Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các

Một phần của tài liệu Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 75)

bộ. Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các cấp, Ban Thanh tra nhân dân cấp cơ sở

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý cơ sở, đảm bảo vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Trong xử lý công việc luôn đề cao lòng tự trọng, đề cao văn hóa, nói đi đôi với làm.

Chú trọng công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho cán bộ. Triển khai thực hiện tốt chủ trương:

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân [30, tr.252].

Tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp; nâng cao vai trò từng thành viên ban chỉ đạo, làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở theo định kỳ.

Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản có liên quan đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở từ tỉnh đến cơ sở.

Củng cố hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín, có trình độ để bầu vào Ban thanh tra nhân dân. Hàng năm, tổ chức công tác tập huấn nghiệp vụ thanh tra, phổ biến văn bản pháp luật, nhất là những văn bản liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân để Ban thanh tra nhân dân nắm vững.

Phát huy vai trò của các tổ hòa giải trong việc tham gia giải quyết những mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân; phối hợp chặt chẽ với các tổ liên gia, tổ dân phố, thôn xóm, dòng họ để xử lý những phát sinh, những vấn đề nhạy cảm.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tăng chế độ phụ cấp trách nhiệm cho đội ngũ tổ trưởng liên gia, thôn trưởng, khối phố trưởng, trưởng tộc các dòng họ. Phối hợp chặt chẽ với các chức sắc, chức việc, các tổ chức tôn giáo, vận động, tuyên truyền đồng bào theo các tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân.

Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân gần gũi, thẳng thắn chia sẻ công việc với các Linh mục, Ban hành giáo để giải quyết tốt nhu cầu tín ngưỡng của bà con giáo dân, trên cơ sở tôn trọng pháp luật, đồng thời có thái độ rõ ràng đối với những vi phạm lợi dụng tôn giáo, trái với chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và chính sách tôn giáo.

KẾT LUẬN

Xây dựng xã hội Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” luôn là mục tiêu hướng tới của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng chính là khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao gian nan, thử thách, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tổ chức tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động là Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang hoàn thành sứ mệnh cao cả đó.

Trước xu thế phát triển, khi công cuộc đổi mới đất nước ta đang ngày càng đi vào chiều sâu; trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta, đòi hỏi Đảng ta phải sáng suốt đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, bước đi phù hợp; tiếp tục hoàn thiện nền dân chủ XHCN.

Sau hơn 15 năm, kể từ ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị 30 - CT/TW về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, việc thực thi dân chủ được tổ chức, thực hiện khá đồng bộ, hiệu quả; dân chủ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân nói chung đã có nhiều tiến bộ rõ rệt; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể; KTXH có bước phát triển vượt bậc, QPAN được giữ vững, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm và đạt được những kết quả tốt. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo được động lực to lớn, khơi dậy tinh thần làm chủ của nhân dân.

Nhờ triển khai, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền và vai trò vận động của MTTQ, các đoàn thể được khẳng định rõ hơn. Đại đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân toàn tỉnh Hà Tĩnh hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập, công tác, đóng góp sức mình cho sự phát triển. Trên các lĩnh vực, địa bàn tiếp tục xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình.

Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước; đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; phát huy tính tiền phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; góp phần quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân; chống lại các âm mưu lợi dụng dân chủ, dân tộc, tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc [9, tr.2]. Tuy nhiên, vấn đề triển khai và thực hiện QCDC ở cơ sở là vấn đề khó cả về phương diện lý luận và thực tiễn, là chủ trương lớn, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Dân chủ không chỉ là mục tiêu, động lực, bản chất của Đảng, của chế độ mà chính là biện pháp chiến lược bảo vệ sự trong sáng của Đảng, của chế độ.

Để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở nói chung và trên địa bàn xã, phường, thị trấn nói riêng, hệ thống chính trị các cấp phải tiếp tục đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo. Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải luôn xem thực hiện QCDC ở cơ sở là nhiệm vụ chính trị quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của địa phương, đơn vị, sự tồn vong của chế độ, sự hưng thịnh của quốc gia.

Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là công việc phải được tiến hành bằng những giải pháp đồng bộ, toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật, phẩm chất cán bộ, trình độ dân trí và sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể. Thực hiện QCDC ở cơ sở phải gắn liền với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.

Các cấp lãnh đạo phải thường xuyên coi trọng công tác giám sát, sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện Quy chế. Quan tâm đề cao trách nhiệm của chính quyền, của người đứng đầu trong thực hiện QCDC ở cơ sở; tiếp tục cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Phát huy vai trò của Uỷ ban MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền và giám sát thực hiện; vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ở cơ sở.

Tiếp tục hoàn thiện về cương lĩnh, đường lối cách mạng, làm rõ hơn con đường đi lên CNXH ở nước ta, cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục có những đóng góp cho việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở đạt hiệu quả thực chất hơn.

Từ yêu cầu thực tế và những kết quả đã đạt được, thiết nghĩ trong thời gian tới ngoài việc phát huy nội lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở, Trung ương cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục đổi mới hoạt động của cơ quan HĐND, sớm định hình

rõ mô hình HĐND cấp cơ sở; tiếp tục mở rộng dân chủ trực tiếp trong việc trưng cầu ý dân đối với các vấn đề chính trị - xã hội lớn, nhạy cảm; chú trọng việc kiện toàn, củng cố Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể làm chỗ dựa tin cậy, đảm bảo quyền làm chủ cho đoàn viên, hội viên theo kỷ cương và pháp luật Nhà nước.. Đối với Quốc hội phải tăng cường công tác lập pháp, lập quy; nghiên cứu để chuyển dần Quốc hội bán chuyên trách sang Quốc hội chuyên trách; chuyển từ cơ chế tham luận của số ít đại biểu sang cơ chế tranh luận dân chủ, công khai của nhiều đại biểu.

Hai là, trong các văn bản về thực hiện QCDC ở cơ sở đã ban hành, nội

dung của QCDC quy định khá đầy đủ, cụ thể những việc cán bộ, nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra, song quy định về trách nhiệm của cán bộ và nhân dân để thực hiện quy chế chưa cụ thể. Do đó, cần quy định cơ chế ràng buộc để cán bộ, nhân dân thực hiện; ban hành chế tài đủ mạnh để xử lý

đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ba là, tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở đảm

bảo hiệu lực, chất lượng, tinh gọn; sớm đổi mới căn bản nội dung, phương pháp, phương thức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ ở cơ sở thích hợp với yêu cầu đổi mới.

Bốn là, sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực,

tham nhũng mà báo chí và các cơ quan chức năng đã thông tin, củng cố lòng tin trong nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước.

Năm là, tăng cường hơn nữa công tác quản lý báo chí, xuất bản, định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng để các cơ quan thông tin chịu trách nhiệm cao trong vấn đề phản ánh các nội dung đảm bảo tính chính xác, có tính giáo dục cao.

* * *

Luận văn, “Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” tuy đã đánh giá khá đầy đủ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề ra được những giải pháp quan trọng để phát huy tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên, do

thời gian nghiên cứu, tìm hiểu chưa nhiều, tài liệu liên quan để tham khảo, tìm hiểu các mô hình thực hiện dân chủ của các nước còn ít nên nhiều vấn đề chưa được đề cập toàn diện. Tác giả mong muốn được các nhà khoa học, cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đóng góp ý kiến để Luận văn đạt chất lượng cao hơn và sớm được ứng dụng trong thực tiễn, góp phần triển khai, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ./.

Một phần của tài liệu Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 75)