiều đề tài, bài viết, một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ. Trong đó, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau: * Các công trình đề cập tới dân chủ nói chung - Cuốn sách: Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh (2009) của Phạm Văn Bính (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, nêu những vấn đề lý luận, thực tiễn của phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, những yêu cầu đặt ra trong việc vận dụng phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh để hoàn thiện phương pháp lãnh đạo dân chủ của Đảng về chính trị, cải cách bộ máy, hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển ý thức công dân và năng lực thực hiện dân chủ XHCN của đội ngũ cán bộ…củng cố khối liên minh công - nông - trí thức, tăng cường pháp chế, chống khuynh hướng dân chủ cực đoan. 5 - Cuốn sách: Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới (2010) của Giáo sư - Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, nêu rõ tầm quan trọng của dân chủ đặc biệt là dân chủ cơ sở ở nông thôn từ khi triển khai công cuộc đổi mới đất nước đến nay; đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, tạo động lực, mục tiêu cho việc xây dựng thành công mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Cuốn sách: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (1992) của Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường (chủ biên), Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, phân tích những nội dung cơ bản về vấn đề hệ thống chính trị và dân chủ XHCN nêu trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng; những nội dung cơ bản về Nhà nước pháp quyền với cải cách bộ máy Nhà nước và hoàn thiện hệ thống chính trị. - Cuốn sách: Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (2011) của Lê Minh Quân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, khái quát lịch sử hình thành, phát triển các mô hình dân chủ của nhân loại; chỉ ra những xu hướng lớn của thế giới tác động đến quá trình dân chủ hóa như phát triển bùng nổ của khoa học - công nghệ, xuất hiện nền kinh tế tri thức, kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa; kiến giải vấn đề về xây dựng nhà nước pháp quyền, cơ chế kiểm soát quyền lực, phát triển xã hội công dân, mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng đối với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam và một số vấn đề liên quan đến dân chủ hóa ở nước ta hiện nay. - Cuốn sách: Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (2011) của Nguyễn Phú Trọng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tập hợp các bài viết, bài phát biểu, thư của tác giả liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội; về xây dựng đội ngũ cán bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… 6 * Các công trình phản ánh về dân chủ trên các lĩnh vực, địa bàn cụ thể - Cuốn sách: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ thực tiễn của tỉnh Thái Bình (2011) của Nguyễn Hồng Chuyên, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội, tập trung phân tích cơ sở lý luận về dân chủ ở cấp xã và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nêu các quan điểm và giải pháp đẩy mạnh thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Cuốn sách: Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (2004) của Trần Ngọc Khuê và Lê Kim Việt (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trình bày tổng quan các yếu tố tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở; phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý xã hội với quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở; đề ra một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, phân tích các yếu tố tâm lý xã hội cần chú ý trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở, chỉ ra các yếu tố chủ yếu như vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền; về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; về tâm lý xã hội nói chung; nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở; phong cách của người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở; mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích trong triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở; vấn đề xây dựng quy ước, hương ước; tác động của tâm lý làng xã; tâm lý của phụ nữ nông thôn; tâm lý của tôn giáo; những giải pháp thực hiện QCDC ở cơ sở. * Các công trình liên quan trực tiếp đến chủ trương và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập I (1930 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập II (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tập III (1975 - 2010), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011; Truyền thống 75 năm công tác Dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1930 - 2000), Xí nghiệp in Hà Tĩnh, 2005 và một số công trình liên quan khác của các ban, ngành. [...]... cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận văn chỉ ra thực trạng, đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận về dân chủ, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn - Phân tích đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị của tỉnh Hà Tĩnh tác động đến quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở. .. xác định, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quy n làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện quy n dân chủ trực tiếp, phát huy dân chủ đại diện, quy 15 định cụ thể việc thực hiện quy n giám sát của nhân dân đối với các tổ chức và cán bộ cơ sở; củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa hệ thống chính trị với dân theo... trấn - Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn - Đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Tĩnh... độ dân trí Chỉ khi nào người dân tự giác nhận thức được quy n hạn và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hoạt động với tư cách là công dân có tri thức, có văn hoá thì dân chủ mới thực chất 1.2 Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là phƣơng thức phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.2.1 Tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Quy. .. năng của cơ quan ban hành, quy chế có những tác động trong phạm vi khác nhau Về khái niệm Quy chế dân chủ ở cơ sở: Đây là cụm từ viết tắt nói về Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn Như vậy: Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn là những quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quy n cơ sở trong việc bảo đảm quy n và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân theo quy định của pháp luật;... đề dân chủ trong các lĩnh vực, địa bàn, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống đầy đủ, toàn diện về vấn đề dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Tĩnh 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích Trên cơ sở lý luận về dân chủ và dân chủ ở cơ sở của Việt Nam nói chung, cùng với việc phân tích đánh giá quá trình thực hiện QCDC ở cơ. .. trong hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của Nhà nước ta hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện dân chủ cấp xã có số lượng nhiều nhất và thường xuyên được Nhà nước ta sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn Điều đó nói lên rằng, cùng với việc coi trọng vấn đề thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề thực hiện dân chủ cấp xã 21... nhân dân Chế độ dân chủ là câu đố đã được giải đáp của mọi hình thức chế độ nhà nước…ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân [42, tr.349] Dân chủ XHCN là dân chủ của đa số nhân dân lao động, được thực hiện bằng Nhà nước “của dân, do dân, vì dân , do Đảng Cộng sản lãnh đạo Trong nền dân chủ XHCN, nhà... trình phát triển và hoàn thiện cơ chế thực thi dân chủ Chỉ có chế độ dân chủ XHCN nhân dân lao động mới thật sự là chủ và làm chủ Giai cấp công nhân và nhân dân lao động thiết lập được những cơ chế đảm bảo cho nhân dân tham gia thực hiện và kiểm soát quy n lực của mình Dân chủ XHCN là đỉnh cao trong sự phát triển về phương thức thực thi dân chủ và là sự kết tinh những giá trị dân chủ đã đạt được trong... phần thực hiện thành công mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Để nhân dân hiểu rõ trách nhiệm, quy n hạn của mình, QCDC ở cơ sở và Pháp lệnh dân chủ cơ sở đã quy định rõ những việc nào dân được biết, được tham gia ý kiến, bàn bạc, quy t định, giám sát, kiểm tra Tinh thần xuyên suốt trong nội dung Chỉ thị 30 - CT/TW về QCDC ở cơ sở là việc thể chế hóa quan điểm của Đảng về dân chủ . Trang MỞ ĐẦU 2 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN 9 1.1. Nhận thức chung về Dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ sở 9 1.1.1 thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quy n làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện quy n dân chủ. pháp thực hiện QCDC ở cơ sở. * Các công trình liên quan trực tiếp đến chủ trương và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập I (1930 -

Ngày đăng: 06/07/2015, 21:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan