Chú ý tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, đơn vị

Một phần của tài liệu Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 73)

phương, đơn vị

Thông qua việc tổ chức tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện Chỉ thị 30 -CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn QCDC ở cơ sở. Nội dung đánh giá, trao đổi kinh nghiệm cần đi sâu vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở; phương pháp lãnh đạo, quản lý dân chủ của cấp ủy, chính quyền; công tác chỉ đạo, phối hợp của cấp ủy, chính quyền với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể; kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; các hình thức giám sát của nhân dân; kinh nghiệm huy động nguồn lực

Đảng, chính quyền, đoàn thể và giám sát cán bộ, đảng viên; kinh nghiệm trong việc xử lý các vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và lợi dụng dân chủ; kinh nghiệm hoạt động của các Ban chỉ đạo, Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng động, các tổ tự quản... Phương pháp đánh giá cần đảm bảo khách quan, toàn diện, biết lựa chọn những nội dung trọng tâm, trọng điểm sát với từng địa bàn cơ sở; đánh giá thông qua hội nghị chuyên đề, lồng ghép triển khai nghị quyết của cấp ủy, qua thu thập ý kiến của nhân dân, qua hoạt động của cán bộ được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn.

Duy trì tốt giao ban định kỳ, sơ kết theo cụm xã có chung đặc điểm từ đó nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt. Qua đó trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, đơn vị.

Chú ý phát hiện mô hình để bồi dưỡng, nhân rộng. Các mô hình của các đoàn thể phải mang sắc thái riêng, do chính đoàn viên, hội viên của tổ chức đó xây dựng nên, tránh tình trạng lấy những mô hình đã có sẵn, chỉ một mô hình nhưng đoàn thể nào cũng giới thiệu của tổ chức mình.

Một phần của tài liệu Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 73)